Novaland chậm trả lãi lô trái phiếu 321 triệu USD
Doanh nghiệpTập đoàn Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) vừa công bố thông tin về việc chậm thanh toán lãi đối với các trái phiếu chuyển đổi niêm yết quốc tế trị giá gần 321 triệu USD.
Tập đoàn bất động sản Evergrande hiện là doanh nghiệp nợ nhiều nhất thế giới với số nợ khủng 300 tỷ USD. Tuy “bom nợ” Evergrande không thể gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng có thể khiến nền kinh tế chịu nhiều biến động.
Evergrande là công ty gì? Hoạt động trong lĩnh vực nào?
Evergrande Group là tập đoàn phát triển bất động sản lớn thứ hai ở Trung Quốc xét theo doanh số bán hàng, được niêm yết tại Hồng Kông và có trụ sở tại thành phố Thâm Quyến, miền nam Trung Quốc. Doanh nghiệp này có tên trong danh sách Global 500 - Top những doanh nghiệp lớn nhất thế giới tính theo doanh thu.
Evergrande hiện hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản, với hơn 1.300 dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố ở Trung Quốc. Ngoài bất động sản, Evergrande còn có các công ty con hoạt động trong nhiều lĩnh vực gồm: ô tô điện, thể thao, dịch vụ y tế, sản phẩm tiêu dùng, sản xuất chương trình video và truyền hình, công viên giải trí, thực phẩm và đồ uống, sản phẩm sữa.
Tập đoàn bất động sản Evergrande là tập đoàn phát triển bất động sản lớn thứ hai ở Trung Quốc xét theo doanh số bán hàng |
Tại sao Evergrande nợ khủng và có nguy cơ vỡ nợ?
Evergrande hiện đang phải gánh số nợ khủng lên tới khoảng 300 tỷ USD. Với số nợ này, Evergrande là công ty bất động sản nợ nhiều nhất thế giới và phải xoay sở đủ cách để thanh toán cho nhà cung cấp và các chủ nợ. Trong những năm gần đây, các khoản nợ của Evergrande liên tục tăng lên khi công ty này đi vay để đầu tư vào nhiều mục đích khác nhau, trở thành nhà phát triển bất động sản nợ nhiều nhất Trung Quốc khi không thể xoay sở được số tiền khủng 300 tỷ USD. Trong nhiều tuần gần đây, công ty này đã hai lần cảnh báo về nguy cơ vỡ nợ.
Hiện tập đoàn bất động sản này ngoài nợ ngân hàng, Evergrande còn nợ nhân viên và các nhà đầu tư nhỏ lẻ tiền lãi trái phiếu tự phát hành, nợ tiền vật liệu xây dựng từ sơn lót đến ống dẫn dây điện. Nhưng khoản nợ lớn nhất là 1,4 - 1,5 triệu căn hộ hoàn thiện cho những người đã trả tiền trước. Nếu Evergrande sụp đổ, hàng triệu người mua nhà trả trước và các nhà thầu nhỏ sẽ có nguy cơ đứng trước việc mất trắng số tiền lớn.
Trong nhiều năm hoạt động, nắm bắt tâm lý của người dân, Evergrande đã mở hàng ngàn dự án căn hộ và lấy tiền này để bù vào các đầu tư khác như ô tô điện, thể thao, dịch vụ y tế, sản phẩm tiêu dùng, công viên giải trí, thực phẩm và đồ uống, nước đóng chai, hàng tạp hóa, sản phẩm sữa,... Việc Evergrande đi vay để đầu tư tràn lan, không tập trung vào mảng kinh doanh bất động sản cốt lõi được cho là nguyên nhân chính dẫn tới việc Evergrande nợ khủng và có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo các chuyên gia, tham vọng của Evergrande chính là thứ đưa công ty vào hoàn cảnh như hiện nay.
Một dự án của tập đoàn Evergrande. |
Kết quả là, tình hình tài chính của Evergrande xấu đi nhanh chóng từ năm ngoái. Sau khi Trung Quốc đưa ra những quy định mới liên quan đến hoạt động vay nợ của các công ty phát triển bất động sản, khi chính quyền siết chặt các khoản vay bất động sản, giá nhà tại các thành phố nhỏ hạ nhiệt, nhu cầu bất động sản nhà bước vào giai đoạn suy giảm liên tục, Evergrande bắt đầu bước vào giai đoạn khó khăn về tài chính. Điều này buộc tập đoàn phải huy động tiền từ các nhân viên. Khoảng 70-80% trong tổng số 200.000 người đang làm cho Evergrande với tư cách vừa là nhân viên vừa là chủ nợ. Họ được yêu cầu mua trái phiếu do công ty phát hành, với những lời hứa hẹn sẽ trả lãi đúng hạn.
Trong vài tuần qua, tập đoàn đã cảnh báo các nhà đầu tư về các vấn đề dòng tiền, nói rằng công ty có thể vỡ nợ nếu không thể huy động tiền nhanh chóng. Ngoài ra, Evergrande cũng nói rằng doanh số bán nhà của công ty sẽ tiếp tục giảm mạnh trong tháng 9, sau khi đã giảm liên tiếp trong nhiều tháng trước, khiến tình hình dòng tiền càng trở nên tồi tệ.
Những ai sẽ bị ảnh hưởng nếu Evergrande sụp đổ? Nền kinh tế toàn cầu ảnh hưởng ra sao?
Theo các chuyên gia, tuy rằng Evergrande không thể gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng do Evergrande quá lớn, nó sẽ ảnh hưởng một phần tới nền kinh tế Trung Quốc và gây ra biến động cho thị trường toàn cầu.
Theo đó, trong trường hợp Evergrande sụp đổ, những đối tượng bị ảnh hưởng sẽ bao gồm: các ngân hàng, nhà cung cấp, người mua nhà, và nhà đầu tư. Ngoài ra, Evergrande nói rằng nếu công ty này mất khả năng trả nợ, sẽ xảy ra một tình huống gọi là “vỡ nợ chéo”, trong đó việc vỡ nợ đối với một nghĩa vụ nợ sẽ kéo sang các nghĩa vụ nợ khác, dẫn tới ảnh hưởng lan rộng. Hậu quả là những vấn đề này càng căng thẳng càng dẫn tới nguy cơ vỡ nợ nhiều hơn.
Chuyên gia kinh tế trưởng vực châu Á của Capital Economics, ông Mark Williams nhận định “Sự sụp đổ của Evergrande có thể sẽ là thử thách lớn nhất mà hệ thống tài chính của Trung Quốc phải đối mặt trong nhiều năm trở lại đây”.
Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc sẽ đặt lợi ích của người mua nhà và các ngân hàng lên trên những đối tượng khác khi xử lý vụ Evergrande |
Chuyên gia nhận định thế nào về vụ việc này?
Nhiều chuyên gia không cho rằng Evergrande có thể gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng nó có thể sẽ khiến thị trường chịu nhiều biến động. Giới đầu tư sẽ thận trọng hơn trước các công ty bất động sản và các công ty đa ngành của Trung Quốc trong một khoảng thời gian.
Giới phân tích cho rằng Chính phủ Trung Quốc có thể vào cuộc nếu xét tới tầm quan trọng hệ thống của Evergrande. Ông Jimmy Chang, giám đốc đầu tư của Quỹ Rockefeller Global Family Office, cho biết "mọi người đều chờ đợi chính phủ sẽ có giải pháp nào đó vì Evergrande là một doanh nghiệp quan trọng trong hệ thống kinh tế”. Ông cho rằng nếu tình hình của Evergrande không được giải quyết, cuộc khủng hoảng có thể lan rộng.
Nhà kinh tế học Dan Wang thuộc Hang Seng Bank cũng nhận định sẽ có những biện pháp hỗ trợ nào đó từ Chính phủ trung ương, hoặc thậm chí Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC), để cứu Evergrande.
Mặt khác, một số nhà phân tích khác cho rằng khả năng cao hơn là Evergrande sẽ phải trải qua một cuộc tái cơ cấu, trong đó các công ty bất động sản khác sẽ tiếp quản các dự án chưa hoàn thiện của Evergrande để đổi lấy đất của Evergrande. Các chuyên gia cũng cho rằng Chính phủ Trung Quốc sẽ đặt lợi ích của người mua nhà và các ngân hàng lên trên những đối tượng khác khi xử lý vụ Evergrande. Bởi ưu tiên chính của các nhà hoạch định chính sách sẽ là các hộ gia đình đã nộp tiền đặt cọc mua căn hộ chưa hoàn thiện.
Trung Quốc chuẩn bị kịch bản Evergrande sụp đổ
Ngày 23/9, tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin chính quyền Trung Quốc đang yêu cầu các chính quyền địa phương chuẩn bị cho nguy cơ sụp đổ của Evergrande. Các chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước đã được hướng dẫn chỉ xử lý hậu quả vào phút chót nếu Evergrande không xử lý được vấn đề một cách ổn thỏa. Đồng thời, các chính quyền địa phương cũng phải có trách nhiệm ngăn chặn tình trạng bất ổn và giảm thiểu hiệu ứng xấu lan rộng với người mua nhà và nền kinh tế.
WSJ cho biết chính quyền địa phương đã nhận được yêu cầu tập hợp các kế toán và chuyên gia pháp lý để kiểm tra tài chính xung quanh hoạt động của Evergrande tại các khu vực của họ. Đồng thời, họ cũng đang kêu gọi các nhà phát triển bất động sản thuộc sở hữu nhà nước và tư nhân địa phương chuẩn bị tiếp quản các dự án bất động sản địa phương, cũng như thành lập các đội ngũ pháp lý để theo dõi phản ứng của người dân.
Tuy nhiên, tính đến tối ngày 23/9, Evergrande chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố nào. Tuần trước, Evergrande cho biết đã thuê cố vấn tài chính và nhắc lại rằng vỡ nợ là một rủi ro. Doanh nghiệp này cảnh báo về áp lực to lớn với dòng tiền và tính thanh khoản. Evergrande khẳng định đang "tăng cường thực hiện các biện pháp để giảm bớt khủng hoảng thanh khoản" và các cố vấn sẽ tìm cách để đạt được "một giải pháp tối ưu cho tất cả các bên liên quan".
Tập đoàn Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) vừa công bố thông tin về việc chậm thanh toán lãi đối với các trái phiếu chuyển đổi niêm yết quốc tế trị giá gần 321 triệu USD.
Hội đồng quản trị (HĐQT) Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân- Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Vietcombank.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa cho biết, đã ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 92,5 triệu đồng đối với Công ty TNHH Đầu tư Central Capital do hành vi không công bố thông tin, công bố thông tin sai hạn về tình hình tài chính, trái phiếu của doanh nghiệp.
Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico, mã chứng khoán HNR) vừa báo cáo tài chính quý IV/2024, báo lỗ gần 1 tỷ đồng, cả năm 2024, Halico lỗ hơn 8,4 tỷ đồng.
Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post - Mã chứng khoán VTP) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Ông Nguyễn Hữu Tú - Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc.
CTCP Chứng khoán MB (HoSE: mã chứng khoán MBS) tiếp tục là công ty chứng khoán đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh quý IV/2024 và cả năm 2024.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, bà Trần Phương Ngọc Thảo - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) - đã mua thành công 4 triệu cổ phiếu PNJ.
CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Mã chứng khoán DLG) dự kiến chi ra 6 tỷ đồng để mua lại cổ phần tại một công ty liên kết cũ mà đơn vị đã thoái vốn trước đây.
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) kiện tỷ phú Musk vì không công khai đúng hạn việc sở hữu cổ phần Twitter trước khi mua lại công ty này vào năm 2022.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (Mã chứng khoán: BAF) vừa thông báo sẽ nhận chuyển nhượng 60% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Chăn nuôi Minh Phát và cả 60% vốn tại Công ty TNHH Chăn nuôi Nhất Quyết.
Mới đây, CTCP Tasco (HNX: mã chứng khoán HUT) cho biết doanh nghiệp ghi nhận doanh thu hợp nhất năm 2024 đạt khoảng 30.700 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước. Đây cũng là con số cao kỷ lục mà doanh nghiệp đạt được sau khi sáp nhập SVC Holdings.
Mới đây, Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HoSE: mã chứng khoán ITA) đã gửi văn bản đến Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) để báo cáo về tình hình khắc phục các vấn đề khiến cổ phiếu ITA rơi vào diện vi phạm.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (mã chứng khoán NVL) đã lên tiếng về thông tin ông Bùi Thành Nhơn vừa có đơn xin thôi chức vụ Chủ tịch Novaland, đồng thời từ nhiệm khỏi HĐQT tập đoàn từ ngày 20/1.
F&N Diary Investments Pte.Ltd - tổ chức có bóng dáng của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (Thái Lan) vừa đăng ký mua vào gần 21 triệu cổ phiếu Vinamilk (VNM) nhằm mục đích đầu tư.
Sau khi phát hành thành công gần 800 triệu cổ phiếu, tổng vốn điều lệ của MB đã tăng từ 53.063 tỷ đồng lên hơn 61.022 tỷ đồng.
Eximbank có quyết định thông qua việc miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc là ông Phạm Đăng Khoa và bà Lê Thị Mai Loan.
Bà Nguyễn Hương Giang, chị gái Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Bá Sáng, đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu AGG từ ngày 17/1 đến 14/2.
Cục Thuế tỉnh Long An vừa ban hành Kết luận thanh tra thuế tại Công ty TNHH La Vie (La Vie), có địa chỉ tại phường Khánh Hậu, TP Tân An, tỉnh Long An.
Theo SeABank, các Phó Tổng Giám đốc mới của Ngân hàng đều là những nhân sự quản lý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng như có thâm niên và nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của SeABank.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?