Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã phối hợp với Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cuối năm 2023”. Theo đó, CIEM kỳ vọng tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể ở mức 6,46% trong năm 2023.
Tại hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cuối năm 2023,” ngày 10/7, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã đưa ra 3 kịch bản dự báo cho kinh tế Việt Nam năm 2023.
Dù còn khoảng cách so với mục tiêu đề ra, song tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã ghi nhận sự cải thiện, cụ thể là quý 1 đạt 3,28%, quý hai là 4,14% và sáu tháng đầu năm đạt 3,72%.
Trên cơ sở đó, CIEM dự báo kịch bản 1: Giả thiết các yếu tố kinh tế thế giới tiếp tục duy trì phù hợp với đánh giá của các tổ chức quốc tế và Việt Nam duy trì nỗ lực chính sách tương tự như nửa cuối của các năm 2021-2022. Tăng trưởng GDP khả năng đạt 5,34% trong năm 2023; trong đó xuất khẩu cả năm giảm 5,64% và chỉ số CPI bình quân tăng 3,43%. Cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 9,1 tỷ USD.
Kịch bản 2: Giữ nguyên hầu hết các giả thiết trong kịch bản 1 về các yếu tố kinh tế thế giới, song có một số điều chỉnh nới lỏng tiền tệ và tài khóa tích cực hơn ở Việt Nam. Theo đó, CIEM kỳ vọng tăng trưởng GDP dự báo ở mức 5,72% trong năm, xuất khẩu giảm 3,66% và CPI bình quân tăng 3,87%, cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 10,3 tỷ USD.
Kịch bản 3: Lạc quan hơn với giả thiết bối cảnh kinh tế thế giới có một số chuyển biến tích cực hơn (tăng trưởng phục hồi, gián đoạn chuỗi cung ứng giảm đáng kể, lạm phát ở Mỹ giảm, thời tiết thuận lợi hơn…) và sự quyết liệt trong cải cách, điều hành ở Việt Nam. Nhờ vậy, hoạt động giải ngân và hấp thụ đầu tư công, tín dụng đạt kết quả tối đa. Thêm vào đó, môi trường kinh doanh và năng suất lao động tiếp tục cải thiện. Hoạt động đầu tư được thúc đẩy và thực hiện theo hướng hiệu quả hơn. Ở kịch bản này, CIEM kỳ vọng tăng trưởng GDP có thể ở mức 6,46% trong năm 2023. Theo đó, xuất khẩu cả năm chỉ giảm 2,17%, CPI bình quân tăng 4,39%, cán cân thương mại đạt thặng dư ở mức 6,8 tỷ USD.
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM cho biết, Việt Nam vẫn nhấn mạnh cách tiếp cận toàn diện, kết hợp phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội với xây dựng một nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Với cách tiếp cận đó, một yêu cầu quan trọng là phải giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Bối cảnh thời gian qua đòi hỏi chúng ta phải liên tục theo dõi, đánh giá, dự báo các diễn biến kinh tế thế giới, và tác động đối với nền kinh tế Việt Nam.
Với tâm thế ấy, bối cảnh khó khăn trong 6 tháng đầu năm cũng chính là “sức ép tích cực” để Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt hơn trong điều hành và cải cách thời gian tới.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung trao đổi, đánh giá các yếu tố gây khó khăn, bất định cho phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm và các kiến nghị, định hướng, giải pháp chính sách liên quan.
CIEM dự báo 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023. Ảnh minh họa
Ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp (CIEM) nhận định triển vọng kinh tế Việt Nam trong các tháng cuối năm 2023 có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố.
Ông Dương đề cập đến khả năng tiếp tục cũng như duy trì mức độ thắt chặt tiền tệ ở các nền kinh tế chủ chốt. Theo đó, các nền kinh tế lớn sẽ gia tăng cạnh tranh chiến lược (cả về địa chính trị, kinh tế, công nghệ). Tuy nhiên, xu hướng cân bằng hợp tác theo hướng tránh “chọn bên” sẽ phổ biến hơn ở các nền kinh tế có quy mô nhỏ và trung bình. Ngoài ra, dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục có sự chuyển dịch trong bối cảnh các nước đang chuẩn bị thực thi “Cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu.”
Trong nước, ông Dương nhấn mạnh về tiến độ thực hiện các nhiệm vụ trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội và năng lực của Việt Nam trong việc thực hiện hài hòa, song hành cả chuyển đổi số và chuyển đổi xanh.
Phân tích cụ thể, báo cáo của CIEM chỉ ra thị trường tài chính toàn cầu trong 6 tháng đầu năm, diễn biến ảnh hưởng tập trung vào những sự cố lớn đối với một số định chế tài chính ở Mỹ, Thụy Sỹ. Đây hai nền kinh tế có nhiều kết nối và ảnh hưởng trên thị trường tài chính quốc tế.
Nhóm nghiên cứu báo cáo nhìn nhận một số vấn đề với các giải pháp can thiệp, hỗ trợ các ngân hàng này xử lý sự cố, từ đó phân tích diễn biến và nguyên nhân sự cố ở các định chế tài chính ở Mỹ, Thụy Sỹ giúp đưa ra một số bài học.
Cụ thể, bài học lớn nhất là về giám sát hoạt động của ngân hàng đồng thời không được đánh giá thấp rủi ro của mọi loại tài sản. Các đánh giá cần được làm sớm và đúng mức về tác động dây chuyền của sự cố ngân hàng. Theo CIEM, bài học về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật và thận trọng khi cân nhắc các rủi ro liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị cũng cần phải nhắc lại. Mặt khác, công tác điều hành lãi suất để kiểm soát lạm phát cần phải tính toán thấu đáo đến các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ, cũng như ảnh hưởng đối với hoạt động ổn định và an toàn của các ngân hàng.
Nhiều công ty giao dịch lớn toàn cầu, từ Citadel Securities, IMC Trading đến Millennium và Optiver, đang đẩy mạnh hiện diện tại thị trường phái sinh tại Ấn Độ, tạo nên một làn sóng tuyển dụng nhân sự quy mô lớn và thúc đẩy các sàn giao dịch tại quốc gia này phải nâng cấp công nghệ.
Ông Phạm Văn Trọng - Tổng Giám đốc chuỗi Bách Hóa Xanh – Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán MWG) đã bán xong 94.700 cổ phiếu MWG từ ngày 20/5 đến ngày 18/6/2025.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 19/6 giữ nguyên mức lãi suất 4,25% trong khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cắt giảm lãi suất về mức 0%, viện dẫn lạm phát giảm và triển vọng kinh tế toàn cầu u ám.
VN-Index đảo chiều, tăng hơn 5 điểm trong phiên giao dịch ngày 19/6, đà tăng của thị trường trong nươc nhờ động lực từ các nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng. Trong khi đó thị trường châu Á chìm trong biển lửa sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo cuộc chiến thương mại có thể làm lạm phát tại Mỹ tăng trở lại.
Tăng trưởng tín dụng tại TP.HCM tăng 3,89% trong 5 tháng đầu năm, cao gần gấp đôi so với cùng kỳ hai năm trước. Động lực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, hình thành trung tâm tài chính quốc tế... đang thúc đẩy xu hướng tăng trưởng.
Lãi suất cơ bản của Fed tiếp tục duy trì trong khoảng 4,25%–4,50%. Dự báo sẽ có hai đợt cắt giảm lãi suất vào năm 2025. Lạm phát cuối năm được nâng lên 3%, tăng trưởng dự báo giảm xuống 1,4%
Trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang, giới đầu tư toàn cầu bước vào ngày thứ Tư với tâm thế lo ngại. Giá dầu tăng vọt, trong khi dòng tiền chảy mạnh về trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD – những tài sản trú ẩn an toàn. Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo.
NovaGroup và bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh - con gái ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novalnd - đã bán tổng cộng hơn 11 triệu cổ phiếu NVL trong các giao dịch từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6.
Tính đến cuối tháng 3/2025, tiền gửi của khu vực dân cư tiếp tục xu hướng tăng mạnh, đạt 7,46 triệu tỷ đồng, tăng 5,73% so với đầu năm, đạt mức kỷ lục mới.
Động lực chính đóng góp vào đà tăng của thị trường hôm nay là nhóm Vingroup. VHM tăng 3,3% lên 69.600 đồng/cổ phiếu. VIC tăng 2,7%, VPL tăng 1,5%, còn VRE nhích nhẹ 0,2%. Bốn cổ phiếu góp gần 5 điểm. Nhóm dẫn dắt thị trường còn có một số đại diện ngành ngân hàng, bất động sản
Một động thái bất thường từ chính quyền Trump khi tự trao cho mình "cổ phần vàng" trong U.S. Steel -một phần trong thỏa thuận phê duyệt thương vụ Nippon Steel mua lại công ty thép hàng đầu Mỹ, có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài e dè khi cân nhắc các thương vụ tại Mỹ.
Nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm kêu gọi đầu tư tài chính bảo vệ đại dương trên toàn cầu đã đạt được khoảng 10 tỷ USD, vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu ước tính lên tới 175 tỷ USD mỗi năm. Nhiều nhà đầu tư còn chần chừ vì thiếu khung pháp lý rõ ràng về quản lý đại dương.
Ngày 16/6, các thị trường châu Á giữ được sự ổn định trong bối cảnh giá dầu tiếp tục leo thang khi căng thẳng tại Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, làm gia tăng thêm yếu tố bất ổn địa chính trị trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vốn đã nhiều thách thức.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?