Hiện tại, 03 ông lớn nhóm Big4 ngân hàng vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2024 với những con số lợi nhuận tích cực. Trong đó, BIDV báo lãi trước thuế tăng 10%, VietinBank đã lãi trước thuế 19.513 tỷ đồng. Vietcombank ghi nhận lợi nhuận tiếp tục vượt mốc 10.000 tỷ đồng, vững vàng vị trí quán quân lợi nhuận ngành ngân hàng.
Theo báo cáo tài chính quý III/2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (HoSE: mã chứng khoán BID), nhà băng này đã thu về 6.498 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước.
Thu nhập lãi thuần quý III/2024 của BIDV đạt 13.989,72 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ, nhờ cho vay tăng trưởng 18,12% so với cùng kỳ và NIM ttm đạt 9,89%. Tổng thu nhập hoạt động đạt 17.258,59 tỷ đồng, giảm 3,51% so với cùng kỳ.
BIDV báo lãi trước thuế tăng 10%
Ngân hàng đã kiểm soát chi phí hoạt động với CIR ở mức 36,55%, tăng so với cùng kỳ quý III/2023 là 33,79%. Cùng với đó, chi phí dự phòng giảm 25,15% so với cùng kỳ. Kết quả, lợi nhuận sau thuế quý 3 đạt 5.151,32 tỷ đồng tăng 12,4% so với cùng kỳ.
Lũy kế lợi nhuận sau thuế 9 tháng đầu năm đạt 17.329,92 tỷ đồng tăng 11,97% so với cùng kỳ. Chất lượng tài sản suy giảm so với quý III/2023, trong đó tỷ lệ nợ xấu đạt 1,71%, tăng so với 1,52% cuối quý II/2024.Tỷ lệ bao phủ nợ xấu đạt 115,73%, giảm so với 132,22% cuối quý II/2024.
Năm nay, BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng 10% so với kết quả năm 2023, tương đương khoảng 30.360 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 tháng, nhà băng này cũng đã hoàn thành 73% kế hoạch đề ra.
Đến cuối quý III, BIDV vẫn duy trì vị thế ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất hệ thống, đạt gần 2,6 triệu tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm. Trong đó, số dư cho vay khách hàng đạt 1,95 triệu tỷ đồng, tăng 10% và tiền gửi của khách hàng đạt 1,87 triệu tỷ, cũng tăng 10% so với đầu năm.
Báo cáo tài chính quý III vừa công bố của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Vietcombank (HoSE: VCB) - cho biết ngân hàng đã thu về 10.699 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong quý gần nhất, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước.
Động lực tăng trưởng lợi nhuận trong quý vừa qua của Vietcombank chủ yếu đến từ việc cắt giảm đến 78% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Tính trong quý III, ngân hàng này chỉ phải trích gần 326 tỷ đồng cho khoản dự phòng rủi ro này.
Cũng trong quý III, Vietcombank đã ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng 8%, đạt gần 13.600 tỷ đồng. Tương tự, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng 43% đạt gần 1.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, các nguồn thu ngoài lãi khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại hối, chứng khoán kinh doanh đều sụt giảm 2 chữ số. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư chuyển từ lãi thành lỗ.
Trong quý III, chi phí hoạt động của Vietcombank cũng tăng 11%, lên hơn 5.800 tỷ đồng, chủ yếu do chi phí nhân viên cao hơn. Theo đó, Vietcombank luôn nằm trong nhóm ngân hàng trả thu nhập bình quân nhân viên cao nhất hệ thống. Bình quân trong 9 tháng đầu năm, mỗi nhân viên Vietcombank nhận thu nhập lên tới 41,2 triệu đồng/tháng.
Với kết quả lợi nhuận tiếp tục vượt mốc 10.000 tỷ đồng, Vietcombank một lần nữa giữ vững vị trí quán quân lợi nhuận ngành ngân hàng, hiện cao hơn á quân Techcombank (7.214 tỷ đồng) và cao hơn 2 ông lớn trong nhóm ngân hàng quốc doanh là VietinBank (6.553 tỷ đồng) và BIDV (6.498 tỷ đồng).
