Cần xem xét cấu trúc tài chính doanh nghiệp bất động sản Việt trước “bom nợ” Evegrande

Đây là khuyến nghị mà các chuyên gia đưa ra tại đối thoại chuyên đề: “Evegrande: Bom nợ bất động sản (BĐS) Trung Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam” được tổ chức sáng nay tại Hà Nội.

Với mục đích đưa ra một bức tranh tổng quan về khủng hoảng nợ Evergrande, từ nguyên nhân hình thành “bom nợ”, tác động đối với thị trường tài chính toàn cầu, và những bài học có thể rút ra cho Việt Nam, sáng 4/10, Tạp chí Kinh tế Việt Nam - VnEconomy tổ chức buổi đối thoại chuyên đề “Evergrande: “Bom nợ” BĐS Trung Quốc và bài học cho Việt Nam”.

Khách mời buổi đối thoại là Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính Quốc gia; Tiến sỹ Võ Đình Trí, giảng viên Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh và Trường Kinh doanh IPAG ở Paris, thành viên Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam Toàn cầu (AVSE).

Evegrande từ "hổ hóa mèo" và chính sách của Trung Quốc

Được thành lập từ năm 1996 ở Quảng Châu, Evergrande là một doanh nghiệp BĐS địa phương làm dự các dự án chung cư. Giai đoạn 2000-2008, khi kinh tế Trung Quốc bùng nổ, các tập đoàn BĐS cũng phất lên, nổi bật nhất là Evergrande.

Tuy nhiên, nhu cầu mua nhà sụt giảm do COVID-19 và Chính phủ Trung Quốc hạn chế đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp BĐS, khiến Evergrande không thể tiếp cận các khoản vay thêm và rơi vào mất thanh khoản.

Đến cuối tháng 6/2021, Evergrande có tổng tài sản ước tính 368 tỷ USD tức khoảng 2% GDP của Trung Quốc, vẫn lớn hơn tổng các khoản nợ và phải trả. Tuy nhiên, quy mô của Evergrande và những kế hoạch xử lý dòng tiền của doanh nghiệp này của Chính phủ Trung Quốc nhằm tránh tạo ra "bom nợ" giữa lúc COVID-19 rất khó lường. Cú "ngã ngựa" biến đại gia BĐS Evergrande, doanh nghiệp với khối tài sản ước tính 368 tỷ USD, tức khoảng 2% GDP của Trung Quốc, từ "hổ hóa mèo"...

Phân tích về nguyên nhân của việc Evergrande trở thành “bom nợ”, chuyên gia kinh tế Võ Đình Trí cho rằng, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt chính sách nhằm “hạ nhiệt” thị trường BĐS và kiểm soát tình hình như quy định giá trần thuê nhà để hạn chế đầu cơ qua đó tăng khả năng tiếp cận cho người dân có nhu cầu thực sự; kiểm soát sự phát triển quá nóng của các doanh nghiệp BĐS thông qua quy định tỷ lệ trần vay nợ hay các đòn bẩy tài chính.

Vì vậy, thanh khoản của một loạt doanh nghiệp BĐS Trung Quốc, trong đó có Evergrande bị ảnh hưởng. Ngoài ra, dịch bệnh COVID-19 bùng phát, làm gián đoạn nhiều hoạt động kinh tế -xã hội và ảnh hưởng tới thu nhập của người dân. Trong khi đó, mô hình kinh doanh của Evergrande dựa trên trả góp theo tiến độ. Do đó, khi người mua nhà của Evergrande gặp khó khăn về tài chính, không thể tiếp tục đóng tiền mua nhà. Ngoài ra, nhu cầu mua nhà mới của người dân giảm mạnh cũng khiến dòng tiền của doanh nghiệp thêm khó khăn.

“Cấu trúc tài chính của Evergrande quá mạo hiểm, bộc lộ nhiều rủi ro giữa lúc khó khăn khi hệ số đòn bẩy tài chính cao với việc đẩy mạnh vay trái phiếu và công cụ nợ ngắn hạn như thương phiếu… Vì vậy, khi dòng tiền đột ngột đứt đoạn, doanh nghiệp không đủ nguồn lực tài chính để thanh toán các khoản lãi trái phiếu”, ông Trí phân tích.

