Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.680.985 ca mắc COVID-19, đứng thứ 31/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 17.042 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.675.321 ca, trong đó có 1.261.465 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 1 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (501.288), Bình Dương (290.349), Đồng Nai (97.167), Tây Ninh (72.460), Đồng Tháp (42.426).

Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.264.282 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.103 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.013 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.065 ca; Thở máy không xâm lấn: 204 ca; Thở máy xâm lấn: 802 ca; ECMO: 19 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 227 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 31.632 ca, chiếm tỷ lệ 1,9% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 27/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 131/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 26/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 29.990.947 mẫu tương đương 73.996.693 lượt người.

Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 147.271.054 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 77.262.656 liều, tiêm mũi 2 là 66.866.022 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 3.142.376 liều.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Bộ Y tế hướng dẫn dùng kết quả xét nghiệm nhanh xác định người mắc COVID-19

Trong văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành ngày 28/12 gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ; Sở Y tế các tỉnh, thành phố; Y tế các bộ, ngành về việc xét nghiệm để phát hiện nghi mắc COVID-19 và cho người bệnh ra viện, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị căn cứ cấp độ dịch, khả năng đáp ứng và hướng dẫn tạm thời về quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 để xác định ca bệnh. Cụ thể:

- Trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc bất cứ người nào có xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR.

- Trường hợp bệnh nghi ngờ, có kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính (test nhanh do Bộ Y tế cấp phép và do nhân viên y tế thực hiện hoặc người nghi nhiễm thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa).

- Những người không có triệu chứng, có yếu tố dịch tễ hoặc tiếp xúc gần với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định COVID-19 trong khoảng 14 ngày và có 2 kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1 và hình thức test nhanh như trên).

Trong trường hợp chỉ có 1 kết quả xét nghiệm kháng nguyên dương tính thì cần phải có xét nghiệm RT-PCR để khẳng định.

F0 ở Hà Nội ở mức cao

Sở Y tế Hà Nội cho biết, ngày 28-12, trên địa bàn đã phát hiện thêm 1.920 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 449 ca cộng đồng, 1.360 ca tại khu cách ly, 111 ca tại khu phong tỏa. Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (249); Nam Từ Liêm (245), Hai Bà Trưng (174), Cầu Giấy (135), Hà Đông (120), Đống Đa (113).TP HCM: Cơ sở y tế đảm bảo 100% quân số trong các ngày nghỉ Tết dương lịch để thực hiện phòng, chống dịch COVID-19.

Như vậy từ ngày 27-4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 43.277 ca trong đó số F0 ghi nhận trong cộng đồng là 15.440 ca, số F0 là đối tượng đã được cách ly là 27.837 ca.

Sở Y tế cũng cho biết tính đến hết ngày 27-12, thành phố hiện có 20.228 F0 đang điều trị, trong đó có 13.305 F0 đang điều trị tại nhà (chiếm gần 70%); số còn lại điều trị tại bệnh viện, các cơ sở thu dung, điều trị của thành phố và của các quận, huyện.

Cụ thể, trong số 20.228 F0 đang điều trị có 101 người điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, 195 người điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (cơ sở Hoàng Mai), 2.420 người điều trị tại các bệnh viện trực thuộc ngành Y tế Thủ đô, 2.369 người điều trị tại cơ sở thu dung điều trị của thành phố, 5.092 người điều trị tại các cơ sở thu dung quận, huyện và 13.305 người điều trị và cách ly tại nhà. Tính từ ngày 29-4 đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 120 người tử vong do Covid-19.

Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản thông báo về việc thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong kỳ nghỉ tết dương lịch 2022.

Theo đó, Sở Y tế yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại cơ quan Sở Y tế và các đơn vị trực thuộc đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch trong kỳ nghỉ tết dương lịch.

Cụ thể, ngành y tế thành phố, các lực lượng tham gia phòng, chống dịch đảm bảo 100% quân số trong các ngày nghỉ để thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện công tác phòng chống dịch COVID-19 tại đơn vị, xây dựng các phương án tuyên truyền, ứng phó với dịch bệnh, không tổ chức gặp mặt đầu xuân, dừng các hoạt động lễ hội, sự kiện tập trung đông người chưa cần thiết.

Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo việc lập kế hoạch phân công trực vào các ngày nghỉ Tết Dương lịch năm 2022, đảm bảo hoạt động cấp cứu và điều trị 24/24 giờ.

Trong 2 tuần qua, tình hình dịch tại TP HCM chuyển biến theo chiều hướng tích cực: số ca nặng giảm, số ca tử vong giảm, số ca mắc mới giảm. Tuy nhiên, Thành phố không chủ quan vì nguy cơ lây lan bệnh, tăng số ca nhiễm trong các dịp nghỉ lễ có thể xảy ra.