Chuyên gia dịch tễ học chia sẻ về test diện rộng, cách ly và áp dụng 3G để “sống chung với COVID” tại Đức

Trong cuộc phỏng vấn riêng với DNVN, chuyên gia Lê Đức Dũng – Tiến sĩ dịch tễ học Bệnh viện Đại học Würzburg, bang Bayern, CHLB Đức chia sẻ quan điểm về hiệu quả của xét nghiệm diện rộng, cách ly tập trung, và quy định 3G (đã tiêm, đã bị nhiễm và khỏi, đã test) mà Chính phủ Đức áp dụng kể từ 23/8 để "sống chung với COVID".

Xét nghiệm diện rộng chỉ có ý nghĩa với những quốc gia có dân số nhỏ hoặc tiềm lực mạnh

Mới đây Hà Nội và 1 số tỉnh ở Việt Nam đã thực hiện xét nghiệm cho 100% dân (từ 1 tuổi trở lên) với mục tiêu bóc F0 ra khỏi cộng đồng. Tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau xung quanh mục tiêu bóc F0 ra khỏi cộng đồng, trong đó có người cho rằng việc xét nghiệm toàn thành phố là không cần thiết và kém hiệu quả do: Tốn tiền, tổn hao nguồn nhân lực y tế, nguy cơ lây nhiễm chéo cao khi lấy mẫu… Ông có thể chia sẻ kinh nghiệm ở Đức và châu Âu về lấy mẫu xét nghiệm diện rộng để tìm người nhiễm Sars-CoV-2 trong lúc dịch bệnh bùng phát mạnh?

Tiến sĩ Lê Đức Dũng: Như chúng ta đã biết là rất nhiều người nhiễm COVID-19 không có triệu chứng hoặc có triệu chứng rất nhẹ, nhưng họ vẫn mang virus và có thể lây nhiễm cho người khác, do vậy việc test diện rộng để phát hiện người nhiễm Corona từ đó có thể ngăn chặn sự lây lan là một chiến lược có ý nghĩa. Tuy nhiên nó chỉ phù hợp với các quốc gia có dân số nhỏ hoặc những nước có tiềm lực mạnh, họ xét nghiệm trong một khu vực nhất định và phải thực hiện xong toàn bộ trong thời gian rất ngắn, khoảng trong vòng 7 ngày.

Ở châu Âu, chỉ một số nước có lượng dân số ít như Luxemburg (khoảng 600.000n dân), Áo (khoảng 8,8 triệu dân), Slovakia (khoảng 5,5 triệu dân) trong năm 2020 ở gian đoạn đầu đã từng xét nghiệm diện rộng. Còn các nước lớn hơn như Đức, Pháp, Ý thì người ta đã không xét nghiệm diện rộng. Các nhà khoa học tại Đức cho rằng test diện rộng không mang nhiều lợi ích trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus khi dân số quá lớn. Bên cạnh đó là nguồn lực không thể đáp ứng được cho việc làm test diện rộng trong thời gian ngắn để mang lại hiệu quả, thêm vào đó cũng rất tốn kém.

Tính đến thời điểm này tỉ lệ lây nhiễm trên tổng dân số của Luxemburg là khoảng 12,5 %, của Slovakia là khoảng 7,3%, của Áo là khoảng 8,1%, trong khi đó của Đức là khoảng 4,9%, của Pháp là 10,3%, của Italia là 7,7%. Thực tế chúng ta thấy tỉ lệ lây nhiễm của các nước làm test diện rộng cũng không tốt hơn các nước khác. Đức có dân số gần bằng nước ta, tổng tỉ lệ lây nhiễm hiện 4,9% dân số, tỉ lệ tử vong của người bị nhiễm là khoảng 2,2%. Ngay từ đầu các chuyên gia đã khuyên Chính phủ Đức không thực hiện test diện rộng, thay vào đó chỉ test những người có triệu chứng hoặc có tiếp xúc với người nhiễm, khi những người đó dương tính thì phải tự cách ly ở nhà để chặn lây nhiễm tiếp từ những người này.

Từ trước đến nay người dân Đức được test COVID-19 miễn phí, tuy nhiên nhà nước Đức đã bãi bỏ chính sách đó, do vậy kể từ ngày 11/10/2021 này ai muốn test thì phải tự trả tiền, chỉ có một số trường hợp ngoại lệ được miễn phí.

Theo quan điểm của ông, trong giai đoạn hiện nay các tỉnh, thành của Việt Nam có nên triển khai test diện rộng trong cộng đồng hay không? Và nếu có nên triển khai theo nguyên tắc nào?

Tiến sĩ Lê Đức Dũng: Như tôi đã nói trên, test diện rộng cực kỳ tốn kém, nó chỉ có ý nghĩa làm giảm sự lây nhiễm trong một số trường hợp nhất định như nước/khu vực có dân số thấp, ở trong giai đoạn lây nhiễm rất ít thường ở giai đoạn đầu, và quan trọng là phải thực hiện trong một thời gian rất ngắn (khoảng trong vòng 1 tuần) cho toàn thể dân chúng, còn nếu kéo dài thì nó không có tác dụng giảm lây lan.

Nếu địa phương nào đã lây nhiễm nhiều như TP Hồ Chí Minh thì tôi nghĩ test diện rộng không còn mang nhiều ý nghĩa, chỉ gây tốn kém lãng phí. Thay vào đó chỉ nên tập trung test cho những người có triệu chứng và những người nghi ngờ hoặc có nguy cơ lây nhiễm để cách ly tránh gây lây lan thêm. Kinh nghiệm từ TP Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra là việc xét nghiệm diện rộng không mang lại hiệu quả và rất tốn kém, gây quá tải cho hệ thống y tế, phân tán nguồn lực từ đó giảm sự cứu chữa cho các bệnh nhân nặng.

Còn các địa phương hiện đang có ít người nhiễm vẫn muốn thực hiện test diện rộng thì nên cân nhắc các yếu tố như dân số, khả năng kiểm soát di chuyển, năng lực xét nghiệm trong thời gian ngắn, ngân sách để đưa quyết định của mình. Để giảm chi phí thì các địa phương nên làm mẫu gộp, ví dụ như gộp tất cả các mẫu một đơn vị xóm/làng thành một mẫu chung để làm xét nghiệm PCR. Nếu phát hiện xóm/làng nào dương tính thì cách ly xóm đó, sau đó làm xét nghiệm mẫu từng người trong xóm đó để phát hiện ai dương tính và chỉ cách khi những người dương tính.

Tiến sĩ dịch tễ học Lê Đức Dũng
Tiến sĩ dịch tễ học Lê Đức Dũng

Không cần cách ly tập trung F1 và F0 không có triệu chứng

Có ý kiến cho rằng, Việt Nam nên dừng thực hiện chính sách cách ly tập trung F1, F0, cũng như không cần đóng cửa bệnh viện khi có ca F0, ông có quan điểm thế nào ý kiến này?

Tiến sĩ Lê Đức Dũng: Mọi chính sách nên cân nhắc các diễn biến thực tế về lây nhiễm, số người nhiễm và khả năng của hệ thống y tế cũng như khả năng tài chính. Một khi số lượng lây nhiễm cao thì việc cách ly tập trung sẽ đòi hỏi một nguồn tài chính và cơ sở hạ tầng lớn, người dân sống trong các nơi tập trung chắc chắn cũng rất khó khăn vì điều kiện sinh hoạt hạn chế. Các địa phương cũng bị chi phối nguồn lực, mất tập trung chăm lo cho những bệnh nhân có triệu chứng có thể gây tăng nguy cơ tử vong.

Tôi cho rằng, khi số lượng người nhiễm COVID-19 cao thì Việt Nam không cần cách ly tập trung F1 và F0 không có triệu chứng, những người này nên tự cách ly tại nhà. Các địa phương tập trung nguồn lực theo dõi những người nhiễm đang cách ly tại nhà, cung cấp thông tin, hướng dẫn cho họ cũng như cung cấp thuốc men và sẵn sàng đưa họ vào bệnh viện khi họ có triệu chứng nặng.

Bên cạnh các bệnh nhân COVID-19 chúng ta còn có hàng triệu bệnh nhân mắc các bệnh khác, những bệnh nhân này chắc chắn cùng cần phải được chăm sóc y tế trong thời gian này, nhất là các bệnh nhân mắc bệnh nguy hiểm, do vậy việc đóng cửa bệnh viện là không cần thiết. Thay vào đó bệnh viện nên cách ly khu vực có bệnh nhân F0 và test tất cả bệnh nhân vào nằm viện.

Quy định 3G của Đức là gì?

Hiện Việt Nam đang chuyển hướng từ mục tiêu “không COVID” sang “sống chung với COVID”, ông có thể chia sẻ hiện nay châu Âu đang thực hiện “sống chung với COVID” bằng những chính sách như thế nào?

Tiến sĩ Lê Đức Dũng: Thuật ngữ “không COVID” dường như chỉ xuất hiện tại Việt Nam và châu Úc, còn tại châu Âu ngay từ đầu các nhà khoa học đã xác định là không thể có “không COVID”, do đặc điểm lây nhiễm rất nhanh của COVID-19. Do đó từ đầu năm 2020 các nước châu Âu đã xây dựng chiến lược nhằm làm chậm sự lây lan của virus để hệ thống y tế không quá tải, và khi đã có vaccine thì các nước đã đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine cho người dân. Từ những làn sóng nhiễm đầu tiên nhiều nước châu Âu đã thực hiện giãn cách xã hội bằng cách cấm tổ chức các sự kiện đông người, cấm tụ tập đông người, giữ khoảng cách an toàn, đeo khẩu trang khi đi phương tiện công cộng và vào cửa hàng/siêu thị. Nhà máy, văn phòng vẫn được mở nhưng phân ca để giảm số lượng người trong một không gian nhất định.

Tại Đức, các quy định được điều chỉnh liên tục dựa vào tỉ lệ lây nhiễm trên 100.000 dân trong 7 ngày trên các địa phương. Các quy định này cũng được thay đổi theo thời gian cho phù hợp. Ví dụ có những thời điểm khi tỉ lệ lây nhiễm trong 7 ngày là 165 trở lên thì trường học đóng cửa. Nếu tỉ lệ lây nhiễm trong 7 ngày là 100 thì mọi người chỉ được gặp gỡ tối đa với một gia đình khác, cấm ra đường từ 22h đến 5h sáng, trừ những người được phép, đi trên phương tiện công cộng phải đeo khẩu trang FFP2. Nhà hát rạp chiếu phim, phòng thể dục phải đóng cửa, còn lại các của hàng siêu thị, ngân hàng vẫn được mở cửa nhưng khách hàng phải dùng khẩu trang FFP2, hạn chế số lượng khác hàng trong cùng một thời điểm (dựa vào diện tích sàn).

Hiện nay do số lượng người được tiêm vaccine đã khá cao (trên 60%) nên Đức đã thực hiện nới lỏng khá nhiều. Trường học dự kiến sẽ không đóng cửa cho dù tỉ lệ nhiễm có tăng, tất cả các cửa hàng, nơi phục vụ vui chơi giải trí, các sự kiện đều được mở cửa và tổ chức bình thường. Tuy nhiên phải thực hiện quy định 3G kể từ 23/8 năm nay (3G trong tiếng Đức là geimpft - genesen - getestet, nghĩa là đã tiêm, đã bị nhiễm và khỏi, đã test). Những người đã tiêm phòng đầy đủ hoặc đã khỏi bệnh, hoặc đã test âm tính thì được tham gia, đi vào những nơi đông người, tuy nhiên vẫn phải đeo khẩu trang.

Một số nước tại châu Âu như Đan Mạch đã bỏ hoàn toàn các quy định hạn chế do COVID-19.

Tính đến sáng 20/9, Việt Nam đã tiêm phòng COVID-19 được 34,6 triệu mũi (trong đó có khoảng gần 7 triệu người đã tiêm mũi 2), theo quan điểm của ông, với con số này các thành phố lớn của Việt Nam như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương có nên nới lỏng giãn cách xã hội để “sống chung với COVID” hay chưa?

