Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam, nhiều sàn thương mại điện tử đã tăng cường cung ứng hàng hóa thiết yếu và giao vận tại các vùng có dịch nhằm bảo đảm cung ứng kịp thời hàng hóa chất lượng và giá cả hợp lý đến tay người tiêu dùng.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền, Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, tình hình phân phối, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam qua thương mại điện tử mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đang từng bước được khắc phục. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp chặt chẽ cùng các sàn thương mại điện tử, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương vẫn đang tiếp tục phối hợp, nỗ lực trong việc tổ chức nhà cung cấp và nguồn hàng để cung ứng kịp thời cho người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam.
Các sàn thương mại điện tử như Voso (Viettel Post), Sendo, Postmart, Tiki (Tiki Ngon)... đã nhanh chóng triển khai các chương trình chung tay, chung sức đảm bảo cung ứng và bình ổn giá cho thị trường TP Hồ Chí Minh, đặc biệt là các thực phẩm tươi sống, lương thực, hàng thực phẩm.
"Trong thời gian đầu triển khai, khâu tổ chức hàng hóa, chuẩn bị nguồn hàng và vận chuyển hàng thực sự gặp rất nhiều khó khăn và bị hạn chế di chuyển. Lượng đơn hàng tăng nhưng khâu vận chuyển, giao hàng không thể đáp ứng được do tình hình giãn cách ở các khu vực. Tuy nhiên, cùng với sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, các bộ, ngành Trung ương và chính quyền TP Hồ Chí Minh, các chương trình do các sàn thương mại điện tử triển khai đang từng bước ổn định và có những kết quả tích cực, mang những giá trị thực sự đến với người tiêu dùng tại các vùng có dịch", bà Nguyễn Thị Minh Huyền chia sẻ.
Theo đó, trong những ngày qua, sàn TMĐT Sendo đã phối hợp với các nhà vận hành tạo ra các combo "Rau quả giao ngay", hay "Thịt tươi mỗi ngày" áp dụng hình thức giao nhanh tại TP Hồ Chí Minh. Tính đến ngày 20/7, các sàn thương mại điện tử đã đạt những kết quả bước đầu. Sàn Tiki đã ghi nhận khoảng 10 tấn rau của quả và 10.000 đơn hàng/ngày đối với mặt hàng thiết yếu. Các sản phẩm tiêu dùng thiết yếu trên Shopee đã tăng mạnh khoảng trên 30 tấn/ngày. Trong khi đó, sàn Lazada đạt sản lượng trung bình 5-10 tấn/ngày đối với rau xanh và thực phẩm chế biến.
Sàn thương mại điện tử Voso tung ra Chương trình "An tâm ở nhà" với nhiều ưu đãi cho người dân vùng dịch phía Nam
Đặc biệt, sàn Voso và Postmart có lợi thế về logistics nên đã tổ chức được cả hình thức bán hàng bình ổn giá online kết hợp offline, đảm bảo vận chuyển tới từng khu vực cách ly hoặc bán trực tiếp tại các Bưu cục của Viettel Post, VietnamPost, bưu điện văn hóa xã. Ngoài ra, đội ngũ của sàn Postmart cũng tăng cường tuyên truyền người dân về cách thức mua hàng tại hàng trăm điểm bán hàng tại các bưu cục và đặt hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử Postmart.vn tại TP Hồ Chí Minh, cũng như các tỉnh Bình Dương, Vũng Tàu, Phú Yên, Khánh Hòa.
Viettel Post và Vò Sò sẽ tiếp tục tăng lượng hàng nhập đầu vào, dự kiến 60-80 tấn/ngày, đảm bảo cung ứng và bình ổn giá cho thị trường TP Hồ Chí Minh. Người dân TP mang tên Bác có thể dễ dàng tra cứu các điểm bán lưu động của Voso bằng cách tìm “điểm bán hàng bình ổn Voso “ trên google maps, hoặc đặt hàng tại ứng dụng Voso.
"Tuy vẫn còn nhiều khó khăn ban đầu nhưng các sàn thương mại điện tử đã nỗ lực để tìm ra phương án hợp lý nhất trong nguồn cung và giao vận tại các vùng có dịch. Ngoài ra, với sự đồng hành sát sao của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cùng các đơn vị thuộc Bộ Công Thương, việc cung ứng và tiêu thụ hàng hóa tại TP Hồ Chí Minh và các vùng có dịch luôn được đảm bảo kịp thời, hàng hóa chất lượng và giá cả hợp lý cho người tiêu dùng", Phó Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số thông tin.
Bà Nguyễn Thị Minh Huyền cho biết thêm, trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay, bên cạnh việc tổ chức phân phối tại các kênh truyền thống, mở lại các chợ truyền thống thì sự chung tay của các sàn thương mại điện tử là vô cùng quan trọng, đang góp phần hỗ trợ cho kênh phân phối truyền thống, giúp người dân có thể mua sắm một cách thuận lợi tại nhà và giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm.
"Tổ Công tác tiền phương của Bộ Công Thương trực tại TP Hồ Chí Minh đang tập trung chỉ đạo công tác để tháo gỡ các khó khăn, đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tiếp tục cùng với các sàn thương mại điện tử chung tay, chung sức, tổ chức đảm bảo nguồn cung hàng hóa, kể cả việc đưa từ khu vực miền Trung, miền Bắc vào trong Nam”, bà Nguyễn Thị Minh Huyền cho hay.
Báo cáo về công tác thu thuế thương mại điện tử và chuyển đổi số trong 4 tháng đầu năm, Cục thuế (Bộ Tài chính) cho biết, đến nay đã có 153 nhà cung cấp nước ngoài đã kê khai, nộp thuế với số thuế trong 04 tháng đầu năm 2025 ước đạt 5,1 nghìn tỷ đồng, tăng 93,6% so với cùng kỳ.
Theo Metric - một công ty dữ liệu thương mại điện tử lớn tại Việt Nam, gian hàng Hằng Du Mục trên TikTok có doanh số hơn 58 tỷ đồng quý 1/2025, tăng đột biến so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ Tài chính, số liệu quản lý thuế trong 3 năm gần nhất đã ghi nhận kết quả thu thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 296 nghìn tỷ đồng. 3 tháng đầu năm 2025, số thuế đã nộp là 34,5 nghìn tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kì.
Từng được xem là mỏ vàng tỷ USD của thương mại điện tử, ngành livestream bán hàng giờ đây đang phải đối mặt với làn sóng khủng hoảng niềm tin và hiệu quả.
Tại Dự thảo Nghị định Quản lý thuế với kinh doanh trên sàn thương mại điện tử (TMĐT), Bộ Tài chính đề xuất tổ chức quản lý sàn bán lẻ online trong và ngoài nước được khấu trừ, nộp thay thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân của người bán với mỗi giao dịch trên nền tảng ngay khi đơn hàng được xác nhận thành công và người mua chấp nhận thanh toán.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số sẽ phối hợp với cơ quan liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh này và yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí.
Từ 1/4, hai nền tảng thương mại điện tử lớn gồm Shopee, TikTok Shop tại Việt Nam sẽ đồng loạt điều chỉnh chính sách phí sàn, phí hoa hồng... những thay đổi này có thể dẫn đến sự dịch chuyển trong thị trường thương mại điện tử.
Kết quả kinh doanh của Sea Group trong quý IV và cả năm 2024 cho thấy tầm quan trọng của Shopee đối với tập đoàn. Doanh thu của công ty tăng 29% so với năm trước, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2021. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp Sea Group có lãi.
Nghị định 24/2025/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 100-200 triệu đồng đối với tổ chức thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian không xác thực danh tính tổ chức, cá nhân bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ trên nền tảng số trung gian của mình.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định về quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử.
02 "gã khổng lồ" ShopeeFood và Grab chia nhau phần lớn thị phần ở Việt Nam trong cuộc đua mảng giao đồ ăn qua ứng dùn với tỷ lệ lần lượt là 47% và 48%. Lượng thị phần ít ỏi còn lại thuộc về Be (4%) và Gojek (1%) - ứng dụng đã rời đi từ tháng 9/2024.
Từng là một trong những sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất Việt Nam, Tiki đang dần "hụt hơi", đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ". Câu chuyện của sàn TMĐT này ẩn hàm 4 bài học "đắt" và "đắng" cho các startup bản địa Việt Nam trong bối cảnh thị trường TMĐT ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn trên chính sân nhà.
Yêu cầu thương nhân, tổ chức sở hữu 120 website và 44 ứng dụng làm rõ việc đã dừng hoạt động cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc đã giải thể hoặc ngừng hoạt động hoặc không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký.
Sau khi âm thầm hoạt động "chui" sàn thương mại điện tử TEMU vẫn đang trong thời gian chờ đợi xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Temu sẽ phải hoàn tiền và bồi thường cho những khách hàng đã đặt mua sản phẩm trên nền tảng này mà chưa nhận được hàng.
Tính chung cả năm 2024, tổng doanh số giao dịch trên 5 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam hiện nay (Shopee, Lazada, TikTok Shop, Tiki và Sendo), trung bình mỗi ngày, người Việt chi khoảng hơn 873,6 tỷ đồng để mua hàng online.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định quy định quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, nền tảng số của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Tại Nghị quyết 09/NQ-CP Hội nghị Chính phủ với địa phương và Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương nghiên cứu, sửa đổi theo thẩm quyền hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử để định danh người bán trên các sàn thương mại điện tử thông qua VneID.
Theo Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - Mai Sơn cho biết, trên cả nước, tổng số cá nhân hoạt động kinh doanh thương mại điện tử bị đưa vào diện rà soát nghĩa vụ thuế là 76.428 người. Trong đó hơn 30 nghìn người bị xử lý về nghĩa vụ nộp thuế, tổng số tiền truy thu, xử phạt khoảng 1.223 tỷ đồng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?