Công ty Dược liệu Trung ương 2 Phytopharma tiền thân là Công ty Dược liệu Cấp I TP Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1977, đến năm 1985, được đổi thành Công ty Dược liệu Trung ương 2 (Phytopharma). Sau nhiều thập kỷ phát triển, công ty đã tạo cho mình được 1 vị thế trên thị trường dược phẩm nước nhà, hiện đang giữ vị trí thứ 39 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Công ty Dược liệu Trung ương 2 (Phytopharma) là gì?
Các toà nhà của Phytopharma
Tiền thân của Công ty Dược liệu Trung ương 2 Phytopharma là Công ty Dược liệu Cấp I TP Hồ Chí Minh được thành lập vào năm 1977. Đến năm 1985, đổi thành Công ty Dược liệu Trung ương 2.
Năm 2002, công ty thực hiện CP hóa và chính thức đổi tên thành Công ty CP Dược liệu Trung ương 2.
Công ty chuyên kinh doanh nguyên liệu và thành phẩm đông nam dược, thành phẩm tân dược, dụng cụ y tế thông thường, bao bì và hương liệu, mỹ phẩm để hỗ trợ cho việc phát triển dược liệu.
Ngoài ra, Công ty Dược liệu Trung ương 2 cũng tiến hành xuất khẩu tinh dầu, dược liệu, nguyên liệu và thành phẩm đông nam dược, nông lâm sản và hàng thủ công mỹ nghệ.
Đặc biệt, Công ty cũng đã nhận được Huy chương Vàng “Sản phẩm chất lượng vì sức khỏe cộng đồng”.
Hội đồng quản trị và Ban điều hành gồm những ai?
- Ông Nguyễn Công Chiến – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Chủ tịch Ban điều hành
Ông Nguyễn Công Chiến
- Bà Võ Thị Tuấn Anh – Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó Tổng giám đốc thường trực
- Ông Đoàn Đức Vinh – Thành viên Hội đồng quản trị
- Ông Trần Thọ Thành – Thành viên Hội đồng quản trị
- Ông Nguyễn Thiện Đức – Thành viên Hội đồng quản trị
- Ông Vũ Thành Chung – Phó Tổng giám đốc
- Ông Đào Văn Đại – Phó Tổng giáo
- Ông Hoàng Đăng Ánh – Kế toán trưởng
Các dấu mốc trong quá trình hình thành và phát triển
- Năm 1975, thành lập công ty thuốc dân tộc Trung Ương sau ngày giải phóng 30/04/1975.
- Năm 1977, thành lập Công ty Dược liệu Cấp I thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 429/QĐ-BYT ngày 13/04/1977 của Bộ Y tế
- Năm 1985, Công ty Dược liệu Cấp I thành phố Hồ Chí Minh đổi thành Công ty Dược liệu TW2 tại Quyết định số 534/QĐ-BYT ngày 5/6/1985
- Năm 2002, Công ty Dược liệu TW2 chuyển thể thành Công ty Cổ phần Dược liệu Trung Ương 2 (Phytopharma) theo Quyết định số 184/QĐ-TTg ngày 4/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tính đến năm 2018, công ty thực hiện tăng Vốn điều lệ lên đến 254,61 tỷ đồng. Công ty có quyền tự chủ kinh doanh, chủ động lựa chọn hình thức kinh doanh, tham gia sản xuất và cung cấp sản phẩm chất lượng.
- Tiếp tục phát huy bề dày truyền thống trong ngành dược phẩm và phân phối dược, Phytopharma đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ để trở thành một trong những nhà phân phối dược, trang thiết bị và vật tư y tế hàng đầu Việt Nam.
- Phytopharma tích cực nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm đa dạng, chất lượng, an toàn. Các sản phẩm nổi bật được lưu hành trên thị trường như: viên nén, viên nang, thuốc ống tiêm, thuốc mỡ, dịch truyền,... Công ty không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sản xuất thuốc từ nguồn nguyên liệu trong nước và làm tốt khâu lưu thông, phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
- Phytopharma đã hợp tác phân phối dược phẩm với Công ty TNHH AstraZeneca Việt Nam. Đây là sự kiện đã phản ánh chiến lược phát triển của AstraZeneca tại Việt Nam, lời cam kết nhằm thúc đẩy các giải pháp sáng tạo đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe trong cộng đồng.
AstraZeneca Việt Nam ký kết hợp tác phân phối dược phẩm với Phytopharma năm 2020.
- Tháng 12/2021, Phytopharma chính thức ký kết hợp đồng bán buôn phân phối dược phẩm cho 11 doanh nghiệp dược vốn đầu tư nước ngoài (FIE) tại thị trường Việt Nam.
Lĩnh vực kinh doanh
- Phân phối dược phẩm: Phytopharma với gần 50 năm năm kinh nghiệm trên thị trường nhập khẩu, phân phối dược phẩm, vắc xin, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ những tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới. Thị trường phân phối bao gồm: phân phối thuốc sỉ, hệ thống cửa hàng bán lẻ, thầu thuốc bệnh viện, hệ thống thuốc online.
- Dịch vụ Logistics: vận chuyển hàng hoá, nhập khẩu uỷ thác, đóng gói thứ cấp, bảo quản thuốc.
- Dịch vụ cho thuê kho GSP, GDP với hệ thống kho bãi đạt tiêu chuẩn, quy mô về diện tích và sức chứa lớn.
+ Kho Long Hậu: 16.000 AC pallet; 1.500 pallet kho lạnh, đạt chuẩn EU-GSP và ISO 9001: 2015.
+ Kho HCMC Tân Tạo 2: 23.000 AC pallet; 1.200 pallet kho lạnh
+ Kho HCMC Tân Tạo 1: 500 AC pallet; 400 pallet kho lạnh.
+ Kho Hà Nội Sài Đông: 450 AC pallet; 300 pallet kho lạnh.
- Dịch vụ khác: Tư vấn đăng ký GDP, GSP; Đăng ký sản phẩm; Thiết kế kho GSP; Hợp tác kinh doanh; Đăng ký quảng cáo; Lưu trữ, bảo quản hồ sơ; Cung cấp phân tích thị trường; Hỗ trợ dịch vụ đánh giá nội bộ.
Thành tựu nổi bật
- Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 đã được Bộ Y Tế cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GSP (thực hành tốt bảo quản thuốc) với hệ thống kho đa dạng, tiêu chuẩn GDP (thực hành tốt phân phối thuốc), tiêu chuẩn GPP (thực hành nhà thuốc tốt), tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và chứng nhận kinh doanh Vaccine và sinh phẩm y tế do Sở Y Tế thành phố Hồ Chí Minh cấp.
- Phytopharma có quỹ đất dược liệu đạt chuẩn GACP - WHO (thực hành tốt về trồng trọt và thu hái thuốc). Công ty đã góp phần cung ứng những nguyên liệu dược đạt chất lượng cao, tạo ra những sản phẩm tốt phục vụ cho sức khỏe cộng đồng.
- Ngày 30/3/2016, được Bộ Y Tế trao tặng bằng khen vì đã có nhiều thành tích trong quá trình sản xuất, kinh doanh dược phẩm, góp phần vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
- Năm 2016, UBND TP.HCM trao tặng công ty bằng khen vì góp phần đóng góp cho Ngân sách Nhà nước.
- Năm 2017, được Cục Hải quan TP.HCM tặng giấy khen vì đóng góp cho Ngân sách Nhà nước, được các tổ chức đoàn thể tặng giấy khen cho các hoạt động xã hội nổi bật.
- Lọt Top 10 công ty Dược uy tín Việt Nam do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố.
- Được UBND TP.HCM trao tặng bằng khen vì góp phần đóng góp cho Ngân sách Nhà nước vào năm 2018 và 2019
Công ty thành viên
- CÔNG TY TNHH PHYTO LAND: 24 Nguyễn Thị Nghĩa, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM
- CÔNG TY CỔ PHẦN PHYTO QUANG TRUNG: 97 Quang Trung, Phường 8, Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
- CÔNG TY TNHH MTV DƯỢC LIỆU TRUNG ƯƠNG 2: Số 9 Mã Mây, phường Hàng BuồmQuận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội
Bốn giá trị văn hoá của Phytopharma
Văn hoá doanh nghiệp góp phần tạo nên thành công của Phytopharma ngày nay.
Kết quả: Phytopharma luôn nhìn vào mục tiêu hiệu quả để phấn đấu bằng việc lập kế hoạch chi tiết, đề ra các phương án dự phòng, điều chỉnh khi cần thiết, nỗ lực hết mình, triển khai linh hoạt và sáng tạo, sẵn sàng học hỏi.
Năng lực: Phytopharma đề cao và khuyến khích tinh thần làm việc chủ động, sáng tạo, độc lập, không ngừng học hỏi để nâng cao và khẳng định năng lực bản thân.
Hợp tác: Phytopharma đề cao nguyên tắc tôn trọng, lắng nghe, vượt qua bất đồng, phản hồi tích cực, nỗ lực hợp tác vì mục tiêu chung.
Tuân thủ: Phytopharma gồm những cá nhân có tính kỷ luật cao, tuân thủ quy định và các nguyên tắc nội bộ.
Các đóng góp cho cộng đồng
Xuất phát từ tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, Quỹ PhytoPharma được thành lập để hỗ trợ cán bộ nhân viên PhytoPharma có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, trong tương lai Quỹ PhytoPharma sẽ hướng đến những hoạt động cộng đồng, thiện nguyện, giúp đỡ những mảnh đời yếu thế trong xã hội.
Trước đó, công ty đã tham gia, tổ chức nhiều hoạt động có ích cho xã hội, trong đó có thể kể tới một số hoạt động như sau:
- Năm 2013, cùng với các doanh nghiệp thuộc Câu lạc bộ Y bác sĩ tình nguyện Sài Gòn tham gia phát thuốc và tư vấn khám chữa bệnh tại huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long), xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp) và huyện Châu Thành (tỉnh Tây Ninh).
- Năm 2017, tổ chức chương trình “Tết ấm cho em” dành cho các em tại Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Tam Bình. Đồng thời, phối hợp với các đội tình nguyện tổ chức khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho khoảng 1000 người dân có hoàn cảnh khó khăn tại Bạc Liêu. Mặt khác, Phytopharma cũng tổ đi thăm và tặng quà cho các trẻ em mồ côi, khuyết tật tại Mái ấm Minh Tâm (Quận 12) và Trung tâm nhân đạo Quê Hương (Dĩ An - Bình Dương).
- Năm 2018, tổ chức chương trình “Hạnh phúc quanh em” và tặng quà cho trẻ mồ côi - khuyết tật chùa Kỳ Quang, Mái ấm Thiên Phước, Mái ấm Thiện Duyên.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã chứng khoán VAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 vào ngày 26/4, nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025, cùng một số nội dung quan trọng khác.
Chứng khoán FPT chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ nhận 500 đồng. Như vậy, với xấp xỉ 306 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Chứng khoán FPT sẽ phải chi tương ứng khoảng 153 tỷ đồng.
Quý I/2025, Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) báo lãi sau thuế 1.177 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 25% kế hoạch năm.
Chiều 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 nhằm thông qua kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 2025, chia cổ tức 2024 bằng tiền mặt 5%, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ và bầu HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2025-2030.
Năm 2025, Nam Long đặt mục tiêu doanh thu thuần 6.794 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước. Doanh số (presales) dự kiến đạt 14.645 tỷ đồng, gấp 2,8 lần năm 2024.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc CTCP Điện lực Gelex, đồng thời là Tổng giám đốc CTCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội được đề cử làm thành viên HĐQT Eximbank.
Dự án có vốn đầu tư 6.076 tỷ đồng với diện tích sử dụng đất là 10 hecta và sẽ được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với mục tiêu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa, sữa chua và kem; sản xuất chế biến đồ uống không cồn; dịch vụ cho thuê kho bãi.
Đại hội cổ đông Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) thông qua kế hoạch huy động 3.470 tỷ đồng từ cổ phiếu riêng lẻ, đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ và lợi nhuận 360 tỷ năm 2025.
Ngày 27/4, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank - HoSE: LPB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với sự tham gia của 187 cổ đông, đại diện cho hơn 2,77 tỷ cổ phiếu, tương ứng 92,86% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng. Trong đó số cổ đông tham gia trực tiếp là 95 cổ đông.
Năm 2025, MB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng gần 10% so với kết quả 2024, tương đương đạt khoảng 31,712 tỷ đồng, chia cổ tức 2025 tỷ lệ 35% bằng cổ phiếu và tiền mặt.
"HNG đang là xác chết, chết lâm sàn, đang cố gắng cứu. Bên Thaco đang cho nợ 12.000 tỷ đồng, thì nếu chết lấy đâu mà đòi, còn gì ăn trong đây, ăn HNG là ăn chính mình". Đây là chia sẻ của ông Trần Bá Dương ĐHĐCĐ thường niên 2025.
Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - Mã chứng khoán PGB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng, có tân Chủ tịch HĐQT.
Chứng khoán BOS vừa có quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc với ông Trịnh Thành Long kể từ ngày 22/4 thay thế cho người tiền nhiệm là ông Nguyễn Thành Lê.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức sáng ngày 24/04, ban lãnh đạo CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (HOSE: mã chứng khoán DXS) đặt mục tiêu lãi ròng 2025 gấp gần 3 lần năm trước, cùng 4 nhiệm vụ trọng tâm để đón chu kỳ tăng trưởng mới, dự quý IV sẽ niêm yết Regal Group.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 46 /QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tổng hợp Thế giới Xanh do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, mã chứng khoán KLB - UPCoM) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2025 diễn ra vào ngày 25/5, với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1.379 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: mã chứng khoán VCB) mới đây đã thông báo về việc ông Trịnh Ngọc An – Thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 – 2028 – nộp đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?