Tin mới
  • Bộ trưởng Tài chính: Tăng trưởng kinh tế quý II ước đạt 7,67%, cao nhất trong gần 20 năm

  • Thương vụ 'sang tay' Dự án Lam Hạ Center Point, DIC Corp dự thu hơn 1.100 tỷ đồng

  • FPT Retail sắp phát hành hơn 34 triệu cổ phiếu trả cổ tức

  • Từ 15h chiều (3/7), giá xăng giảm về dưới 20.000 đồng/lít

  • Khởi động xây tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng trong năm 2025

  • Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên, hiện thực hoá giấc mơ trí tuệ nhân tạo (AI)

  • Đề xuất lùi thời gian áp tiêu chuẩn khí thải mức cao với xe ô tô

  • Chạy thử toàn bộ hệ thống vận hành Cảng HKQT Long Thành trước tháng 6/2026

  • 6 tháng đầu năm, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng hơn 15%

  • Bạch kim lập đỉnh 11 năm, làn sóng tích trữ đồng tại Mỹ gia tăng

  • HAGL (HAG) của 'bầu Đức' dự kiến nâng mục tiêu lợi nhuận 2025 lên 2.500 tỷ đồng

  • 'Mì tôm tuổi thơ - Miliket' sắp 'khai tử' sản phẩm gắn bó gần nửa thế kỷ, chia cổ tức 13% bằng tiền

  • Xuất khẩu sầu riêng chỉ đạt 386 triệu USD, giảm 58% so với cùng kỳ

  • Tập đoàn AEON muốn mở thêm 3 trung tâm mua sắm tại TP HCM

  • GRDP của Hà Nội ước tăng 7,63%

  • Giá dầu thô Brent tăng gần 3%

  • Chứng khoán Mỹ leo cao kỷ lục sau khi Tổng thống Mỹ tuyên bố đạt được thỏa thuận thương mại với Việt Nam

  • Giá nhà đất các địa phương sẽ có biến động mạnh trong thời gian tới

  • Tập đoàn Singapore muốn huy động khoảng 5-7 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam

  • 7 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH Dược phẩm toàn cầu Đông Nam bị thu hồi

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

CIEM dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,34%-6,46% năm 2023

13:00 |  10/07/2023

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cuối năm 2023”. Theo đó, CIEM kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể ở mức 6,46% trong năm 2023.

Tại hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cuối năm 2023,” ngày 10/7, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã đưa ra 3 kịch bản dự báo cho kinh tế Việt Nam năm 2023.

Dù còn khoảng cách so với mục tiêu đề ra, song tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã ghi nhận sự cải thiện, cụ thể là quý 1 đạt 3,28%, quý hai là 4,14% và sáu tháng đầu năm đạt 3,72%.

Trên cơ sở đó, CIEM dự báo kịch bản 1: Giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như nửa cuối của các năm 2021-2022. Tăng trưởng GDP khả năng đạt 5,34% trong năm 2023; trong đó xuất khẩu cả năm giảm 5,64% và chỉ số CPI bình quân tăng 3,43%. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 9,1 tỷ USD.

Kịch bản 2: Giữ nguyên hầu hết các giả thiết trong kịch bản 1 về các yếu tố kinh tế thế giới, song có một số điều chỉnh nới lỏng tiền tệ và tài khóa tích cực hơn ở Việt Nam. Theo đó, CIEM kỳ vọng tăng trưởng GDP dự báo ở mức 5,72% trong năm, xuất khẩu giảm 3,66% và CPI bình quân tăng 3,87%, cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 10,3 tỷ USD.

Kịch bản 3: Lạc quan hơn với giả thiết bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn (tăng trưởng phục hồi, gián đoạn chuỗi cung ứng giảm đáng kể, lạm phát ở Mỹ giảm, thời tiết thuận lợi hơn…) và sự quyết liệt trong cải cách, điều hành ở Việt Nam. Nhờ vậy, hoạt động giải ngân và hấp thụ đầu tư công, tín dụng đạt kết quả tối đa. Thêm vào đó, môi trường kinh doanh và năng suất lao động tiếp tục cải thiện. Hoạt động đầu tư được thúc đẩy và thực hiện theo hướng hiệu quả hơn. Ở kịch bản này, CIEM kỳ vọng tăng trưởng GDP có thể ở mức 6,46% trong năm 2023. Theo đó, xuất khẩu cả năm chỉ giảm 2,17%, CPI bình quân tăng 4,39%, cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 6,8 tỷ USD.

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, Việt Nam vẫn nhấn mạnh cách tiếp cận toàn diện, kết hợp phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Với cách tiếp cận đó, một yêu cầu quan trọng là phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Bối cảnh thời gian qua đòi hỏi chúng ta phải liên tục theo dõi, đánh giá, dự báo các diễn biến kinh tế thế giới, và tác động đối với nền kinh tế Việt Nam.

Với tâm thế ấy, bối cảnh khó khăn trong 6 tháng đầu năm cũng chính là “sức ép tích cực” để Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt hơn trong điều hành và cải cách thời gian tới.

Tại hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi, đánh giá các yếu tố gây khó khăn, bất định cho phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm và các kiến nghị, định hướng, giải pháp chính sách liên quan.

CIEM dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023. Ảnh minh họa
CIEM dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023. Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM) nhận định triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng cuối năm 2023 có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.

Ông Dương đề cập đến khả năng tiếp tục cũng như duy trì mức độ thắt chặt tiền tệ ở các nền kinh tế chủ chốt. Theo đó, các nền kinh tế lớn sẽ gia tăng cạnh tranh chiến lược (cả về địa chính trị, kinh tế, công nghệ). Tuy nhiên, xu hướng cân bằng hợp tác theo hướng tránh “chọn bên” sẽ phổ biến hơn ở các nền kinh tế có quy mô nhỏ và trung bình. Ngoài ra, dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục có sự chuyển dịch trong bối cảnh các nước đang chuẩn bị thực thi “Cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu.”

Trong nước, ông Dương nhấn mạnh về tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và năng lực của Việt Nam trong việc thực hiện hài hòa, song hành cả chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.

Phân tích cụ thể, báo cáo của CIEM chỉ ra thị trường tài chính toàn cầu trong 6 tháng đầu năm, diễn biến ảnh hưởng tập trung vào những sự cố lớn đối với một số định chế tài chính ở Mỹ, Thụy Sỹ. Đây hai nền kinh tế có nhiều kết nối và ảnh hưởng trên thị trường tài chính quốc tế.

Nhóm nghiên cứu báo cáo nhìn nhận một số vấn đề với các giải pháp can thiệp, hỗ trợ các ngân hàng này xử lý sự cố, từ đó phân tích diễn biến và nguyên nhân sự cố ở các định chế tài chính ở Mỹ, Thụy Sỹ giúp đưa ra một số bài học.

Cụ thể, bài học lớn nhất là về giám sát hoạt động của ngân hàng đồng thời không được đánh giá thấp rủi ro của mọi loại tài sản. Các đánh giá cần được làm sớm và đúng mức về tác động dây chuyền của sự cố ngân hàng. Theo CIEM, bài học về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và thận trọng khi cân nhắc các rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị cũng cần phải nhắc lại. Mặt khác, công tác điều hành lãi suất để kiểm soát lạm phát cần phải tính toán thấu đáo đến các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ, cũng như ảnh hưởng đối với hoạt động ổn định và an toàn của các ngân hàng.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/ciem-du-bao-kinh-te-viet-nam-tang-truong-534-646-nam-2023-d12522.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.