Tiến sĩ Lê Đức Dũng: Với con số này thì tỉ lệ người được tiêm phòng đầy đủ của Việt Nam còn khá thấp, tuy nhiên tỉ lệ lây nhiễm trong các địa phương là rất khác nhau. Những địa phương có tỉ lệ thấp nên nới lỏng các biện pháp, tại các địa phương như TP Hồ Chí Minh hay Bình Dương cũng nên xem xét nới lỏng cục bộ ở các khu vực nhiễm thấp và đặc biệt cho những người đã khỏi bệnh, đã tiêm phòng đầy đủ.

Giãn cách xã hội là phương pháp tốt để giảm sự lây nhiễm, tuy nhiên chúng ta nên có nhiều bậc giãn cách khác nhau, từ thấp đến cao để điều chỉnh liên tục dựa vào tình hình thực tế và cho từng khu vực khác nhau. Chúng ta nên rút kinh nghiệm từ TP Hồ Chí Minh, địa phương này đã thực hiện lockdown một cách hà khắc nhất nhưng thực tế tỉ lệ lây nhiễm rất cao và tỉ lệ tử vong cũng cao. Lockdown hà khắc như vậy trong một thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân, kinh tế của địa phương và cả nước mà hiệu quả mang lại cũng không cao.

Trong năm 2020 và đầu năm 2021, Đức cũng đã từng thực hiện các đợt lockdown, tuy nhiên lockdown ở đây là chỉ hạn chế tụ tập, đóng cửa các khu vực, cửa hàng vui chơi giải trí, nơi bán các mặt hàng không thiết yếu, không tổ chức các sự kiện, cấm đi ra ngoài từ 20 hoặc 22h đêm đến 5h sáng, hoặc nặng hơn nữa là không được đi quá nơi ở trong bán kính 15km. Còn các hoạt động thiết yếu hàng ngày như đi làm, đi chợ, đi khám sức khoẻ vẫn được diễn ra và chỉ cần thực hiện đeo khẩu trang và giữ khoảng cách.

Với kết quả từ trong nước, kinh nghiệm từ các nước khác, tôi cho rằng Việt Nam cần điều chỉnh chính sách giãn cách xã hội, thay vì tập trung nguồn lực cho lockdown hà khắc khu vực rộng lớn, thì nên tập trung nguồn lực hỗ trợ và điều trị những người bị nhiễm và phải nhập viện, đóng cửa và hạn chế các sự kiện, nơi vui chơi giải trí, hạn chế tập trung đông người. Các cửa hàng và nơi làm việc phải thực hiện các biện pháp an toàn như 5K, phạt nặng các đơn vị không thực hiện nghiêm túc.

Xin cảm ơn ông!

https://tieudung.thuonghieusanpham.vn/chuyen-gia-dich-te-hoc-chia-se-ve-test-dien-rong-cach-ly-va-ap-dung-3g-de-song-chung-voi-covid-tai-duc-22978.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Tỷ phú Elon Musk 'bỏ túi' 21 tỷ đô khi tất tay đặt cược cho ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng

Tỷ phú Elon Musk 'bỏ túi' 21 tỷ đô khi tất tay đặt cược cho ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng

Nhân vật

Người ủng hộ lớn nhất cho ông Trump trong cuộc đua vào Nhà Trắng 2024 không ai khác chính là tỷ phú Elon Musk. Với ván bài này, tỷ phú Elon Musk đã bỏ túi 21 tỷ đô sau khi ông Donald Trump tái đắc cử, cổ phiếu Tesla đã ghi nhận mức tăng mạnh, với tỷ lệ tăng khoảng 15% chỉ trong một ngày.

Một Công ty chứng khoán có Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của VPBankS

Một Công ty chứng khoán có Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của VPBankS

Nhân vật

Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Chứng khoán VPBank (VPBankS) đã bổ nhiệm ông Vũ Hữu Điền giữ chức Tổng giám đốc Công ty. Trước đó, ông Điền là Chủ tịch Hội đồng quản trị VPBankS từ ngày 01/07/2024.

Elon Musk mất 21,7 tỷ USD chỉ trong 1 ngày

Elon Musk mất 21,7 tỷ USD chỉ trong 1 ngày

Nhân vật

Cổ phiếu của Tesla lao dốc sau khi hãng công bố kết quả kinh doanh quý II, khiến tài sản của Musk bốc hơi 21,7 tỷ USD, về còn 241 tỷ USD chỉ trong một ngày.

Tài sản CEO Nvidia Jensen Huang tăng hơn 62 tỷ USD từ đầu năm 2024 trở thành người giàu thứ 13 trên thế giới

Tài sản CEO Nvidia Jensen Huang tăng hơn 62 tỷ USD từ đầu năm 2024 trở thành người giàu thứ 13 trên thế giới

Nhân vật

Theo danh sách các tỷ phú thế giới của Bloomberg công bố mới đây, cơn sốt trí tuệ nhân tạo (AI) đã giúp tài sản ròng của CEO Nvidia Jensen Huang tăng hơn 62 tỷ USD từ đầu năm 2024, đạt mức 106,1 tỷ USD.

Chỉnh phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 tỷ phú đô la

Chỉnh phủ đặt mục tiêu đến năm 2030 có ít nhất 10 tỷ phú đô la

Nhân vật

Mục tiêu đề ra, đến năm 2030 có ít nhất 10 doanh nhân Việt Nam lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới, 05 doanh nhân quyền lực nhất châu Á do các tổ chức uy tín thế giới bình chọn.

CEO Apple Tim Cook đã có mặt tại Việt Nam, ở khách sạn 5 sao tại Hà Nội

CEO Apple Tim Cook đã có mặt tại Việt Nam, ở khách sạn 5 sao tại Hà Nội

Nhân vật

CEO Apple Tim Cook di chuyển bằng máy bay riêng và lưu trú ở một khách sạn 5 sao tại Hà Nội. Ngay khi đặt chân đến nước ta, vị tổng giám đốc tài ba đã dành lời khen ngợi cho Việt Nam “sôi động và xinh đẹp”.

6 tỷ phú Việt Nam lọt top người giàu nhất thế giới năm 2024

6 tỷ phú Việt Nam lọt top người giàu nhất thế giới năm 2024

Nhân vật

Tạp chí Forbes, tạp chí uy tín hàng đầu thế giới về xếp hạng tài sản, người giàu có, vừa công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2024. Trong danh sách này, Việt Nam có 6 đại diện, đều là những gương mặt quen thuộc.

Việt Nam sẽ có 978 người siêu giàu vào năm 2028

Việt Nam sẽ có 978 người siêu giàu vào năm 2028

Nhân vật

Theo Knight Frank, tới năm 2028, Việt Nam sẽ có 978 người siêu giàu.Tốc độ tăng trưởng người siêu giàu tại Việt Nam được ghi nhận khá cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá tốt so với thế giới và tầng lớp trung lưu tăng mạnh.

Ông chủ gia tộc thời trang giàu nhất thế giới bị điều tra

Ông chủ gia tộc thời trang giàu nhất thế giới bị điều tra

Nhân vật

Tờ Le Monde dẫn thông tin từ đơn vị tình báo tài chính Tracfin của Pháp rằng ông Sarkisov đã mua bất động sản tại một khu nghỉ dưỡng ở dãy Alpine bằng một khoản vay từ tỷ phú Arnault.

Tỷ phú giàu nhất thế giới - Elon Musk cần phẫu thuật

Tỷ phú giàu nhất thế giới - Elon Musk cần phẫu thuật

Nhân vật

Elon Musk cho biết ông có thể phải phẫu thuật và đang lên kế hoạch chụp MRI ở cổ và lưng trên. Tình trạng của Musk có thể trì hoãn trận đấu được đề xuất với Giám đốc điều hành Meta Mark Zuckerberg.

Hé lộ khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau khi cổ phiếu tăng vọt

Hé lộ khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sau khi cổ phiếu tăng vọt

Nhân vật

Cùng với đà tăng mạnh của VIC, khối tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng cũng tăng lên đáng kể. Trong đó, vị tý phú đã trở lại vị trí Top 1 trong danh sách người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam chỉ sau hơn 1 tháng.

Đại gia Lê Thái Sâm là ai? Tân Chủ tịch đã 'thâu tóm' Bamboo Airways như thế nào?

Đại gia Lê Thái Sâm là ai? Tân Chủ tịch đã 'thâu tóm' Bamboo Airways như thế nào?

Nhân vật

Ông Lê Thái Sâm - Chủ tịch của Bamboo Airways được giới thiệu là người am hiểu sâu sắc về môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam và có nhiều quan hệ hợp tác với các quỹ đầu tư, các tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn.

Tỷ phú Elon Musk kiếm gần 100 tỷ USD trong 6 tháng qua, CEO Zuckerberg không kém cạnh

Tỷ phú Elon Musk kiếm gần 100 tỷ USD trong 6 tháng qua, CEO Zuckerberg không kém cạnh

Nhân vật

Kể từ đầu năm đến ngày 30/6, Tỷ phú Elon Musk đứng đầu danh sách những tỷ phú có tài sản tăng nhanh nhất trong giai đoạn này với 96,6 tỷ USD.

Lê Diệp Kiều Trang và những bê bối về starup liên quan đến ‘cô gái vàng’

Lê Diệp Kiều Trang và những bê bối về starup liên quan đến ‘cô gái vàng’

Nhân vật

Không thuận lợi như dự án Misfit Wearables, bán đi thu về 260 triệu USD trước đó, lần này liên tiếp các dự án của vợ chồng Lê Diệp Kiều Trang gặp bê bối.

Chỉ sau 1 năm tham gia, 'Shark' Louis Nguyễn xin rời HĐQT LDG

Chỉ sau 1 năm tham gia, 'Shark' Louis Nguyễn xin rời HĐQT LDG

Nhân vật

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 chỉnh sửa và bổ sung lần 3 được công bố vào ngày 21/6, Công ty Cổ phần Đầu tư LDG (Hose: LDG), ông Louis Nguyễn vừa có đơn xin từ nhiệm khỏi vị trí thành viên HĐQT.

Bill Gates bị Larry Ellison vượt mặt trong bảng xếp hạng tỷ phú

Bill Gates bị Larry Ellison vượt mặt trong bảng xếp hạng tỷ phú

Nhân vật

Từ đầu năm đến nay, tổng tài sản của Ellison đã tăng gần 38 tỷ USD trong khi Bill Gates chỉ tăng 19,9 tỷ USD.

Forbes công bố Top 10 nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ

Forbes công bố Top 10 nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ

Nhân vật

Mới đây, Forbes đã công bố Top 10 nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ. Đáng chú ý, hầu hết 10 nữ tỷ phú này đều trên 70 tuổi và thành công khi cùng chồng khởi nghiệp.

Tỷ phú Elon Musk trở lại ngôi vị người giàu nhất thế giới

Tỷ phú Elon Musk trở lại ngôi vị người giàu nhất thế giới

Nhân vật

Năm ngoái, Elon Musk - nhà đồng sáng lập hãng xe điện Tesla - đã mất vị trí dẫn đầu của mình trong một thời gian ngắn vào tay tỉ phú Pháp Bernard Arnault của tập đoàn hàng xa xỉ LVMH. Năm nay, tỷ phú Elon Musk giành lại vị trí người giàu nhất thế giới, với tài sản ròng ước tính 192 tỷ USD.

Những phát ngôn của ông Phạm Nhật Vượng tại đại hội cổ đông Vingroup 2023

Những phát ngôn của ông Phạm Nhật Vượng tại đại hội cổ đông Vingroup 2023

Nhân vật

Tại đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên năm 2023 của Tập đoàn Vingroup – CTCP (HoSE: VIC), với vai trò chủ trì Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng đã giải đáp nhiều thắc mắc của cổ đông tới hoạt động của công ty. Trong đó, ông Phạm Nhật Vượng có những giải đáp, chia sẻ ấn tượng.

Jack Ma sẽ bắt đầu công việc giảng dạy tại Nhật Bản?

Jack Ma sẽ bắt đầu công việc giảng dạy tại Nhật Bản?

Nhân vật

Theo Bloomberg đăng tải ngày 1/5, Jack Ma sẽ tới trường ĐH Tokyo để bắt đầu công việc giảng dạy tại Nhật Bản từ ngày 1/5.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: