Chiêu trò lừa đảo từ các cuộc gọi không nói gì
Gần đây, nhiều nhận được các cuộc gọi lạ giả danh, cuộc gọi không nói gì, không có âm thanh… gây phiền hà. Thậm chí, có nhiều người rơi vào bẫy lừa đảo.
Những năm gần đây, tình trạng mua bán người tại khu vực biên giới diễn biến ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi. Đáng báo động, một phương thức phạm tội mới đang gia tăng là việc ép buộc nạn nhân tham gia các hoạt động lừa đảo trực tuyến.
Theo Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng), hầu hết các đường dây tội phạm đều được tổ chức rất chặt chẽ, có sự tham gia của các đối tượng trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài và đối tượng người nước ngoài.
Phần lớn các đối tượng sử dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi lừa đảo. Chúng lập các hội, nhóm với những lời mời hấp dẫn như "việc nhẹ lương cao", "tuyển dâu cho người Trung Quốc", từ đó dụ dỗ, tuyển mộ nạn nhân.
Theo thống kê, có tới 94% vụ mua bán người liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội với các tài khoản "ảo" trên facebook, zalo, telegram..
Chia sẻ rõ hơn với Báo điện tử Chính phủ, Đại tá Phạm Long Biên, Trưởng phòng Phòng chống mua bán người (Cục Phòng chống ma túy và tội phạm) cho biết, các phương thức phổ biến của tội phạm mua bán người, đó là lừa bán lao động sang Lào, Campuchia, Myanmar để cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục và phần lớn số họ bị ép buộc tham gia lừa đảo trực tuyến.
Hoặc lợi dụng dịch vụ môi giới lao động biển, đưa người lao động lên các tàu cá sau đó bóc lột sức lao động (tiền lương bị trừ hết vào tiền môi giới hoặc "cò ngư phủ" đã chi ăn, ở trong thời gian người lao động chờ việc); nhiều lao động không có kỹ năng làm biển hoặc muốn về đất liền sẽ bị bạo hành nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, hoạt động mua bán phụ nữ sang Trung Quốc với mục đích ép kết hôn trái phép và mua bán trẻ em gái và phụ nữ để cưỡng bức tình dục trong các cơ sở giải trí trá hình cũng diễn biến phức tạp.
Đặc biệt, tình trạng ép buộc nạn nhân hoạt động lừa đảo trực tuyến đang gia tăng. Các nạn nhân thường bị lừa sang Campuchia, Lào, Myanmar, sau đó bị ép buộc thực hiện các kịch bản lừa đảo nhắm vào chính người Việt Nam trong nước.
Họ bị thu giữ hộ chiếu, điện thoại, xóa hết dữ liệu có liên quan đến hoạt động lừa gạt của đối tượng. Nếu không đạt chỉ tiêu lừa đảo, hoặc muốn về Việt Nam, họ bị bán đi các casino khác, nhiều người bị nhốt, đánh đập, thậm chí bị chích điện và đòi tiền chuộc với số tiền lớn.
Đơn cử như tháng 1/2024, BĐBP tỉnh Sóc Trăng bắt 3 đối tượng; giải cứu 3 nạn nhân, trong đó nạn nhân trẻ nhất sinh năm 2009, bị bán sang Campuchia ép hoạt động lừa đảo trực tuyến.
Hay tháng 5/2024, BĐBP Nam Định bắt 3 đối tượng; giải cứu và xác định 7 nạn nhân (quê Nam Định, Thanh Hoá và Hoà Bình) bị bán sang Myanmar ép hoạt động lừa đảo trực tuyến.
Tháng 1/2025, Phòng Phòng chống mua bán người (Cục Phòng chống ma túy và tội phạm) phối hợp với BĐBP Sóc Trăng bắt 4 đối tượng; giải cứu 01 nạn nhân bị bán sang Trung Quốc ép kết hôn trái phép.
Dữ liệu BĐBP cũng cho thấy, từ năm 2021 đến nay, tội phạm mua bán người có nhiều biến đổi. Đáng chú ý, nạn nhân nam gia tăng. Trước năm 2021, nam giới chỉ chiếm 16% trong các vụ mua bán người, nhưng từ năm 2021 đến nay, tỷ lệ này đã tăng lên 64%.
Bên cạnh đó, trước năm 2021, 84% nạn nhân là người dân tộc thiểu số, nhưng hiện nay, người dân tộc Kinh chiếm tới 78%.
