Chất Diclofenac là gì?

Diclofenac hay diclofenac sodium thường được điều trị viêm khớp mãn tính với tác dụng chính là giảm sưng, giảm viêm.

Công dụng của Diclofenac

Diclofenac là một loại thuốc được sử dụng để điều trị đau, sưng và đau do nhiều bệnh lý gây ra, bao gồm viêm khớp, đau bụng kinh, đau nửa đầu và các bệnh khác. Thuốc này có nhiều công thức và nhãn hiệu, được sử dụng cho các mục đích cụ thể và có thể chứa các lượng thuốc khác nhau. Ví dụ, dạng bột (Cambia) của diclofenac được dùng để điều trị chứng đau nửa đầu. Thuốc cũng có dạng điều trị tại chỗ, thường được sử dụng cho chứng đau cơ xương khớp.

Diclofenac là một loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) được dùng để điều trị đau từ nhẹ đến trung bình và giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp (ví dụ: viêm xương khớp hoặc viêm khớp dạng thấp) như viêm, sưng, cứng và đau khớp. Thuốc này không chữa khỏi bệnh viêm khớp và chỉ giúp ích cho bạn miễn là bạn tiếp tục sử dụng thuốc. Thuốc này cũng được sử dụng để điều trị viêm cột sống dính khớp, là một loại viêm khớp ảnh hưởng đến các khớp ở cột sống và các tình trạng đau đớn khác như bị đau bụng kinh.

Diclofenac cũng được dùng để điều trị các cơn đau nửa đầu cấp tính, có hoặc không kèm theo hào quang, ở người lớn. Nó sẽ không ngăn chặn hoặc làm giảm đi số lượng các cơn đau nửa đầu. Thuốc này chỉ được sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ.

Tác dụng không mong muốn Diclofenac

5 – 15% người bệnh có tác dụng phụ ở đường tiêu hoá. Các tác dụng không mong muốn cũng giống như ibuprofen nhưng tỷ lệ xảy ra cao hơn.

Chất Diclofenac là gì và những tác hại của Diclofenac gây ra cho cơ thể con người

Cảnh báo khả năng thuốc chống viêm Diclofenac gây hại dến sức khỏe

Diclofenac có thể gây dị ứng và một số tác dụng phụ khác. Bạn phải ngừng sử dụng diclofenac và cần sự chăm sóc của bác sĩ ngay nếu có tác dụng phụ nghiêm trọng...

Thuốc diclofenac có thể gây dị ứng và các tác dụng phụ khác. Bạn phải ngừng sử dụng diclofenac và cần sự chăm sóc của bác sĩ ngay nếu có tác dụng phụ nghiêm trọng như: đau ngực, khó thở, hoa mắt; Đi ngoài ra phân màu đen, có máu; Ho ra máu, nôn ra chất nôn như bã cà phê; đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không đi tiểu; Buồn nôn, đau bụng, chán ăn; Nước tiểu đậm màu; Phân sậm màu, vàng da, vàng mắt; Bầm tím nặng, ngứa ran, tê, đau, yếu cơ; Cổ cứng, ớn lạnh, tăng nhạy cảm với ánh sáng, đốm tím trên da hoặc co giật; sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, nóng trong mắt, đau da, phát ban da màu đỏ hoặc tím, phồng rộp và bong tróc da.

Các tác dụng phụ nhẹ là: khó chịu dạ dày, ợ nóng nhẹ, đau bụng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi; chóng mặt, nhức đầu, căng thẳng; ngứa da hoặc phát ban; nhìn mờ; ù tai... Nếu gặp các triệu chứng này, bạn nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến của bác sĩ.

Tác hại nổi trội hơn cả là thuốc gây hại đường tiêu hóa (đề phòng các trường hợp chảy máu đường tiêu hóa, làm ổ loét tiến triển, nôn ra máu, đại tiện ra máu, kích ứng tại chỗ khi đặt thuốc vào trực tràng). Tác hại này là do bản chất của thuốc (thuốc làm giảm tổng hợp prostaglandin dẫn đến ức chế tạo mucin - đây là chất có tác dụng bảo vệ đường tiêu hóa). Vì vậy, đối với trường hợp bị loét dạ dày tiến triển thì tuyệt đối không được dùng thuốc này. Cần rất thận trọng dùng ở người có tiền sử loét, chảy máu hoặc thủng đường tiêu hóa (cân nhắc lợi và hại khi dùng thuốc). Một số biểu hiện khác ở đường tiêu hóa như trướng bụng, chán ăn, khó tiêu…

Do ức chế tổng hợp prostaglandin nên khi dùng diclofenac có thể gây viêm thận kẽ, viêm cầu thận, hoại tử nhú và hội chứng thận hư đặc biệt ở những người bị bệnh thận hoặc suy tim mạn tính. Với những người bệnh này, các thuốc chống viêm không steroid có thể làm tăng suy thận cấp và suy tim cấp. Do đó, người bị bệnh tim mạch, suy thận nặng hoặc suy gan nặng, người bị hen hay co thắt phế quản, quá mẫn với thuốc thì không được dùng thuốc này. Khi có triệu chứng dị ứng với diclofenac phải ngừng thuốc ngay và cần sự trợ giúp của y tế (nếu cần thiết).