Lũy kế 9 tháng, Vietcombank đã lãi trước thuế 31.533 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2024, ngân hàng này đặt mục tiêu 42.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy, sau 9 tháng, ngân hàng quốc doanh này đã thực hiện được 75% kế hoạch đặt ra.
Tính đến ngày 30/9, tổng tài sản của Vietcombank tăng 5% đạt hơn 1,93 triệu tỷ đồng. Trong đó, số dư cho vay khách hàng đạt 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 10%, số dư tiền gửi của ngân hàng tăng 3%, lên 1,43 triệu tỷ đồng.
Tuy vậy, số dư nợ xấu của Vietcombank cũng tăng 35% so với đầu năm với tổng nợ nhóm 3-5 là 17.133 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo đó đạt 1,22%.
Vừa qua, Chính phủ đã thống nhất cho Vietcombank tăng vốn bổ sung gần 20.700 tỷ đồng. Sau khi tăng vốn, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ đạt 83.557 tỷ đồng. Đề xuất trên đang được Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt.
Việc bổ sung vốn cho Vietcombank được Phó thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh là cấp thiết để duy trì tỷ lệ vốn góp Nhà nước, phù hợp chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tạo nguồn lực hỗ trợ ngân hàng yếu kém.
Phó thủ tướng cho biết số tiền tăng vốn cho Vietcombank sẽ lấy từ nguồn lợi nhuận còn lại lũy kế đến hết năm 2018 và lãi còn lại năm 2021, hiện được hạch toán theo dõi tại ngân hàng và chưa nằm trong cân đối ngân sách Nhà nước. Do vậy, nguồn vốn đề xuất tăng cho ngân hàng sẽ không làm ảnh hưởng tới kế hoạch dự toán thu chi ngân sách giai đoạn 2024-2025.
Hiện vốn điều lệ của Vietcombank là 55.891 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với VPBank (79.339 tỷ đồng), Techcombank (70.450 tỷ đồng).
Trước đó, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank (HoSE: CTG) cũng công bố báo cáo tài chính quý III với khoản lợi nhuận trước thuế gần 6.553 tỷ đồng, tăng 35% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, thu nhập lãi thuần từ hoạt động cho vay tăng 19%, đạt 15.578 tỷ đồng; lãi từ hoạt động khác tăng 181%, mang về gần 4.000 tỷ đồng; và hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh chuyển từ lỗ kỳ trước sang lãi kỳ này.
Tuy nhiên, VietinBank cũng ghi nhận khoản lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối giảm trong quý vừa qua.
Trong quý, chi phí hoạt động tăng 20% và chi phí trích lập dự phòng tăng 25% đã ngốn của VietinBank hơn 15.000 tỷ đồng. Dù vậy, nhờ tăng trưởng tích cực từ hoạt động cho vay, VietinBank vẫn ghi nhận lợi nhuận trước thuế quý III tăng 35%.
Lợi nhuận sau thuế quý III của ngân hàng theo đó đạt 5.193 tỷ đồng, tăng 33%.
Lũy kế 9 tháng từ đầu năm, ngân hàng quốc doanh này đã thu về 19.513 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận riêng ngân hàng mẹ đạt 18.719 tỷ đồng, cũng tăng 11%.
Năm 2024, HĐQT VietinBank đã đặt ra mục tiêu lợi nhuận trước thuế riêng lẻ tăng 9% so với kết quả 2023, tương đương mức 26.300 tỷ đồng. Như vậy, sau 3/4 năm tài chính, ngân hàng này đã thực hiện được 71% mục tiêu cả năm.
Tại ngày 30/9, tổng tài sản của VietinBank đạt 2,23 triệu tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Trong đó, số dư cho vay khách hàng tăng 9%, đạt 1,61 triệu tỷ đồng và tiền gửi của khách hàng đạt gần 1,52 triệu tỷ đồng, tăng 8%.
Cũng đến cuối tháng 9, tổng nợ xấu (nhóm 3-5) của ngân hàng này vào khoảng 23.225 tỷ đồng, tăng 40% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ theo đó tăng từ 1,13% đầu năm lên 1,45%.
BIDV báo lãi trước thuế đạt 7.886 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 6.190 tỷ đồng, lần lượt tăng 50,3% và 48,9% so với quý 4/2022. Chỉ duy nhất chứng khoán đầu tư giảm 61% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy (Hoàng Huy HHS, mã chứng khoán: HHS) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị (HĐQT) thông qua chủ trương tái cấu trúc khoản đầu tư tại công ty liên kết là Công ty Cổ phần Tập đoàn Bất động sản CRV.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: mã chứng khoán HPG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Theo đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 25% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô thông báo bán đấu giá lần 5 khoản nợ của Công ty Cổ phần Hằng Hà với tổng dư nợ tính đến hết ngày 31/10/2024 là hơn 730 tỷ đồng.
CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE (mã chứng khoán VGS) vừa thông báo nhận đơn từ nhiệm của ông Lê Minh Hải – Chủ tịch HĐQT. Trước đó không lâu, ông Lê Minh Hải đã chuyển nhượng 8,34 triệu cổ phiếu VGS (tương đương 15% vốn của công ty) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy nhằm giảm tỷ lệ sở hữu.
Năm 2025, Năm Bảy Bảy (NBB) đặt mục tiêu khiêm tốn với 404 tỷ đồng doanh thu (tăng 4,4%) và lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 2 tỷ đồng – mức lợi nhuận thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua.
CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa công bố thông báo về việc phát hành hơn 894 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ thông qua 3 phương án.
CTCP Đường Man là thành viên của Công ty TNHH Hòa Bình (Hòa Bình Group), một tập đoàn đa ngành do ông Nguyễn Hữu Đường sáng lập và nắm giữ 88% vốn điều lệ. Theo đó, doanh nghiệp này chậm trả hơn 200 tỷ gốc, lãi lô trái phiếu DMBOND2017.
Quý 1/2025, GELEX Electric ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế tăng 215% so với cùng kỳ nhờ sự đóng góp chủ lực của CADIVI và chiến lược phát triển bền vững.
CTCP Phát triển Sunshine Homes (UPCOM: mã chứng khoán SSH) vừa công bố thông tin về việc nhận được đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Hồng Hạnh.
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC, mã chứng khoán BCM :HoSE) gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tới ngày 15/5.
Theo hợp đồng công bố ngày 21/03, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB, HoSE: MBB) là tổ chức tín dụng đầu mối thu xếp vốn cho giai đoạn 1 và 2 của dự án điện phân nhôm Đắk Nông, với tổng vốn thu xếp 12.500 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu Vingroup từng bị nhà đầu tư không mấy mặn mà, nhưng sau loạt thông tin tích cực từ các dự án, kế hoạch kinh doanh liên quan đến tập đoàn xuất hiện dồn dập đã kéo sự chú ý trở lại. Ngày 24/3, vốn hóa Vingroup và Vinhomes đồng loạt vượt 200.000 tỷ đồng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm 3 tỷ USD sau chưa đầy 1 năm.
VNDirect quyết định thoái toàn bộ vốn đang sở hữu tại Goldsun Food - chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden dù mới nhận chuyển nhượng cách đây chưa đầy 1 năm.
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa liên tiếng về vụ việc hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 1,5 tỷ đồng/người vì hành vi thao túng giá cổ phiếu PDR...
Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Phương Đông - OCB vừa công bố nghị quyết về kế hoạch kinh doanh trong năm 2025, với mục tiêu lãi trước thuế 5.338 tỷ đồng.
Ngày 23/03/2025, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: mã chứng khoán HSG) công bố ngày 02/04/2025 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt cho niên độ tài chính 2023-2024. Cổ đông sở hữu cổ phiếu HSG sẽ nhận được 500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ chi trả 5%.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?