Ngoài ra, khu vực đồng bằng trở thành điểm nóng. Trước đây, nạn nhân chủ yếu đến từ vùng sâu, vùng xa, nhưng hiện nay, có tới 81% nạn nhân đến từ vùng đồng bằng, trong khi miền núi chỉ chiếm 15% và các thành phố lớn chiếm 4%.
Nếu trước đây, phần lớn nạn nhân bị đưa sang Trung Quốc, thì hiện nay, Lào chiếm 36%, Myanmar 16%, Campuchia 32%, Trung Quốc chỉ còn 12%, và trong nước chiếm 4%.
Là Cơ quan Thường trực của Bộ Quốc phòng về công tác phòng chống mua bán người, Bộ Tư lệnh BĐBP đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, bao gồm: Tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân khu vực biên giới nhằm nâng cao nhận thức, giúp người dân nhận diện và phòng tránh nguy cơ bị lừa đảo; đấu tranh, trấn áp tội phạm bằng cách phối hợp với lực lượng Công an và các cơ quan chức năng để điều tra, triệt phá các đường dây mua bán người; tiếp nhận, xác minh, giải cứu nạn nhân và hỗ trợ họ tái hòa nhập cộng đồng.
Cùng với đó là hợp tác quốc tế và tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng nước ngoài nhằm trao đổi thông tin, truy bắt tội phạm xuyên biên giới; nâng cao năng lực pháp luật và nghiệp vụ cho lực lượng phòng chống mua bán người, bảo đảm triển khai hiệu quả các biện pháp đấu tranh với tội phạm mua bán người.
Năm 2024, BĐBP đã tổ chức hơn 41.000 buổi tuyên truyền với hơn 1,2 triệu lượt người tham gia, phát hàng chục nghìn tờ rơi, phối hợp với các cơ quan truyền thông để cảnh báo thủ đoạn của tội phạm.
Trong công tác điều tra, lực lượng BĐBP đã triệt phá 14 chuyên án, vụ án về mua bán người, bắt giữ 64 đối tượng. Giải cứu 213 nạn nhân, trong đó có 67 người bị ép buộc lao động và lừa đảo trực tuyến. Tiếp nhận 85 nạn nhân do lực lượng nước ngoài trao trả. Phối hợp với lực lượng Công an đấu tranh thành công 2 chuyên án lớn, giải cứu 15 nạn nhân.
Hai tháng đầu năm 2025, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP đã đấu tranh thành công 01 chuyên án, bắt 4 đối tượng, giải cứu 3 nạn nhân. Các đơn vị BĐBP (Cao Bằng, Tây Ninh) rà soát công dân do phía Trung Quốc và Campuchia trao trả đã sàng lọc, xác định 27 nạn nhân và người có dấu hiệu bị mua bán.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phòng chống tội phạm mua bán người gặp không ít khó khăn, thách thức.
Đại tá Phạm Long Biên cho hay: "Tội phạm mua bán người chủ yếu tồn tại dưới dạng ẩn nên ngay từ khâu phát hiện, tố giác tội phạm đã rất khó khăn; kể cả đến khi đã có tố giác, tin báo về tội phạm thì việc xác minh, điều tra cũng không dễ".
Việc điều tra tội phạm mua bán người thường tổ chức truy xét, rất ít trường hợp bị bắt quả tang, chỉ khi người bị hại trốn được về và có đơn trình báo thì đối tượng và hành vi phạm tội mới bị phát hiện, điều tra.
Quy định của pháp luật hình sự về tội phạm mua bán người còn bất cập. Hiện nay, lực lượng chức năng phải chứng minh tội phạm đã đạt được mục đích "nhận tiền hoặc nạn nhân đã bị bóc lột", trên thực tế mục đích này thường hoàn thành khi nạn nhân đã bị đưa ra nước ngoài (xảy ra ở nước ngoài); phải chứng minh được tội phạm đã sử dụng thủ đoạn lừa gạt hoặc cưỡng bức nạn nhân (thực tế chứng cứ vật chất rất ít, khó thu thập do được tội phạm thực hiện hoàn toàn trên mạng xã hội)…
Người lao động Việt Nam bị ràng buộc bởi các hợp động lao động nên khi muốn trở về Việt Nam phải nộp tiền chuộc rất cao; lực lượng chức năng của Lào, Campuchia chỉ can thiệp, giải cứu khi BĐBP có đủ chứng cứ là nạn nhân bị mua bán…
Việc phát hiện và triệt phá tận gốc các đường dây mua bán người gặp khó khăn do đối tượng, địa điểm thực hiện hành vi phạm tội cả trong và ngoài nước, trong đó các đối tượng cầm đầu thường không lộ diện và chủ yếu dùng điện thoại, mạng xã hội để chỉ đạo, điều hành. Đối tượng đưa dẫn chủ yếu là dân bản địa, rất thông thạo địa bàn, nắm được quy luật hoạt động của lực lượng chức năng, có kinh nghiệm lợi dụng địa hình hiểm trở để đưa nạn nhân qua biên giới.
