Những ngày đầu tháng 7, mùa thị bắt đầu chím ruộm vàng. Đây cũng là lúc những "cô Tấm" thơm dịu mát mang hương mùa hè dập dìu theo từng gánh hàng đổ đi muôn nẻo phố phường Hà Nội.

'Cô tấm' thị sáp từ quê ra phố giá 100.000 đồng/kg vẫn đắt hàng
Thức quà quê đắt đỏ khi được đưa về thành phố. Ảnh Hà An

Trên các con phố cổ thuộc quận Hoàn Kiếm, các con đường như: Xã Đàn, Giảng Võ, Thụy Khuê, Cầu Giấy... từng xe hàng trở theo những sọt hàng thị sáp đưa đến tay khách hàng.

Theo khảo sát của phóng viên, trên thị trường thị sáp được bán với giá lên đến 100.000 đồng/kg tương đương với khoảng 7-8 quả nhỏ.

'Cô tấm' thị sáp từ quê ra phố giá 100.000 đồng/kg vẫn đắt hàng
Thị sáp đầu mùa có lúc được bán đến 200.000 đồng/kg. Ảnh Hà An

Chia sẻ với phóng viên, chị Th. môkt tiểu thương cho biết: Giá hiện tại rẻ hơn nhiều so với đợt tháng 6. Giá thị sáp có sớm sẽ gần 200.000 đồng/kg, giá bây giờ rẻ một nửa. Mỗi ngày tôi bán được khoảng 20kg. Chủ yếu khách mua là các chị em, họ mua về bày trong nhà".

Chị An một khách hàng cho hay: "Thị sáp có mùi hương thơm mát, mùa hè có vài trái thị trong nhà sẽ luôn có cảm giác xưa cũ, tuổi thơ. Giá thị gần như năm nào cũng từ 90.000 đồng-200.000 đồng/kg, tùy theo thời điểm nên mình thấy hợp lý".

'Cô tấm' thị sáp từ quê ra phố giá 100.000 đồng/kg vẫn đắt hàng
Các xe hàng trở theo "cô tấm" ra phố. Ảnh Hà An

Thị sáp có hình quả dẹt, nhỏ đều nhau, hạt lép thơm mát. Thị quả tròn to bằng nắm tay người lớn, nhiều nơi còn gọi là thị muộn, thị bát nhưng hương thơm lại không bằng.

Quả thị có tên khoa học là Diospyros decandra Lour. Quả tròn, sắc vàng, mọng nước và thường chia thành 6 - 8 múi.

Trong một nghiên cứu gần đây, khi so sánh 19 loại trái cây trong đó có nhiều loại trái có mặt ở Việt Nam thì tác giả nhận thấy hàm lượng flavonoid tương đối cao.

Flavonoid là một trong những hoạt chất tự nhiên có mặt rộng rãi nhất trong thực vật và là phân nhóm quan trọng trong các hợp chất phenol. Flavonoid có nhiều tác dụng được biết đến như: chống oxy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, chống dị ứng và chống lão hóa.

'Cô tấm' thị sáp từ quê ra phố giá 100.000 đồng/kg vẫn đắt hàng
Trái thị sáp có hương thơm dịu mát. Ảnh Hà An
'Cô tấm' thị sáp từ quê ra phố giá 100.000 đồng/kg vẫn đắt hàng

Nghiên cứu cũng cho thấy quả thị có tác dụng chống oxy hóa nhẹ, bổ sung vitamin C và đường. Ngoài ra, trong một nghiên cứu khác cho thấy quả thị có tác dụng bổ máu, kháng khuẩn, kháng nấm và kháng sốt rét.

Trong đông y, ngoài quả thị thì một số bộ phận khác của cây thị đều có thể bào chế thành các vị thuốc chữa bệnh khác nhau như sốt, ngộ độc, nôn mửa…

Theo đó, phần vỏ quả thị mọi người thường hay vứt bỏ khi ăn chứa lượng tinh dầu thơm nhiều nhất, chính lượng tinh dầu này có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc và dùng ngoài da để chữa bệnh giời leo, rắn cắn.

Với những ai bị giời leo có thể lấy vỏ thị khô, đốt thành than rồi tán mịn, sau đó bôi lên vùng tổn thương. Chữa rắn cắn bằng cách phơi khô vỏ thị, đốt thành than, tán nhuyễn rồi cho thêm chút dầu mè hoặc mỡ lợn, sau đó đắp lên vết cắn.

Vỏ quả thị còn giúp trị vết nám má hiệu quả bằng cách, dùng quả thị sấy khô mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một quả, ăn thường xuyên có thể hỗ trợ loại bỏ các vết nám trên má.

Đối với thịt quả thị, theo kinh nghiệm dân gian thịt quả thị có tác dụng xổ giun, nhất là giun kim và nên ăn vào lúc đói buổi sáng với lượng vừa phải. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, quả thị còn có tác dụng giúp an thần, điều trị mất ngủ.

Ngoài quả thị, các bộ phận như lá, rễ cây thị cũng có tác dụng chữa bệnh như táo bón, sốt nóng, ngộ độc, nôn mửa, mẩn ngứa lở loét, viêm tinh hoàn…