Đối với người mang thai, chỉ dùng diclofenac khi thật cần thiết và khi người bệnh không dùng được các thuốc chống viêm thuộc các nhóm khác và chỉ dùng với liều cần thiết thấp nhất. Không nên dùng thuốc trong ba tháng cuối thai kỳ (vì nguy cơ thuốc ức chế tử cung co bóp và làm ống động mạch đóng sớm, gây tăng áp lực tiểu tuần hoàn không hồi phục, suy thận ở thai). Và, những người định mang thai không nên dùng bất kỳ thuốc nào có tác dụng ức chế tổng hợp prostaglandin, kể cả diclofenac, vì ức chế phôi bào làm tổ.

Ngày 28/06/2013, Ủy ban Đánh giá thuốc sử dụng trên người được phê duyệt theo quy trình không tập trung và Công nhận lẫn nhau (CMDh) đã thông qua khuyến cáo mới cho các thuốc chứa diclofenac sử dụng theo đường toàn thân nhằm giảm thiểu nguy cơ trên tim mạch và tuần hoàn.

Theo Ủy ban Đánh giá Nguy cơ Cảnh giác dược (PRAC) thuộc Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA), nguy cơ trên tim mạch của diclofenac tương tự như nhóm thuốc giảm đau ức chế chọn lọc COX-2 (coxib), đặc biệt khi dùng thuốc với liều cao và điều trị dài ngày. Do đó, PRAC khuyến cáo các vấn đề cần lưu ý, thận trọng trong sử dụng các thuốc ức chế chọn lọc COX-2 cũng nên được áp dụng đối với diclofenac để giảm thiểu nguy cơ hình thành cục máu đông. CMDh đã đồng ý với PRAC và thông qua khuyến cáo mới này.

Diclofenac hiện đang được sử dụng rất rộng rãi với tác dụng giảm đau chống viêm đặc biệt trong điều trị viêm khớp. CMDh khuyến cáo:

Khuyến cáo các cán bộ y tế:

Thử nghiệm lâm sàng và các nghiên cứu dịch tễ đã chỉ ra sự tăng nguy cơ gặp các biến cố thuyên tắc động mạch (nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ) liên quan đến việc sử dụng diclofenac, đặc biệt khi dùng liều cao (150mg/ngày) và khi điều trị dài ngày.

Chống chỉ định dùng diclofenac cho bệnh nhân được chẩn đoán xác định suy tim sung huyết (mức độ II-IV theo phân loại của Hội Tim mạch New York-NYHA), bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, bệnh động mạch ngoại biên hoặc bệnh mạch máu não.

Cần sử dụng thận trọng với các đối tượng bệnh nhân có nguy cơ cao mắc biến cố tim mạch (tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, hút thuốc lá).

Nguy cơ tim mạch của diclofenac có thể tăng lên khi tăng liều và kéo dài thời gian sử dụng thuốc. Do đó chỉ sử dụng cho liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất. Đáp ứng điều trị của bệnh nhân cần được định kỳ đánh giá lại.

Khuyến cáo cho bệnh nhân:

Lợi ích của diclofenac nhìn chung vẫn vượt trội hơn nguy cơ. Tuy nhiên nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ có thể xảy ra khi dùng diclofenac đường toàn thân, đặc biệt sử dụng liều cao (150mg/ngày) và trong thời gian dài. Cứ 1.000 bệnh nhân sử dụng diclofenac trong một năm, sẽ có nhiều hơn khoảng 3 bệnh nhân mắc nhồi máu cơ tim so với nhóm bệnh nhân không sử dụng diclofenac.

Nguy cơ khi dùng diclofenac tăng lên đối với bệnh nhân có nguy cơ cao, do đó bệnh nhân có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, suy tim, tắc nghẽn mạch máu đến tim hoặc não, bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật bắc cầu động mạch vành hoặc phẫu thuật loại bỏ huyết khối, bệnh nhân có các vấn đề mạch máu khác làm hạn chế lưu lượng máu đến chân không nên sử dụng diclofenac nữa.

Nếu bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ khác như huyết áp cao, cholesterol máu cao, tiểu đường hoặc hút thuốc lá, bác sỹ sẽ phải đánh giá lại việc sử dụng diclofenac và hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng có hiệu quả nhất.

Bệnh nhân đang được điều trị dài ngày bằng diclofenac cần được đánh giá lại để quyết định xem thuốc còn phù hợp hay không.

Không nên ngừng điều trị khi chưa có ý kiến của bác sỹ.