Gia đình ông Ngô Chí Dũng hiện sở hữu khoảng 1,044 tỷ cổ phiếu VPBank, trong đó 3 người nắm giữ nhiều nhất là ông Ngô Chí Dũng (328,6 triệu cổ phiếu), bà Hoàng Anh Minh (vợ ông Ngô Chí Dũng - 326,8 triệu cổ phiếu) và bà Vũ Thị Quyền (mẹ ruột ông Ngô Chí Dũng - 325,9 triệu cổ phiếu).
Gia đình ông Ngô Chí Dũng hiện sở hữu khoảng 1,044 tỷ cổ phiếu VPBank, trong đó 3 người nắm giữ nhiều nhất là ông Ngô Chí Dũng (328,6 triệu cổ phiếu), bà Hoàng Anh Minh (vợ ông Ngô Chí Dũng - 326,8 triệu cổ phiếu) và bà Vũ Thị Quyền (mẹ ruột ông Ngô Chí Dũng - 325,9 triệu cổ phiếu).

Ngày 28/9, Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HoSE) thông báo về giao dịch của người liên quan nội bộ Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank - MCK VPB).

Cụ thể, ông Ngô Chí Trung Johnny, con trai ông Ngô Chí Dũng - Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBank đăng ký mua 70 triệu cổ phiếu VPB nhằm mục đích đầu tư. Giao dịch dự kiến diễn ra trong thời gian từ ngày 2/10 - 2/11 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.

Được biết, ông Ngô Chí Trung Johnny chưa sở hữu cổ phiếu VPB nào nên nếu giao dịch thành công, con trai Chủ tịch VPBank sẽ sở hữu 1,04% vốn điều lệ tại VPBank.

Ở phiên giao dịch sáng 28/9, thị giá VPB ở mức 21.200 đồng/cổ phiếu. Ước tính, ông Trung sẽ cần chi ra khoảng gần 1.500 tỷ đồng để mua vào lượng cổ phiếu đăng ký.

Theo công bố thông tin của VPBank, gia đình chủ tịch VPBank Ngô Chí Dũng đang sở hữu tổng cộng khoảng 1,044 tỷ cổ phiếu VPBank. Trong đó 3 người nắm giữ nhiều nhất là ông Ngô Chí Dũng (328,6 triệu cổ phiếu), bà Hoàng Anh Minh (vợ ông Ngô Chí Dũng - 326,8 triệu cổ phiếu) và bà Vũ Thị Quyên (mẹ ruột ông Ngô Chí Dũng - 325,9 triệu cổ phiếu).

Ông Ngô Chí Dũng là ai?

Ông Ngô Trí Dũng từng là Phó chủ tịch thứ nhất của Techcombank, thành viên sáng lập của Ngân hàng Quốc tế (VIB) nhưng ông Ngô Chí Dũng chưa từng có ngân hàng riêng nào tại Việt Nam cho đến khi trở thành ông chủ thực sự tại VPBank.

Trước đó tại VIB, dù cũng là cổ đông sáng lập nhưng ông Dũng khá kín tiếng. Còn ở Techcombank, từng giữ chức Phó chủ tịch HĐQT nhưng ông Dũng cũng không có thực quyền so với 2 đại gia Masan là Hồ Hùng Anh (Chủ tịch) và Nguyễn Đăng Quang (Phó chủ tịch thứ nhất).

Trong cả 2 ngân hàng nói trên, ông Dũng và những thành viên chủ chốt trong HĐQT đều có xuất thân là doanh nghiệp kinh doanh mì tôm. Cụ thể, ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang cùng làm chung một công ty kinh doanh mì tôm tại Nga; ông Đặng Khắc Vỹ, Ngô Chí Dũng kinh doanh cùng mặt hàng tại quốc gia này (công ty Rollton). Theo ông Trịnh Thanh Huy (người cùng ông Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh thành lập Masan), Rolton của Đặng Khắc Vỹ và Ngô Chí Dũng là những người thắng trận trong “cuộc chiến” mì tôm tại Nga.

Ngoài các vị trí tại VIB và Techcombank, ông Dũng còn là Chủ tịch của HĐQT công ty cổ phần đầu tư Liên Minh, chủ tịch HĐQT Tập đoàn KBG (Liên bang Nga). Trước khi đầu tư lớn và trở thành ông chủ của VPBank, ông Dũng là Chủ tịch Hội người Việt tại Liên bang Nga. Tuy nhiên, sau khi được bầu làm Chủ tịch VPBank vào tháng 3/1010, đầu năm 2011, ông Ngô Chí Dũng xin từ nhiệm chức Chủ tịch Hội người Việt ở Nga với lý do đã chuyển về Việt Nam sinh sống và làm việc.

Trở thành ông chủ của VPBank, ông Dũng vẫn là một người kín tiếng với công chúng bởi gần như không xuất hiện trước truyền thông. Theo một cựu lãnh đạo VPBank, ông Dũng ít xuất hiện trước công chúng một phần do tính cách, những cũng có phần từ việc phát biểu thì “hay bị đỏ mặt”.

Thống kê đến ngày 31/12/2022, tổng tài sản của VPBank đạt xấp xỉ 27 tỷ USD. Ngân hàng này có 251 chi nhánh trên khắp cả nước và là một trong những ngân hàng có nền tảng vốn vững chắc nhất tại Việt Nam, với hệ số CAR xấp xỉ 15%, VPBank không chỉ vượt xa các quy định an toàn vốn mà còn tăng cường sức mạnh đáng kể cho bảng cân đối tài chính, tạo dư địa tăng trưởng mạnh mẽ trong tương lai.