Để Evergrande không sụp đổ và tạo ra “bom nợ” giữa lúc COVID-19 diễn biến khó lường, Chính phủ Trung Quốc cần tập trung đảm bảo hệ thống tài chính vững mạnh. Theo đó, Chính phủ tuần tự ưu tiên xử lý các khoản nợ của doanh nghiệp liên quan tới ngân hàng, người mua nhà, sau đó là tới các chủ thầu… Chính phủ thực hiện tái cấu trúc tài sản thông qua bán bớt tài sản có tính thanh khoản cao, hỗ trợ các ngân hàng cho Evergrande vay.

Mới đây nhất, Evergrande đã bán 30% cổ phần tại một ngân hàng cho một công ty quản lý tài sản hay các địa phương tiến hành rà soát các tài khoản người mua nhà đóng cho Evergrande và dùng số tiền này để tiếp tục hoàn thiện dự án theo đúng tiến độ. Chính phủ Trung Quốc sẽ phân chia, giao lại cho chính quyền địa phương các dự án đang dở dang.

Khủng hoảng nợ Evergrande là bài học cho các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam. Khủng hoảng nợ Evergrande là bài học cho các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam.
Khủng hoảng nợ Evergrande là bài học cho các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam

Doanh nghiệp BĐS Việt phải kiểm soát bền vững tài chính

Sự sụp đổ của đại gia BĐS Evergrande đã “rung chuông” cảnh báo các doanh nghiệp BĐS Việt Nam khi cấu trúc tài chính kinh doanh có nhiều điểm tương đồng...

Tuy nhiên, hệ lụy từ Evergrande là không quá lớn, bởi theo Tiến sĩ Võ Đình Trí, mặc dù Evergrande được xếp vào nhóm “đại gia” BĐS nhưng các nhà đầu tư nước ngoài không quá “ưa thích” đầu tư vào các sản phẩm tài chính của công ty.

Theo tìm hiểu của ông Trí, danh mục đầu tư của nhà đầu tư châu Âu vào Evergrande gần như bằng không trong khi đó tỷ lệ của Evergrande trong danh mục của nhà đầu tư đến từ Mỹ chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ.

“Mỹ hiện là nhà đầu tư lớn vào thị trường BĐS của Trung Quốc. Các doanh nghiệp BĐS trong nước sẽ chào bán trái phiếu có độ an toàn cao với đảm bảo chính là căn hộ, quỹ đất sạch tại các thành phố lớn”, ông Trí nói. Điều đáng nói, thông tin mất thanh khoản của Evergrande được đưa ra đúng vào thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) công bố chính sách thắt chặt tiền tệ, nên thị trường quá lo lắng.

Nhà đầu tư ngại động thái thắt chặt của Fed hơn sự đổ vỡ của Evergrande. Chẳng hạn như Quỹ đầu tư Vanguard chỉ bỏ vào Evergrande khoảng 40 triệu USD trong khi lượng tài sản đang quản lý của các quỹ đầu tư khác cũng chỉ khoảng khoảng 2-3% AUM. Đây là một tỷ lệ khá thấp để tác động tới tâm lý của nhà đầu tư về sự đổ vỡ của Evergrande.

“Hệ lụy từ sự đổ vỡ của Evergrande tới thị trường là không nhiều. Bởi khác với thị trường tài chính Mỹ, các doanh nghiệp thường sử dụng các công cụ phái sinh đẩy tài sản lên gấp hàng chục hay hàng trăm lần, Evergrande chủ yếu vay qua trái phiếu và các trái phiếu này có tài sản đảm bảo, không có hoặc ít có sản phẩm phái sinh từ các trái phiếu này. Xác suất xảy ra “bom nợ” và tạo ra các phản ứng lan truyền là không nhiều”, Tiến sĩ Võ Đình Trí khẳng định.

Trước tình trạng giá BĐS ở một số nơi ở Việt Nam đã bắt đầu cao hơn so với thu nhập của người dân, các chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là điều Chính phủ nên cân nhắc để có giải pháp điều tiết để giảm dần tính đầu cơ trong BĐS.

Hiện đã có rất nhiều kiến nghị về việc kiểm soát đầu cơ như giải pháp thuế tài sản, thuế đánh trên giao dịch BĐS để hạn chế đầu cơ nhằm “hạ nhiệt” BĐS.

Khuyến nghị giải pháp cho doanh nghiệp, Tiến sĩ Võ Đình Trí cho rằng, cần xem xét lại cấu trúc tài chính của một số doanh nghiệp BĐS. Nếu so sánh với một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam có thể thấy các doanh nghiệp BĐS Việt Nam đã huy động vốn qua kênh trái phiếu quá nhiều trong khi thị trường trái phiếu chưa trưởng thành, chưa có cơ quan độc lập đánh giá xếp hạng tín nhiệm trái phiếu, thông tin tới nhà đầu tư chưa minh bạch, rõ ràng và rất rủi ro.

“Nhà đầu tư cần cẩn trọng với doanh nghiệp chạy theo phong trào, đẩy mạnh huy động vốn qua kênh trái phiếu, đồng thời, cần kiểm soát bền vững tài chính của các công ty BĐS vì đằng sau các công ty này thường có liên đới tới các ngân hàng”, Tiến sĩ Võ Đình Trí cảnh báo.

https://doanhnghiepvn.vn/bat-dong-san/can-xem-xet-cau-truc-tai-chinh-doanh-nghiep-bat-dong-san-viet-truoc-bom-no-evegrande/20211004032556891

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất khu BT02 tại Ứng Hoà

Chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất khu BT02 tại Ứng Hoà

Bất động sản

UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định giao 20.671 m2 đất tại thị trấn Vân Đình và xã Liên Bạt (huyện Ứng Hòa) cho UBND huyện Ứng Hòa để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất.

Chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất 'vàng' 148 Giảng Võ

Chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất 'vàng' 148 Giảng Võ

Bất động sản

Mới đây, Công ty con của Vingroup đã được gia hạn và chuyển mục đích sử dụng 6,8 ha đất tại khu "đất vàng" 148 Giảng Võ để thực hiện dự án Tổ hợp hỗn hợp trung tâm thương mại, dịch vụ, văn hóa.

Cần khoảng 351.500 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030

Cần khoảng 351.500 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030

Bất động sản

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 140/QĐ-TTg ngày 16/1/2025 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Duyệt chủ trương đầu tư Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Duyệt chủ trương đầu tư Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Bất động sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 16/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (Dự án).

Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Bắc Đồng Phú giai đoạn 2

Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Bắc Đồng Phú giai đoạn 2

Bất động sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 145/QĐ-TTg ngày 16/1/2025 chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Bắc Đồng Phú giai đoạn 2, tỉnh Bình Phước (Dự án).

 Người dân cần cẩn trọng với việc rao bán căn hộ tại KCN cao Hòa Lạc

Người dân cần cẩn trọng với việc rao bán căn hộ tại KCN cao Hòa Lạc

Bất động sản

Theo quy định của pháp luật, các công trình nhà ở và cơ sở lưu trú trong phạm vi ranh giới khu công nghệ (KCN) cao là để phục vụ đời sống cho chuyên gia, người lao động làm việc tại khu công nghệ cao…Do đó, nhà đầu tư không được phép bán, cho thuê các căn hộ tại đây.

Tân Hoàng Minh đề xuất nghiên cứu Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Bàu Sen 15.000 tỷ

Tân Hoàng Minh đề xuất nghiên cứu Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Bàu Sen 15.000 tỷ

Bất động sản

Tân Hoàng Minh đề xuất nghiên cứu đầu tư Khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái Bàu Sen quy mô khoảng 1.655 ha, tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.

Công ty con của Vinhomes đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng KCN Nam Tràng Cát

Công ty con của Vinhomes đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng phát triển kết cấu hạ tầng KCN Nam Tràng Cát

Bất động sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 101/QĐ-TTg chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Tràng Cát (dự án), thành phố Hải Phòng.

Thủ tướng yêu cầu tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản

Thủ tướng yêu cầu tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản

Bất động sản

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15/1/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.

Giá chung cư cũ Hà Nội tăng mạnh nhất trong vòng 8 năm

Giá chung cư cũ Hà Nội tăng mạnh nhất trong vòng 8 năm

Bất động sản

Giá rao bán căn hộ chung cư tại nhiều dự án ở Hà Nội tăng, bất kể khu vực. Tính đến cuối năm 2024, giá chung cư sơ cấp và thứ cấp đều tăng. Cụ thể, giá bán căn hộ chung cư sơ cấp đạt 72 triệu đồng/m2, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái và 12% so với quý trước. Đây là mức tăng cao nhất ghi nhận được trong vòng 8 năm trở lại đây tại thị trường chung cư Hà Nội.

Cần tháo gỡ nút thắt để phát triển bất động sản TP HCM

Cần tháo gỡ nút thắt để phát triển bất động sản TP HCM

Bất động sản

Thị trường bất động sản TP HCM đã bước qua vùng đáy và đang dần có tín hiệu phục hồi. Theo đó, nhiều doanh nghiệp sau thời gian nằm im thăm dò thị trường đã dần có các động thái, khởi động các dự án làm ấm thị trường.

Điều chỉnh quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô

Điều chỉnh quy hoạch dự án khu du lịch sinh thái Nam Ô

Bất động sản

UBND TP Đà Nẵng đã có quyết định điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái Nam Ô (quận Liên Chiểu).

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch 1,6 ha đất tại Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm

Hà Nội điều chỉnh quy hoạch 1,6 ha đất tại Khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm

Bất động sản

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nghiên cứu lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết ô đất A3/CT2 tại phường Việt Hưng, quận Long Biên với diện tích khoảng 16.395 m2.

Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

Bộ Tài chính vẫn chưa chốt lộ trình đánh thuế bất động sản thứ hai

Bất động sản

Bộ Tài chính cho hay, cơ quan này đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản để báo cáo các cấp có thẩm quyền.

Nhiều bất cập trong việc áp dụng bảng giá đất, giới chuyên gia nói gì?

Nhiều bất cập trong việc áp dụng bảng giá đất, giới chuyên gia nói gì?

Bất động sản

Tại Hội thảo "Áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024: Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam"

'Ém' cổ đông thông tin cho công ty con vay 200 tỷ đồng, An Gia Group bị phạt 325 triệu đồng

'Ém' cổ đông thông tin cho công ty con vay 200 tỷ đồng, An Gia Group bị phạt 325 triệu đồng

Bất động sản

Mới đây, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HoSE: mã chứng khoán AGG) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 325 triệu đồng do thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua ĐHĐCĐ.

Nguồn cung mở mới căn hộ chung cư tại Hà Nội cao nhất trong 4 năm qua, phân khúc nào 'hot' nhất năm 2025

Nguồn cung mở mới căn hộ chung cư tại Hà Nội cao nhất trong 4 năm qua, phân khúc nào 'hot' nhất năm 2025

Bất động sản

Năm 2025, nguồn cung mới căn hộ chung cư tại Hà Nội được kỳ vọng tiếp tục dồi dào, ước đạt hơn 31.000 căn mở bán, cao hơn so với năm 2024. Nguồn cung chủ yếu tập trung ở phân khúc cao cấp, với sự gia tăng nguồn cung hạng sang.

Trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo trong Quý II/2025

Trình Thủ tướng Chính phủ Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo trong Quý II/2025

Bất động sản

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu, lập Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2025.

Ba năm tới giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 3-8% mỗi năm

Ba năm tới giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 3-8% mỗi năm

Bất động sản

Trong ba năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 4-8% mỗi năm ở phía Bắc và 3 - 7% mỗi năm ở phía Nam. Các khu công nghiệp mới dự kiến sẽ tập trung ở các thị trường như Hải Phòng và Vĩnh Phúc ở phía Bắc hoặc Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở phía Nam.

Giá nhà đất tại TP HCM cao hơn Hà Nội gần 100 triệu đồng/m2

Giá nhà đất tại TP HCM cao hơn Hà Nội gần 100 triệu đồng/m2

Bất động sản

Tại TP HCM tính đến cuối quý IV/2024 đạt 310 triệu đồng/m2 trong khi đó, tại Hà Nội, giá bán sơ cấp của phân khúc này đạt khoảng 220 triệu đồng/m2. Khoảng cách giá nhà đất tại hai đô thị lớn lên đến gần 100 triệu đồng/m2

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: