Biến chứng hậu COVID-19 phổ biến nhưng khó chẩn đoán

Bao nhiêu người trên thế giới đang sống chung với hội chứng hậu COVID-19 kéo dài là câu hỏi không thể trả lời vào lúc này. Một nghiên cứu ước tính đến tháng 8/2021, khoảng 43% người dương tính với nCoV và hơn 50% F0 được chăm sóc tại bệnh viện đã gặp phải tình trạng hậu COVID-19.

Tháng 7/2021, một cuộc khảo sát được công bố trên eClinical Medicine chỉ ra COVID-19 kéo dài gây hàng loạt triệu chứng đa dạng, ảnh hưởng nhiều hệ cơ quan, tác động hoạt động và khả năng làm việc. Họ cũng chỉ ra biến chứng tim mạch phổ biến mà nhiều người gặp phải nhưng khó chẩn đoán đó là hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng (POTS).

POTS liên quan sự kết hợp của hàng loạt triệu chứng phức tạp như choáng váng, sương mù não, mệt mỏi, đau đầu, mờ mắt, tim đập nhanh và buồn nôn. Theo Medical News Today, nhiều nhà khoa học bối rối về mối liên hệ giữa hội chứng nhịp tim nhanh tư thế đứng và hậu COVID-19.

Hội chứng tim đập nhanh ở tư thế đứng
Hội chứng tim đập nhanh ở tư thế đứng là biến chứng hậu COVID-19 nhưng khó chuẩn đoán.

Tình trạng nhịp tim nhanh tư thế đứng ảnh hưởng ngày càng nhiều tới người mắc hậu COVID-19. Đây vốn là rối loạn chuyển hóa máu, gây ngắt thần kinh tạm thời, khiến người bệnh ngất xỉu đột ngột, thường xuyên. Đây là tình trạng hiếm gặp, gây tử vong.

Những dữ liệu hiện tại cho thấy người được chẩn đoán tình trạng này nhiều nhất là phụ nữ trẻ. Tiến sĩ Fedorowski, Bệnh viện Đại học Karolinska, Mỹ, lưu ý trước đại dịch, nhóm dân số gặp phải vấn đề này phổ biến ở thanh thiếu niên hoặc người trên dưới 20 tuổi. Nhưng hậu COVID-19, nguy cơ này có xu hướng xuất hiện nhiều ở người 30-50 tuổi.

Sự không đồng nhất của triệu chứng khiến tình trạng này khó chẩn đoán và thường bị nhầm với rối loạn lo âu. TS Fedorowski nhận định nó không chỉ là vấn đề về tim mạch mà còn là mạch máu, hệ thần kinh, đôi khi ở hệ tiêu hóa.

Tình trạng nhịp tim nhanh tư thế đứng là tình trạng không thể chữa khỏi, song, chúng ta có thể cải thiện nhờ thuốc, vật lý triệu liệu hoặc điều chỉnh hành vi, lối sống.

Ngày 28/4: Ca mắc COVID-19 giảm còn 7.116; số bệnh nhân khỏi nhiều gấp 11 lần

Tính từ 16h ngày 27/4 đến 16h ngày 28/4, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.116 ca nhiễm mới đều ghi nhận trong nước (giảm 888 ca so với ngày trước đó) tại 58 tỉnh, thành phố (có 5.862 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (913), Phú Thọ (475), Vĩnh Phúc (418), Yên Bái (305), Nghệ An (292), Lào Cai (288), Hải Dương (261), Quảng Ninh (252), Tuyên Quang (246), Thái Bình (224), Đắk Lắk (214), Thái Nguyên (209), Bắc Kạn (173), Hưng Yên (165), Nam Định (164), Quảng Bình (157), Bắc Ninh (147), Lâm Đồng (132), Đắk Nông (123), Hà Giang (118), Cao Bằng (112), Hà Tĩnh (102), Hà Nam (101), Lạng Sơn (92), Lai Châu (91), Ninh Bình (88), Quảng Trị (83), TP. Hồ Chí Minh (82), Sơn La (81), Hòa Bình (80), Đà Nẵng (80), Vĩnh Long (74), Bình Phước (71), Bắc Giang (70), Điện Biên (66), Bình Định (58), Bến Tre (55), Thanh Hóa (54), Bình Dương (51), Bà Rịa - Vũng Tàu (47), Phú Yên (41), Tây Ninh (35), Cà Mau (32), Quảng Ngãi (31), Hải Phòng (30), Khánh Hòa (28), Đồng Tháp (23), Bình Thuận (18), Quảng Nam (18), Thừa Thiên Huế (17), Kiên Giang (9), An Giang (5), Long An (4), Kon Tum (3), Trà Vinh (2), Đồng Nai (2), Cần Thơ (2), Hậu Giang (2).

Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 28/4.
Biểu đồ số ca mắc COVID-19 tại Việt Nam đến chiều ngày 28/4.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Gia Lai (-245), Đắk Lắk (-113), Bắc Giang (-107).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Vĩnh Phúc (+119), Hà Tĩnh (+102), Đắk Nông (+82).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 8.758 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.638.632 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.538 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.630.883 ca, trong đó có 9.239.486 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.584.454), TP. Hồ Chí Minh (608.242), Nghệ An (481.009), Bắc Giang (385.103), Bình Dương (383.360).

Chiều 28/4: Hơn 3,5 triệu người Việt Nam đã có hộ chiếu vaccine

Cập nhật đến chiều ngày 28/4, đã có hơn 3,5 triệu người Việt Nam đã có hộ chiếu vaccine. Con số này tăng thêm khoảng 800.000 người so với thống kê cách đó 2 ngày.

Hộ chiếu vaccine điện tử là chứng nhận tiêm chủng COVID-19 điện tử do Bộ Y tế cấp cho người dân, sử dụng các tiêu chuẩn do Tổ chức Y tế thế giới và Liên minh Châu Âu ban hành hiện đang được sử dụng tại 62 quốc gia và trong thời gian tới sẽ có thêm các quốc gia khác sử dụng.

Thời hạn của hộ chiếu vaccine điện tử là 12 tháng kể từ ngày cấp, đây là giải pháp kỹ thuật để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin. Khi hết hạn, hệ thống sẽ tự động tạo mã QR mới.

Người dân đã tiêm chủng, khai báo chính xác thông tin và đã được các cơ sở tiêm chủng nhập dữ liệu lên hệ thống tiêm chủng, xác thực đúng thông tin với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được cấp hộ chiếu vaccine mà không phải thực hiện thủ tục gì thêm. Quá trình này được thực hiện do các cơ sở tiêm chủng, Cục Y tế dự phòng là đầu mối để ký số.

Tại hội nghị trực tuyến quán triệt việc 'làm sạch' dữ liệu tiêm chủng COVID-19 và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của Tổ Công tác triển khai Đề án 06 do liên Bộ Y tế - Bộ Công an tổ chức kết nối đến hơn 11.000 điểm cầu trên toàn quốc diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, thời gian qua với sự giúp đỡ của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông và một số đơn vị liên quan, Bộ Y tế đã tích cực triển khai được dữ liệu phần mềm tiêm chủng quốc gia. Phần mềm đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai cũng nảy sinh nhiều vấn đề và còn những hạn chế nên kết quả cũng chưa đạt được như mong muốn.

Đến ngày 08/12, Việt Nam đã công nhận mẫu giấy chứng nhận tiêm chủng, hay còn gọi là hộ chiếu vaccine của 78 quốc gia và vùng lãnh thổ đã được giới thiệu chính thức đến Bộ Ngoại giao.
Đến chiều 28/4, Hhơn 3,5 triệu người Việt Nam đã có hộ chiếu vaccine.

Nguyên nhân theo Bộ trưởng Bộ Y tế, mặc dù Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông đã nhiều lần chỉ đạo đẩy mạnh việc cập nhật phần mềm tiêm chủng nhưng vẫn còn hơn 43 triệu mũi tiêm chưa đồng bộ được vấn đề tiêm chủng với dữ liệu dân cư quốc gia (sai thông tin gồm số định danh, ngày sinh, họ tên và thông tin khác...)

Vẫn còn những thông tin nhập vào còn thiếu, chưa phù hợp, chưa đúng và chưa đảm bảo được việc liên thông dữ liệu này. Đây chính là khó khăn, hạn chế không chỉ của Trung ương mà còn của các địa phương; kể cả các bộ phận kỹ thuật cũng chưa thể kết nối được.

Trước ngày 1/6, các địa phương phải hoàn thành việc cập nhật xác thực thông tin tiêm chủng. Hiện người dân đã tiêm, chỉ còn khâu thông tin, nếu thiếu, chưa chính xác thì phải cập nhật lại; việc này tuyến xã phải thực hiện dưới sự chỉ đạo của cấp huyện, cấp tỉnh; các địa phương phải quan tâm chỉ đạo vấn đề này.

GS.TS Nguyễn Thanh Long- Bộ trưởng Bộ Y tế:

Trả lời về việc 'làm sạch' dữ liệu tiêm chủng COVID-19 có ý nghĩa như thế nào, đại diện Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế cho biết: Thứ nhất, dữ liệu tiêm chủng phải đầy đủ, chính xác mới cung cấp số liệu phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành công tác tiêm chủng COVID-19 của chính quyền các cấp.

Thứ hai, đối với người dân, việc khai báo thông tin tiêm chủng chính xác nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân về tiêm chủng, về việc có xác nhận hộ chiếu vaccine phục vụ đi lại và giao thương quốc tế.

Theo quy định của Bộ Y tế, chỉ những người dân đã tiêm chủng, khai báo chính xác thông tin và thông tin được xác thực đúng với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư mới được các cơ sở tiêm chủng và Bộ Y tế ký xác nhận hộ chiếu vaccine.