Việc áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại nhiều tỉnh/thành có dịch COVID-19 khiến 3 chuỗi cung lớn đứng trước nguy cơ đổ vỡ gồm chuỗi cung ứng mặt hàng chế biến, chế tạo; chuỗi cung ứng thủy sản và nông sản; chuỗi cung ứng hàng dệt may.
Nguy cơ tiềm ẩn
Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa công bố báo cáo “Khuyến nghị chính sách tháo gỡ đứt gãy chuỗi cung ứng do giãn cách trong đại dịch COVID-19” gửi đến Thủ tướng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Uỷ ban Kinh tế Quốc hội và Ban Kinh tế Trung ương.
Nhóm các chuyên gia nghiên cứu cho rằng, đứt gãy nguồn lao động do giãn cách xã hội, giá nguồn nguyên vật liệu tăng cao và tình trạng ngăn cấm di chuyển giữa các khu vực, các địa phương khiến ba chuỗi cung ứng lớn đứng trước nguy cơ đổ vỡ gồm: chuỗi cung ứng mặt hàng chế biến, chế tạo; chuỗi cung ứng thủy sản và nông sản; chuỗi cung ứng hàng dệt may.
PGS.TS Tạ Văn Lợi - Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế (Trường Đại học Kinh tế Quốc dân), Trưởng nhóm Nghiên cứu 1 về đứt gãy chuỗi cung ứng cho biết, chuỗi cung ứng mặt hàng chế biến, chế tạo bị đứt gãy liên quan tới các khu vực có số ca mắc COVID-19 cao.
COVID-19 đã tác động chủ yếu đến lao động, điều kiện làm việc của ngành chế biến, chế tạo. Phần còn lại do đứt gãy trên toàn thế giới, đó là nguồn cung các nguyên vật liệu, logistics xuất nhập khẩu. Các container không đóng hàng được tại Việt Nam thì phần lớn phải chuyển về Trung Quốc. Phần lớn những chuỗi này liên quan đến xuất khẩu và do các FDI nắm giữ. Việc đứt gãy chuỗi này mang tính chất ảnh hưởng đến uy tín nơi sản xuất an toàn của Việt Nam.
Liên quan đến chuỗi cung ứng mặt hàng thủy sản và nông sản, ông Lợi cho biết, với thủy sản, phần lớn đứt gãy nguồn cung cả về lao động và nguyên vật liệu khi nhiều tỉnh, thành áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, nhiều chủ trại nuôi không có đủ nhân lực, việc vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy chế biến không được thông suốt. Trong khi đó, mặt hàng nông sản lại đứt gãy về nguồn cung lao động và thông tin thị trường.
"Phần lớn hàng hóa nông sản đến kỳ thu hoạch nhưng không vận chuyển được. Không nắm bắt được thông tin thị trường, dẫn đến việc không hỗ trợ cho nông dân và tiêu thụ gặp khó. Đặc biệt, Trung Quốc - thị trường tiêu thụ chính của Việt Nam và một số quốc gia khác, e ngại diễn biến phức tạp của dịch bệnh, từ đó đưa ra yêu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động của phía Việt Nam, nhất là đội ngũ lái xe", ông Lợi chia sẻ.
Chuỗi cung ứng hàng dệt may là 1 trong 3 chuỗi cung ứng lớn có nguy cơ đổ vỡ do giãn cách xã hội
Với chuỗi cung ứng về hàng dệt may, Trưởng nhóm nghiên cứu 1 về đứt gãy chuỗi cung ứng đánh giá, khó khăn nhất với các DN là đáp ứng điều kiện thực hiện mô hình "3 tại chỗ" và "1 cung đường - 2 điểm đến". Là ngành sử dụng nhiều lao động, áp lực của người sử dụng lao động rất lớn từ kinh phí phát sinh đến trách nhiệm bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch. Thực tế, nhiều doanh nghiệp trong ngành này phải dừng hoạt động.
