Cơ cấu tổ chức mạng lưới

Network Organizational Structure

slide-13

Hình minh hoạ (Nguồn: sketchbubble)

Cơ cấu tổ chức mạng lưới

Khái niệm

Cơ cấu tổ chức mạng lưới trong tiếng Anh được gọi là Network Organizational Structure.

Cơ cấu tổ chức thể hiện hình thức cấu tạo của tổ chức, bao gồm sự phân chia tổng thể thành các bộ phận mang tính độc lập tương đối thực hiện những hoạt động nhất định.

Việc hình thành các bộ phận của tổ chức phản ánh quá trình chuyên môn hoá và hợp nhóm hoạt động theo chiều ngang.

Việc hợp nhóm các hoạt động và con người để tạo nên các bộ phận tạo điều kiện mở rộng tổ chức đến mức độ không hạn chế và đó cũng là cách để có được nguồn nhân lực thực hiện các mục tiêu kế hoạch.

Trong thực tế, các bộ phận có thể được hình thành theo những tiêu chí khác nhau, làm xuất hiện các mô hình tổ chức bộ phận khác nhau. Trong đó có thể kế tới mô hình tổ chức mạng lưới.

Cơ cấu tổ chức mạng lưới là cơ cấu trong đó mối quan hệ giữa các thành viên (cá nhân, bộ phận, tổ chức) được thực hiện trên cơ sở bình đẳng. 

Đặc điểm

Cơ cấu mạng lưới cho phép các cá nhân, bộ phận liên kết với nhau; cho phép tổ chức liên kết với khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, nhằm tăng cường sức mạnh tổng hợp vì mục đích chung hay khuyến khích sự phối hợp trong điều kiện môi trường có độ bất định cao. 

Đó có thể là các nhóm tự quản với chế độ ra quyết định tập thể; hoạt động liên doanh, liên kết, liên minh song phương hoặc đa phương giữa các tổ chức độc lập.

Trong một tổ chức, cơ cấu mạng lưới đề cao phương thức hoạt động theo nhóm với các thành viên đến từ các bộ phận hay tổ chức khác nhau. 

Ví dụ, một chuyên gia từ nhà máy lắp ráp ô tô làm việc cùng với các công nhân của nhà máy chế tạo phụ tùng để hướng dẫn cho họ quá trình quản chất lượng. 

Các nhà hành chính tại Vụ kế hoạch - tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng làm việc với chuyên gia nước ngoài và các nhà tư vấn đến từ bốn trường đại học trong dự án "Nâng cao năng lực lập kế hoạch phát triển giáo dục cấp tỉnh và huyện".

Ở cấp độ tổ chức, cơ cấu mạng lưới hoạt động với một hạt nhân trung tâm được kết nối các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ bên ngoài. Mô hình kiểu cũ là tổ chức thực hiện tất cả các hoạt động trên chuỗi giá trị. 

Với mô hình kiểu mới, tổ chức chỉ thực hiện các hoạt động có năng lực vượt trội và sử dụng hợp tác chiến lược và thuê ngoài để bù đắp cho những thiếu hụt.

(Tài liệu tham khảo: Tổ chức và quản lí tổ chức, Trung tâm đào tạo từ xa, ĐH Kinh tế Quốc dân)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: