Chỉ số khoảng cách quyền lực
Power Distance Index - PDI

Hình minh họa
Chỉ số khoảng cách quyền lực
Khái niệm
Chỉ số khoảng cách quyền lực trong tiếng Anh là Power Distance Index, viết tắt là PDI.
Chỉ số khoảng cách quyền lực được phát triển bởi nhà tâm lí học xã hội Hà Lan Geert Hofstede, là một chỉ số đo lường sự phân phối quyền lực và của cải giữa các cá nhân trong một doanh nghiệp, một nền văn hóa hoặc một quốc gia.
Chỉ số khoảng cách quyền lực cung cấp bằng chứng về mức độ mà công dân thông thường, hoặc cấp dưới, sẽ tuân thủ theo ý kiến của người có quyền thế. Chỉ số khoảng cách quyền lực thấp hơn ở các quốc gia và tổ chức nơi những người có thẩm quyền làm việc chặt chẽ với cấp dưới; chỉ số khoảng cách quyền lực cao hơn ở những nơi có hệ thống phân cấp quyền hành mạnh hơn.
Chỉ số khoảng cách quyền lực cao chỉ ra rằng hệ thống phân cấp của tổ chức/ doanh nghiệp/ xã hội được xác định rõ ràng và tồn tại vững chắc. Chỉ số thấp đại diện cho một hệ thống ít cứng nhắc hơn; các thành viên trong nhóm hoặc trong xã hội có thể thách thức thẩm quyền của cấp trên hoặc sẵn sàng tương tác với cấp trên để đưa ra quyết định.
Mối quan hệ của chỉ số khoảng cách quyền lực với doanh nghiệp
Hofstede trở nên rất nổi tiếng vì đã chỉ ra sự khác biệt văn hóa, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh. Khi nền kinh tế toàn cầu ngày càng hội nhập, việc hiểu được vai trò của chỉ số khoảng cách quyền lực trong bối cảnh kinh doanh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Các mối quan hệ quyền lực và cách chúng được nhìn nhận có ảnh hưởng lớn đến hành động của một cá nhân cá nhân trong quá trình đàm phán kinh doanh.
Ví dụ, Áo có chỉ số khoảng cách quyền lực xấp xỉ 11, trong khi hầu hết các nước Ả Rập có chỉ số khoảng cách quyền lực khoảng 80. Điều này cho thấy rằng, việc sử dụng các phương thức kinh doanh hoặc phong cách quản lí của Áo ở một quốc gia Ả Rập có thể sẽ gây phản tác dụng; vì chúng mâu thuẫn với cấu trúc xã hội Ả Rập.
Điều quan trọng là phải hiểu và điều chỉnh theo chỉ số khoảng cách quyền lực của một xã hội hoặc tổ chức để tiến hành kinh doanh hiệu quả, tương tác với các thành viên và ngăn ngừa tình trạng sốc văn hóa.
(Theo investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?