Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, nhà điều hành đang trình Chính phủ phê duyệt chuyển giao Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí Toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank).
Chiều ngày 7/1, phát biểu tại Họp báo Thông tin kết quả hoạt động ngân hàng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết NHNN sẽ tiếp tục xử lý các ngân hàng đang kiểm soát đặc biệt còn lại là Ngân hàng TMCP Dầu khí toàn cầu (GPBank) và Ngân hàng TMCP Đông Á (DongABank) trong thời gian tới.
"Hiện NHNN đang trình phương án tái cơ cấu hai ngân hàng GPBank và DongABank lên Chính phủ và kỳ vọng sẽ hoàn thành kế hoạch chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém đã đặt ra trước Tết Nguyên đán”, ông Tú cho hay.
Riêng Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), NHNN tiếp tục các biện pháp duy trì hoạt động ổn định, đảm bảo các khoản tiền gửi, xử lý tồn tại, yếu kém, vi phạm trước đây trên nguyên tắc đảm bảo quy định của pháp luật. Đồng thời, xây dựng phương án tái cơ cấu tích cực sớm nhất có thể để trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong số hai ngân hàng được Chính phủ giao nhiệm vụ xử lý đặc biệt, GPBank đã trở thành ngân hàng "0 đồng" khi Ngân hàng Nhà nước chính thức mua lại vào năm 2015. Trong khi đó, DongA Bank bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 8/2015. Còn SCB đã được NHNN đưa vào diện kiểm soát đặc biệt kể từ tháng 10/2022.
Mặc dù phía nhà điều hành chưa tiết lộ ngân hàng nào sẽ tiếp nhận chuyển giao bắt buộc 2 ngân hàng yếu kém còn lại song, hiện đã có 2 ngân hàng xin ý kiến cổ đông và được thông qua chủ trương nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém là VPBank và HDBank. Trong đó, theo nhiều dự đoán, VPBank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc GPBank còn HDBank sẽ nhận chuyển giao bắt buộc DongABank.
Đại diện VPBank cũng từng cho biết, ngân hàng này đã chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để tiếp quản một ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc và sẽ bắt tay vào tái cơ cấu ngân hàng đó ngay khi được chuyển giao.
Liên quan đến việc tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó chủ tịch HĐQT HDBank từng chia sẻ “đã đã sắp xếp và sẵn sàng tham gia một cách nghiêm túc”. Ngoài ra, đại diện HDBank khẳng định việc tham gia vào quá trình tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém mở ra cơ hội lớn cho HDBank trong việc mở rộng mạng lưới, nâng cao nghiệp vụ và quản lý, đồng thời củng cố năng lực tiếp nhận các định chế tài chính, thực hiện các giao dịch M&A.
Trước đó, ngày 17/10, Ngân hàng Nhà nước đã công bố các quyết định chuyển giao. Theo đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) sẽ nhận chuyển giao bắt buộc Ngân hàng Xây dựng (CBBank); Ngân hàng Quân đội (MBBank) nhận chuyển nhượng bắt buộc đối với Ngân hàng Đại dương (OceanBank). Oceanbank và CBBank là hai ngân hàng cùng được Ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng trong năm 2015. Ngoài Oceanbank và CBBank, hiện còn một ngân hàng 0 đồng khác là GPBank và hai ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt DongABank và SCB.
Về việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Phó Thống đốc khẳng định, đến nay tất cả tổ chức tín dụng đang hoạt động tích cực. Hầu hết ngân hàng có lãi và lãi cao hơn so với năm 2023. Các ngân hàng duy trì mức lãi hợp lý để hỗ trợ các doanh nghiệp.
Đến nay, hầu hết tổ chức tín dụng thực hiện Đề án tái cơ cấu 2021-2025 và đã đạt tiêu chuẩn Basel III trong mục tiêu quản trị. Ngay cả những ngân hàng có quy mô trung bình
© thitruongbiz.vn