Chiến lược phòng dịch phải đi kèm chiến lược hậu cần
Đề cập tới các chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối với người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19, Viện trưởng Viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế cho rằng, một loạt các chính sách được ban hành thời gian qua thể hiện nỗ lực của Nhà nước. Tuy nhiên, các chính sách còn mang tính vội vàng và lúng túng do thiếu đồng bộ theo chiều dọc từ Trung ương đến địa phương. Trong khi đó, theo chiều ngang thì thiếu sự phối hợp giữa các chính quyền địa phương, giữa các chính quyền với các đơn vị liên quan về chính sách.
"Thực tế cho thấy mỗi nơi làm một kiểu, mỗi chỗ làm một cách. Các DN bị ảnh hưởng, thiệt hại lớn từ việc đứt gãy chuỗi cung ứng. Trong khi đó, với các cấp chính quyền địa phương, khi không quản lý được thì họ cấm thay vì là đồng cùng doanh nghiệp, và người dân", ông Lợi nhìn nhận.
Ông Lợi cho biết, trước nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng cung ứng và suy giảm kinh tế ngày càng trầm trọng, nhóm nghiên cứu đã đề xuất một loạt giải pháp cả trong ngắn hạn và dài hạn. Trong ngắn hạn, nhóm kiến nghị Chính phủ và các ban, ngành Trung ương cho phép các doanh nghiệp được phép sử dụng lao động đủ điều kiện an toàn, cũng như cho phép các lao động đủ điều kiện an toàn được quyền tham gia các hoạt động kinh doanh bình thường.
Nhóm nghiên cứu đề xuất thay thế cơ chế “luồng xanh” bằng cơ chế “tuyến đường xanh”, cho phép xe tự do di chuyển các tuyến đường trục quốc lộ, tỉnh lộ và các tuyến đường chính, nhưng quản lý chặt lái xe, đã tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc xét nghiệm âm tính trong 72 giờ, không được đỗ, dừng và xuống hàng tùy tiện tại địa phương.
Đồng thời, xây dựng ứng dụng điện tử “Nguồn lao động an toàn mùa dịch” nhằm thông tin tuyển dụng và việc làm tạm thời tại các khu công nghiệp, các tỉnh thành giúp cho các lao động “vùng xanh” có việc làm ngay, doanh nghiệp đủ điều kiện sản xuất dễ tiếp cận nguồn lao động an toàn...
Về lâu dài, để khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, nhóm nghiên cứu đề xuất chiến lược phòng chống dịch COVID-19 phải đi kèm chiến lược hậu cần-logistics một cách thống nhất. Chính phủ và các bộ cần hoàn thiện thể chế, pháp luật logistics nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho các hoạt động logistics trên thị trường trong mọi tình huống. Ngoài ra, cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics đồng bộ, hiện đại, tiến tới xây dựng thị trường bất động sản logistics Việt Nam.
Với chính quyền địa phương, nhóm nghiên cứu kiến nghị cần bãi bỏ các quy định chống dịch thiếu thống nhất tại các địa phương đang gây ra rào cản cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và cung cấp dịch vụ trong quá trình cung ứng hàng hóa.
Trong khi đó, với doanh nghiệp, nhóm nghiên cứu khuyến nghị cần phải chủ động và nhanh chóng chuyển đổi số và kinh doanh trên nền tảng điện tử. Tăng cường các giải pháp quản trị doanh nghiệp thông qua các biện pháp quản trị thông minh và chuyển đổi số, như tăng cường camera giám sát, phân vùng đệm chuyển giao nguyên liệu bán thành phẩm, thiết lập cơ chế tự giám sát.
Cần tận dụng thời gian giãn cách nghiên cứu và phát triển các loại nguyên vật liệu mới, loại thay thế, nguồn dễ tìm kiếm và kinh doanh tạo lập chuỗi cung ứng mới đảm bảo thích ứng với tình hình dịch bệnh và có phương án lâu dài cho chuỗi cung ứng trong bối cảnh mới.
Brazil chính thức dỡ bỏ lệnh đình chỉ nhập khẩu cá rô phi của Việt Nam, các cuộc đàm phán tiếp theo giữa hai bên để Brazil cho phép nhập khẩu tất cả các loại sản phẩm philê cá tra Việt Nam.
Giá nhà ở thuê, giá thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình tăng là nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2025 tăng 0,07% so với tháng trước.
Giá dầu biến động trái chiều khi OPEC+ quyết định tăng tốc độ tăng sản lượng, gây ra lo ngại về nguồn cung lớn hơn đổ vào một thị trường đang bị bao phủ bởi triển vọng nhu cầu không chắc chắn.
Hiện tại giá dừa xiêm xanh bán tại vườn dao động từ 170.000 đến 180.000 đồng mỗi chục (12 trái), tăng hơn 50.000 đồng/chục so với tháng trước và gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm trước.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết: Từ ngày 5/5/2025, Bộ Công Thương thống nhất một đầu mối cấp C/O, triển khai số hóa thủ tục, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phòng chống gian lận xuất xứ.
Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Manufacturing Purchasing Managers' IndexTM (PMI) - ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global trong tháng 4 đã giảm xuống dưới ngưỡng 50 điểm, sau khi đã chỉ báo tăng trưởng lần đầu trong bốn tháng trong tháng 3.
Giá cà phê hôm nay (5/5) trong khoảng 129.000 - 130.000 đồng/kg, giữ ổn định so với sáng hôm qua. Giá hồ tiêu trong nước tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 155.000 - 158.000 đồng/kg.
Do thứ Năm tuần trước rơi đúng vào ngày nghỉ lễ 1/5 nên kỳ điều hành giá được thực hiện vào ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ, ngày 5/5. Theo một số dự báo, giá xăng trong nước có thể giảm khoảng 130 - 480 đồng/lít.
Trong buổi báo cáo tài chính ngày 1/5, CEO Tim Cook cho biết phần lớn thiết bị được Apple vận chuyển đến Mỹ trong quý II sẽ lắp ráp tại Ấn Độ và Việt Nam.
Xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý I/2025 đạt 939 triệu USD, tăng 37% so với cùng kỳ năm 2024. Mức tăng trưởng ấn tượng này đến từ sự phục hồi nhu cầu tại nhiều thị trường lớn, đặc biệt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và khối CPTPP. Tuy nhiên, phía sau con số lạc quan vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trước thuế đối ứng của Trump với toàn thế giới và bối cảnh thương mại toàn cầu tiếp tục bất ổn.
Các nhà chế biến thủy sản tại Ấn Độ và Đông Nam Á đang gấp rút lên kế hoạch vận chuyển sản phẩm sang Hoa Kỳ trong khoảng từ ngày 15 đến 20 tháng 5, nhằm đảm bảo hàng đến nơi trước ngày 9 tháng 7 – thời điểm được xem là hạn chót để tránh các mức thuế quan bổ sung do Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp đặt.
Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2025, xuất khẩu (XK) cá tra sang các thị trường tiếp tục tăng trưởng dương 16%, đạt 182 triệu USD. Lũy kế XK cá tra quý I/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với quý I/2024.
Theo sự điều hành của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h hôm nay (ngày 24/4), các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đồng loạt điều chỉnh giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu.
Lực bán áp đảo trên thị trường năng lượng trong phiên giao dịch hôm qua. Trên thị trường dầu thô thế giới, những thông tin về nguồn cung từ nhóm OPEC+ lan truyền đã gây áp lực lớn khiến giá đảo chiều giảm mạnh.
Theo The Korea Times, các quan chức ngành bán lẻ cho biết ngày càng có nhiều khách du lịch Nhật Bản đến Hàn Quốc mua gạo giữa bối cảnh giá gạo tại Nhật Bản liên tục leo thang,
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?