Đóng góp ý kiến về đề án xây dựng Khu thương mại tự do (TMTD) Đà Nẵng, các chuyên gia, nhà quản lý cho rằng cần phải phân định rõ ràng cơ chế chính sách trong và ngoài Khu TMTD. Đối với bên trong Khu TMTD, phải có cơ chế chính sách thu hút đầu tư vượt trội.
Mới đây, chia sẻ tại diễn đàn về phát triển khu TMTD, PGS.TS. Bùi Quang Bình, đại diện Tổ tư vấn xây dựng đề án Khu TMTD Đà Nẵng cho biết, Khu TMTD Đà Nẵng được kỳ vọng tạo động lực phát triển, mở rộng quy mô kinh tế TP. Đà Nẵng và tác động tới kinh tế Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Mục tiêu phát triển đến năm 2030, Khu TMTD Đà Nẵng đóng góp trực tiếp từ 1-2% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), thu hút khoảng 21.000 lao động. Đến năm 2040, đóng góp 9,5% GRDP Đà Nẵng và thu hút khoảng 90.000 lao động. Đến năm 2050, kỳ vọng đóng góp 17,9% GRDP Đà Nẵng và là nơi làm việc của 127.000 lao động.
Theo ông Bùi Quang Bình, Khu TMTD Đà Nẵng sẽ phát triển phức hợp đa chức năng theo mô hình "khu trong khu", bao gồm nhiều chức năng tích hợp như logistics cảng biển, sân bay, thương mại, dịch vụ, công nghiệp chế xuất, chức năng phụ trợ.
Về quản lý sẽ theo cơ chế một cửa, một đầu mối với cơ chế "Khu trong khu", liên kết chặt chẽ giữa các phân khu, giữa các ngành và khu vực để tạo hiệu ứng cộng hưởng.
Đối với Khu TMTD Đà Nẵng sẽ có các khu phát triển 4 ngành ưu tiên gồm: Logistics, sản xuất, thương mại và dịch vụ, đổi mới sáng tạo.
Cụ thể, Khu TMTD phát triển vận tải đa phương thức cùng với dịch vụ phụ trợ và kho bãi chất lượng. Sản xuất sẽ tập trung vào điện tử tiên tiến, sản xuất máy bay, phụ trợ hàng không, cơ khí tiên tiến, dược phẩm và công nghệ sinh học và đặc biệt là lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói chip bán dẫn.
Trong khi đó, Trung tâm dịch vụ du lịch tích hợp với các dịch vụ như bán lẻ miễn thuế, du lịch y tế, casino, ăn uống, khách sạn, du lịch MICE bên cạnh nghiên cứu và phát triển, đổi mới sáng tạo đối với các ngành và lĩnh vực ưu tiên AI, bán dẫn ...
Bà Đào Thanh Hương, Phó Vụ trưởng, Vụ Kinh tế công nghiệp, dịch vụ (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), cho rằng khi nói đến cơ chế chính sách thu hút đầu tư Khu TMTD Đà Nẵng, phải phân định rõ ràng cơ chế chính sách trong và ngoài Khu TMTD.
"Đối với bên trong Khu TMTD, phải có cơ chế chính sách thu hút đầu tư vượt trội, chưa từng có trong tiền lệ. Vấn đề này TP. Đà Nẵng phải mạnh dạn đề xuất đưa vào đề án xây dựng để trình Thủ tướng Chính phủ", bà Đào Thanh Hương nói.
Theo bà Hương, đối với cơ chế chính sách ngoài Khu TMTD, dù muốn hay không phải áp dụng chính sách chung hiện tại. Đối với cơ chế, chính sách thì quy trình thu hút đầu tư, quy trình dự toán ngân sách Đà Nẵng sẽ ưu tiên hạ tầng ngoài khu để kết nối. Các vị trí của Đà Nẵng liên quan Khu TMTD sẽ liên kết lại với nhau.
Còn theo Phó Tổng Giám đốc Công ty CP cảng biển Đà Nẵng Lê Quảng Đức, cảng biển là một trong những điều kiện mang tính quyết định sự thành công của một Khu TMTD, cụ thể, cần có cảng biển có thể tiếp nhận tàu container có sức chở đủ lớn với năng suất, chất lượng dịch vụ cao, an toàn, hiện đại.
Phát triển hệ thống giao thông hiện đại, an toàn kết nối cảng với vùng hậu phương cảng (bao gồm TP. Đà Nẵng, các tỉnh miền Trung và Hành lang kinh tế Đông-Tây) với nhiều phương thức vận tải như đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Hệ thống giao thông phải bảo đảm kết nối với cảng 24/7 để dòng hàng hóa luôn được thông suốt, nhanh chóng. Trong đó lưu ý việc nâng cấp mở rộng giao thông đường bộ kết nối với Lào qua cửa khẩu Đắc Ốc.
Ông Lê Quảng Đức cũng kiến nghị hải quan tại các cửa khẩu cần thực hiện phương châm "hai cửa khẩu một điểm dừng". Đồng thời đề xuất chính quyền TP. Đà Nẵng cần có ưu đãi về tiền thuê đất nhằm thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực logistics vì hiện nay giá đất để tính tiền thuê đất quá cao.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình vừa ký ban hành Quyết định phân công nhiệm vụ triển khai thực hiện Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng.
Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC - mã chứng khoán: BCM) vừa duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ năm nay với tổng giá trị tối đa theo mệnh giá là 1.080 tỷ đồng nhằm cơ cấu lại nợ, tài sản bảo đảm cho lô trái phiếu là 19 thửa đất tại Bình Dương.
UBND TP Hà Nội mới có Quyết định số 5946/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội. Địa điểm tại phường Phúc Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội.
Mới đây, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) phối hợp với UBND TP Hải Phòng đã tổ chức khởi công dự án xây dựng nhà ga hàng hóa Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi.
Hôm nay (15/11), tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, một doanh nghiệp đã trình bày ý tưởng về việc xây dựng hầm vượt sông Đồng Nai nối giữa tỉnh Đồng Nai và TPHCM thay thế cầu Cát Lái.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký, ban hành Văn bản số 3766/UBND-ĐT về việc triển khai Công điện số 112/CĐ-TTg, ngày 6/11/2024, của Thủ tướng Chính phủ, tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công kéo dài; khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, chống lãng phí.
Luật Đất đai 2024 sửa đổi có quy định về thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN) từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản. Vậy thuế chuyển nhượng quyền sử dụng đất 2024 mới nhất và cách tính thuế chuyển nhượng đất sẽ thực hiện như thế nào?
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành quyết định về việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án Khu đô thị và du lịch An Quang, xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định của Công ty cổ phần An Quang Holdings.
TP HCM đã tăng vốn hơn 830 tỷ đồng cho dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (kết nối tỉnh Long An qua sông Chợ Đệm và tỉnh Bình Dương, tỉnh Đồng Nai qua sông Sài Gòn).
TP Hà Nội ủy quyền cho UBND quận, huyện, thị xã (nơi có nhà chung cư cải tạo, xây dựng lại) thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của UBND Thành phố liên quan đến công tác cải tạo, xây dựng lại các nhà chung cư.
UBND TP HCM vừa ra quyết định ủy quyền cho Sở Xây dựng TP thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản trên địa bàn, có hiệu lực đến hết năm 2027.
Sáng 13/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành Quyết định số 1574/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG) đầu tư Khu đô thị mới Mái Dầm, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
Phiên đấu giá 32 thửa đất (LK05 và LK06) tại khu xứ đồng Lòng Khúc, xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội, sau 12 vòng đấu đã xuất hiện lô trúng cao nhất có giá hơn 109 triệu đồng/m2.
Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, "trong bối cảnh Covid-19 tác động và còn hệ lụy, người bình thường đã rất khó khăn, huống chi người có thu nhập thấp và công nhân. Nên họ không thể đi vay để sở hữu một căn nhà"...
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 511/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về kết quả công tác quản lý, điều hành giá 10 tháng đầu năm 2024, định hướng công tác điều hành giá những tháng còn lại năm 2024.
CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà - Intresco (Mã chứng khoán ITC - HoSE) vừa bị Cục Thuế TP HCM xử phạt hành chính do khai sai thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trong giai đoạn 2022-2023.
Hà Nam quy định, đối với đất ở đô thị diện tích tối thiểu của thửa đất sau khi tách thửa là 40m2, đất ở tại nông thôn diện tích tối thiểu sau tách thửa 60m2.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội vừa có công văn về việc thẩm định hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng khu đô thị mới Thanh Hà A - Cienco5 tại quận Hà Đông và huyện Thanh Oai.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?