Ngày 20/7, Bộ Y tế ban hành Công văn số 5820/BYT-TB-CT gửi các doanh nghiệp (DN) sản xuất, cung ứng oxy y tế (gọi tắt là các đơn vị), trong đó nhấn mạnh yêu cầu các đơn vị sẵn sàng tăng cường tối đa năng lực sản xuất và rà soát chuẩn bị các điều kiện cung ứng oxy y tế để đáp ứng yêu cầu, mức độ phòng chống dịch COVID-19.
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị sẵn sàng tăng cường tối đa năng lực sản xuất và rà soát chuẩn bị các điều kiện cung ứng oxy y tế để đáp ứng yêu cầu, mức độ phòng chống dịch COVID-19 đang có chiều hướng diễn biến phức tạp.
Đối với các đơn vị sản xuất đã và đang cung ứng cho bệnh viện/cơ sở y tế khu vực TP Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam và các tỉnh đang có dịch, Bộ Y tế đề nghị phối hợp chặt chẽ, kiểm tra lên phương án vận chuyển, lưu trữ và không để đứt gẫy nguồn cung ứng, tập trung ưu tiên tối đa cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong trường hợp có khó khăn, vướng mắc cần báo ngay cho Sở Y tế, chính quyền địa phương để được giải quyết theo thẩm quyền.
Phối hợp với các đơn vị vận chuyển oxy y tế rà soát, sẵn sàng các phương tiện chuyên dụng để tăng cường phục vụ cung ứng cho các bệnh viện, cơ sở y tế khi có yêu cầu.
Đề nghị các doanh nghiệp tăng cường tối đa năng lực sản xuất và cung ứng oxy y tế
Phối hợp với các Bệnh viện/Khách hàng trên địa bàn để khảo sát, đánh giá năng lực tiếp nhận, sử dụng oxy y tế tại từng bệnh viện, cơ sở y tế. Phối hợp kiểm tra, bảo trì sửa chữa hệ thống khí y tế tại bệnh viện. Đồng thời lLên phương án cung ứng, dự trữ, sử dụng oxy y tế không để thiếu trong trường hợp, thời điểm dịch bùng phát.
Ngoài ra, Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị tăng cường đảm bảo an toàn lao động, phòng chống cháy nổ trong sản xuất, vận chuyển, cung ứng, sử dụng oxy y tế nói chung và trong phòng chống dịch COVID-19 nói riêng. "Đề nghị các đơn vị khẩn trương tổ chức thực hiện và phối hợp với Bộ Y tế để bảo đảm cho công tác phòng, chống dịch COVID-19. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị thông báo về Bộ Y tế (Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế) để được phối hợp giải quyết theo thẩm quyền", công văn nhấn mạnh.
Cùng ngày, Bộ Y tế có Công văn số 5821/BYT-TB-CT đề nghị các bệnh viện khám, chữa bệnh COVID-19 trong cả nước, đặc biệt các bệnh viện khu vực TP Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam và các tỉnh đang có dịch bùng phát cần khẩn trương rà soát, sẵn sàng các phương án, điều kiện bảo đảm cung ứng, tiếp nhận sử dụng oxy y tế tại đơn vị, đáp ứng yêu cầu chuyên môn phục vụ phòng, chống dịch.
Trong khi đó, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được yêu cầu chỉ đạo các bệnh viện, cơ sở điều trị y tế (cơ sở y tế) trên địa bàn củng cố hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh để bảo đảm công tác cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 theo hướng dẫn; Phân công đầu mối chịu trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc chuẩn bị, sẵn sàng cung ứng và sử dụng oxy y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm không để thiếu oxy y tế phục vụ điều trị người bệnh COVID-19 khi dịch bùng phát; Chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động rà soát, kiểm tra, bảo dưỡng chuẩn bị sẵn sàng các nguồn cung ứng và phương án sử dụng oxy, khí y tế phục vụ điều trị căn cứ theo yêu cầu, thời điểm tại đơn vị.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tính từ 18h30 ngày 20/7 đến 6h ngày 21/7 có 2.787 ca mắc mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 2.775 ca ghi nhận trong nước. Như vậy, tính đến sáng ngày 21/7, Việt Nam có tổng cộng 65.607 ca mắc, trong đó có 63.510 ca mắc trong nước và 2.097 ca nhập cảnh. Số ca mắc mới ghi nhận trong nước của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 61.940 ca, trong đó có 8.669 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Về tình hình điều trị, tính đến thời điểm hiện tại, tổng số ca được điều trị khỏi là 11.443 ca, số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU là 123 ca. Trong khi đó, 18 ca bệnh nguy kịch đang điều trị ECMO.
Về xét nghiệm, từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 4.661.532 xét nghiệm cho 12.486.026 lượt người. Đến nay, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 4.336.833 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.019.161 liều, tiêm mũi 2 là 317.672 liều.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 10/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Trong đó, vấn đề quản lý hoạt động quảng cáo trên nền tảng số, đặc biệt là vai trò và trách nhiệm của người nổi tiếng, KOL, YouTuber, TikToker... khi quảng cáo sản phẩm đã làm 'nóng' nghị trường.
Chẳng phải ngẫu nhiên LÄPIS - Mixology & Cuisine nổi lên như một viên đá quý hiếm giữa lòng phố cổ Hà Nội. Bất cứ ai mê ẩm thực - thức uống pha chế - âm nhạc khi nghe cái tên “LÄPIS” đều tự vấn tại sao lại là LÄPIS? Cái tên này nói lên điều gì, khi trăm nhà hàng, quán bar đã bắt đầu với mô hình kinh doanh có hơi hướng Mixology & Cuisine (pha chế và ẩm thực-PV)?
Sở Y tế đã đề nghị Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ xác minh bằng tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng nghi là bằng giả và sẽ chuyển thông tin đến Công an Thành phố Hồ Chí Minh để phối hợp điều tra và xử lý theo quy định pháp luật.
UBTVQH đề xuất lộ trình thực hiện áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường từ năm 2027 áp dụng thuế suất 8%, từ năm 2028 áp dụng thuế suất 10%. Thu thuế tiêu thụ đặc biệt với máy điều hòa trên 18.000 BTU đến 90.000 BTU.
Cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh vượt quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh, không tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật Phòng khám Răng Hàm Mặt của Công ty nụ cười Việt, Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt Việt Smile bị xử phạt.
Nhà nước sẽ có cơ chế hỗ trợ lãi suất và khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất cho các doanh nghiệp triển khai các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội, quản trị).
Ủy ban châu Âu đã mở cuộc tham vấn công khai về danh sách hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào EU trị giá 95 tỷ euro (107,4 tỷ USD), có khả năng bị áp thuế trả đũa. Cơ quan này cũng tuyên bố sẽ khởi kiện Mỹ lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về chính sách thuế “có đi có lại” và mức thuế áp lên ô tô và linh kiện ô tô.
UBND TP Hà Nội đã có Quyết định số 2312/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm tại các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn Thành phố.
Công an tỉnh Bắc Giang cho biết vừa triệt phá một cơ sở sản xuất, buôn bán số lượng cực lớn mỹ phẩm giả ở xã Đại Lâm, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Kể từ khi mạng lưới các Khu dự trữ sinh quyển thế giới được thành lập vào năm 1976, đến nay, thế giới đã có 759 khu dự trữ sinh quyển, thuộc 139 quốc gia. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn 300 triệu người dân trên toàn thế giới.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế vừa có văn bản đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy trên toàn quốc lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - chai 300 gam do vi phạm giới hạn về chỉ tiêu vi sinh vật và chứa thành phần không có trong bản công bố tiêu chuẩn.
Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, Bộ Công an, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện, điều tra các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả với quy mô lớn, trong thời gian dài, gây bức xúc dư luận. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tổ chức các đợt cao điểm tổng rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dược, an toàn thực phẩm.
Mới đây, Sở Y tế TP HCM phát hiện một nhà thuốc kinh doanh sữa bột giả mang thương hiệu Bold Milk - cơ xương khớp Colostrum nhập từ Công ty TNHH We United.
Theo kế hoạch, từ ngày 6/5/2025 sẽ tiến hành công bố nghị quyết để lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Người dân có thể góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 qua ứng dụng VNeID của Bộ Công an.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 5/5, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?