Công tác điều tra tội phạm và giải cứu nạn nhân người Việt Nam ở nước ngoài gặp trở ngại nhất định do quy định pháp luật của nước sở tại; một số nạn nhân bị khai khống tuổi, làm giả hồ sơ.
Chính vì vậy, lực lượng chức năng cần phối hợp tăng cường tuyên truyền, siết chặt quản lý tại các khu vực biên giới và đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm triệt phá tận gốc các đường dây mua bán người.
BĐBP cảnh báo người dân cần nâng cao cảnh giác trước những lời mời gọi việc làm lương cao, đặc biệt qua mạng xã hội. Khi phát hiện dấu hiệu bất thường, cần báo ngay cho cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.
Cuộc chiến chống tội phạm mua bán người vẫn còn dài, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng và sự cảnh giác của toàn xã hội.
Gần đây, nhiều nhận được các cuộc gọi lạ giả danh, cuộc gọi không nói gì, không có âm thanh… gây phiền hà. Thậm chí, có nhiều người rơi vào bẫy lừa đảo.
Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất Bộ Xây dựng cho phép thu phí thêm 13 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có tiến độ hoàn thành trong năm 2025.
Từ ngày 1/7, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi chính thức có hiệu lực, có nhiều thay đổi lớn so với quy định hiện hành, giúp mở rộng quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân tham gia.
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 74.691 người, trong đó có 25.617 lao động nữ.
Ký hiệu biển số xe địa phương sau khi hợp nhất bao gồm ký hiệu biển số của các địa phương được hợp nhất. Vậy người dân đăng ký xe như thế nào?
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Sáng 30/6, TP Hà Nội tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu phát điện của Singapore đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 5, theo phân tích dữ liệu thị trường mới nhất, khi nước này tăng cường nhập khẩu điện sạch và đẩy nhanh sản xuất điện mặt trời nội địa.
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được quy định tại tại Nghị định 158/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong cuộc đua AI, nhiều công việc truyền thống sẽ bị thay thế bởi công nghệ AI, nhưng những lĩnh vực bổ trợ đầy giá trị kinh tế cũng đang lộ diện - nền kinh tế siêu trí tuệ AGI.
Sau khi kiểm tra đột xuất, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, tại thời điểm kiểm tra, có công ty không có bảng hiệu, không trưng bày sản phẩm và không có hoạt động kinh doanh tại địa chỉ theo đăng ký.
Các chuyên gia an ninh mạng vừa phát hiện những bộ dữ liệu trực tuyến chứa tới 16 tỷ thông tin đăng nhập tài khoản từ nhiều nền tảng lớn như Apple, Google và Facebook.
Chiều 26/6, với 440/441 đại biểu có mặt tán thành, 1 đại biểu không tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông trong cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất 2 phương án tăng lương tối thiểu, lần lượt là 8,3% và 9,2%.
TAND Cấp cao tại Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết - mức án 7 năm tù tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" (án sơ thẩm 18 năm) và phạt 4 tỷ đồng tội "Thao túng thị trường chứng khoán" (án sơ thẩm 3 năm tù).
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân cấm tuyệt đối mua bán dữ liệu cá nhân, vi phạm có thể bị phạt đến 10 lần doanh thu, áp dụng từ 1/1/2026.
Từ ngày 1/7, số định danh cá nhân sẽ được sử dụng thay thế hoàn toàn cho mã số thuế. Đây là bước tiến quan trọng của ngành Thuế trong tiến trình hiện đại hóa quản lý thuế, hướng tới xây dựng Chính phủ điện tử và thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.
Từ 1/7/2025, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực, mang đến nhiều chính sách mới có lợi cho người lao động. Trong đó, thời gian nghỉ của lao động nam khi vợ sinh được mở rộng.
Tập đoàn Siemens (Đức) và 3 tập đoàn gồm: Tập đoàn CREC, CRCC, CCCC (của Trung Quốc) bày tỏ mong muốn được tham gia các dự án phát triển hạ tầng, nhất là phát triển đường sắt tốc độ cao của Việt Nam.
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Brand Cheng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Công ty Foxconn Industrial Internet (FII).
Từ 1/7, 8 tội danh sẽ bỏ hình phạt tử hình, trong đó có tội tham ô, tội nhận hối lộ, tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?