Ngày 30/6, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1022/QĐ-TTg về bổ sung kinh phí hơn 7.650 tỷ đồng để mua và sử dụng 61 triệu liều vaccine phòng Covid-19.
Theo Quyết định 1022 vừa được ban hành, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về việc bổ sung kinh phí cho Bộ Y tế để mua và sử dụng 61 triệu liều vaccine phòng Covid-19.
Cụ thể, số tiền được bổ sung là 7.650,7 tỉ đồng cho Bộ Y tế để mua và sử dụng 61 triệu liều vaccine phòng Covid-19 do AstraZeneca sản xuất của Công ty cổ phần Vắc xin Việt Nam (30 triệu liều) và do Pfizer sản xuất (31 triệu liều) như đề nghị của Bộ Tài chính và Bộ Y tế.
Trong số này, sẽ có 5.100,5 tỉ đồng bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2021 của Bộ Y tế. Số tiền này được lấy từ tiền tiết kiệm chi năm 2020 là12.100 tỉ đồng, chuyển nguồn sang năm 2021 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Số còn lại là hơn 2.555 tỉ đồng chi từ nguồn Quỹ vắc xin phòng Covid-19 Việt Nam thành lập theo quyết định trước đó của Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ bổ sung kinh phí hơn 7.650 tỷ đồng mua 61 triệu liều vắc xin phòng Covid-19
Thủ tướng Chính phủ đồng ý sử dụng 37 tỷ đồng trong tổng số 1.237 tỷ đồng đã bổ sung cho Bộ Y tế theo Quyết định số 507/QĐ-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ để chi đối ứng cho việc tiếp nhận, vận chuyển, phân phối, thuê kho bảo quản vaccine, mua vật tư tiêm chủng cho các lô vaccine phòng Covid-19 do COVAX Facility hỗ trợ, vaccine viện trợ, tài trợ của nước ngoài.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính, Bộ Y tế chịu trách nhiệm về tính chính xác của nội dung và số liệu báo cáo.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19 theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu, pháp luật về tài sản công và các quy định của pháp luật có liên quan; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả sử dụng số kinh phí được bổ sung nêu trên.
Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán số kinh phí được bổ sung bảo đảm đúng quy định, công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả.
Trước đó tối ngày 29/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc gấp với Tập đoàn AstraZeneca do ông Nitin Kapoor - chủ tịch AstraZeneca tại các thị trường châu Á mới nổi, chủ tịch kiêm tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam - đại diện, để thúc đẩy đưa vaccine phòng chống Covid-19 về Việt Nam. Theo đó, Thủ tướng đề nghị Công ty AstraZeneca quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để Việt Nam có được ít nhất 10 triệu liều vaccine phòng chống Covid-19 từ nay đến đầu tháng 8/2021 để thực hiện chiến lược vaccine và tiêm miễn phí cho người dân, hỗ trợ sản xuất và giảm giá bán vaccine.
Ông Nitin Kapoor hứa sẽ báo cáo Công ty AstraZeneca để ưu tiên và cố gắng thuyết phục chuyển cho Việt Nam ít nhất 8 triệu liều vaccine ngay trong tháng 7 và đầu tháng 8/2021. Ông ghi nhận và cam kết sẽ báo cáo cấp có thẩm quyền của AstraZeneca để nghiên cứu ưu tiên giảm giá bán vaccine cho Việt Nam tốt nhất có thể.
Sở Y tế đã đề nghị Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ xác minh bằng tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng nghi là bằng giả và sẽ chuyển thông tin đến Công an Thành phố Hồ Chí Minh để phối hợp điều tra và xử lý theo quy định pháp luật.
UBTVQH đề xuất lộ trình thực hiện áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường từ năm 2027 áp dụng thuế suất 8%, từ năm 2028 áp dụng thuế suất 10%. Thu thuế tiêu thụ đặc biệt với máy điều hòa trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU.
Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, không tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật Phòng khám Răng Hàm Mặt của Công ty nụ cười Việt, Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt Việt Smile bị xử phạt.
Nhà nước sẽ có cơ chế hỗ trợ lãi suất và khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất cho các doanh nghiệp triển khai các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội, quản trị).
Ủy ban châu Âu đã mở cuộc tham vấn công khai về danh sách hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào EU trị giá 95 tỷ euro (107,4 tỷ USD), có khả năng bị áp thuế trả đũa. Cơ quan này cũng tuyên bố sẽ khởi kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về chính sách thuế “có đi có lại” và mức thuế áp lên ô tô và linh kiện ô tô.
UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 2312/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tại các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn Thành phố.
Công an tỉnh Bắc Giang cho biết vừa triệt phá một cơ sở sản xuất, buôn bán số lượng cực lớn mỹ phẩm giả ở xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Kể từ khi mạng lưới các Khu dự trữ sinh quyển thế giới được thành lập vào năm 1976, đến nay, thế giới đã có 759 khu dự trữ sinh quyển, thuộc 139 quốc gia. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 300 triệu người dân trên toàn thế giới.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - chai 300 gam do vi phạm giới hạn về chỉ tiêu vi sinh vật và chứa thành phần không có trong bản công bố tiêu chuẩn.
Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, Bộ Công an, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện, điều tra các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả với quy mô lớn, trong thời gian dài, gây bức xúc dư luận. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tổ chức các đợt cao điểm tổng rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dược, an toàn thực phẩm.
Mới đây, Sở Y tế TP HCM phát hiện một nhà thuốc kinh doanh sữa bột giả mang thương hiệu Bold Milk - cơ xương khớp Colostrum nhập từ Công ty TNHH We United.
Theo kế hoạch, từ ngày 6/5/2025 sẽ tiến hành công bố nghị quyết để lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Người dân có thể góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 qua ứng dụng VNeID của Bộ Công an.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 5/5, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo bị cơ quan chức năng xử phạt lần lượt 37,5 triệu và 70 triệu đồng do sai phạm trong quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Hiup.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?