Hà Nội: Triển khai thực hiện ký xác nhận "Hộ chiếu vaccine"

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng ngày 29/4 đã ký ban hành Văn bản số 1306/UBND-KGVX về việc thực hiện ký xác nhận "Hộ chiếu vaccine".

UBND thành phố giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Công an thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo việc triển khai thực hiện ký xác nhận “Hộ chiếu vaccine” đối với các cơ sở thực hiện tiêm chủng vaccine COVID-19 do Sở Y tế quản lý theo nội dung tại Công văn số 1908/BYT-CNTT.

UBND thành phố giao người đứng đầu các cơ sở tiêm chủng tiêm vaccine phòng COVID-19 thực hiện ký số xác nhận tiêm chủng cho người dân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc ký số xác nhận tiêm chủng vaccine COVID-19 của đơn vị theo nội dung tại Công văn số 1908/BYT-CNTT. Đồng thời, giao Công an thành phố chủ trì, chỉ đạo Công an các cấp phối hợp với ngành y tế tổ chức xác nhận thông tin dữ liệu tiêm chủng vaccine COVID-19 với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện ký xác nhận “Hộ chiếu vaccine”; chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế và các đơn vị liên quan thực hiện công tác bảo đảm an ninh mạng, bảo mật thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin cá nhân của người dân theo quy định.

Bản tin COVID-19 ngày 5/5: Số ca khỏi bệnh gấp 14 lần ca mắc mới
Hà Nội triển khai thực hiện ký xác nhận "Hộ chiếu vắc xin". Ảnh minh họa

Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị liên quan bảo đảm cơ sở hạ tầng và cấp chữ ký số để thực hiện cấp “Hộ chiếu vaccine” trên địa bàn thành phố; phối hợp với Công an thành phố và các đơn vị liên quan thực hiện công tác bảo đảm an ninh mạng, bảo mật thông tin Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông tin cá nhân của người dân theo quy định.

UBND thành phố cũng giao UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và lực lượng liên quan chịu trách nhiệm rà soát danh sách các đối tượng tiêm chủng thuộc phạm vi quản lý, phối hợp với các cơ sở tiêm chủng vaccine phòng COVID0-19 trên địa bàn để thực hiện đối chiếu, bổ sung thông tin tiêm chủng và ký xác nhận theo nội dung tại Công văn số 1908/BYT-CNTT của Bộ Y tế.

Ngày 4/5: Có 3.088 ca COVID-19, số khỏi bệnh gấp 14 lần F0 mắc mới

Tính từ 16h ngày 03/5 đến 16h ngày 04/5, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.088 ca nhiễm mới, trong đó 0 ca nhập cảnh và 3.088 ca ghi nhận trong nước (tăng 379 ca so với ngày trước đó) tại 48 tỉnh, thành phố (có 2.105 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (705), Phú Thọ (268), Vĩnh Phúc (198), Nghệ An (133), Quảng Ninh (130), Bắc Kạn (126), Yên Bái (116), Hải Dương (114), Tuyên Quang (106), Lào Cai (102), Hưng Yên (73), Quảng Bình (60), Hà Giang (58), Thái Bình (55), Hà Nam (54), Lâm Đồng (52), Cao Bằng (49), Quảng Trị (45), Thái Nguyên (44), Hà Tĩnh (43), Quảng Ngãi (38), Ninh Bình (38), TP. Hồ Chí Minh (36), Hải Phòng (35), Đắk Nông (33), Nam Định (33), Hòa Bình (32), Sơn La (30), Bình Dương (29), Bắc Giang (25), Lai Châu (25), Đà Nẵng (24), Gia Lai (23), Thanh Hóa (21), Lạng Sơn (21), Bình Phước (17), Tây Ninh (16), Bà Rịa - Vũng Tàu (14), Cà Mau (11), Vĩnh Long (10), Bến Tre (9), Sóc Trăng (8 ), Thừa Thiên Huế (7), Bình Thuận (6), Bình Định (6), Khánh Hòa (5), Điện Biên (3), Kiên Giang (2).

số khỏi bệnh gấp 14 lần F0 mắc mới. Ảnh minh họa
Ngày 4/5 số ca nhiễm COVID-19 khỏi bệnh gấp 14 lần F0 mắc mới. Ảnh minh họa

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Đà Nẵng (-35), Yên Bái (-31), Bắc Ninh (-29).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hải Dương (+91), Vĩnh Phúc (+83), Hưng Yên (+48).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 4.418 ca/ngày.

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.662.446 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 107.763 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.654.696 ca, trong đó có 9.306.519 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.589.106), TP. Hồ Chí Minh (608.531), Nghệ An (482.088), Bắc Giang (385.329), Bình Dương (383.465).

TP HCM giải thể các bệnh viện dã chiến

Theo Sở Y tế TP HCM, tình hình dịch bệnh trên địa bàn đã được kiểm soát. Tính đến nay, toàn thành phố chỉ còn dưới 5.000 trường hợp F0 đang điều trị (chủ yếu là tại nhà), số ca nặng cần thở máy xâm lấn tiếp tục giảm (hiện nay chỉ còn dưới 20 ca) và không có ca tử vong do COVID-19 trong hơn 3 tuần qua. TP. HCM hiện chỉ còn 1 phường/xã có cấp độ dịch 2, tất cả đều đạt cấp độ 1.

Sở Y tế TP HCM cho biết, theo kế hoạch, thành phố ngưng hoạt động các trạm y tế lưu động, việc quản lý F0 tại nhà hiện nay do các trạm y tế đảm trách với sự trợ giúp của các công cụ chuyển đổi số, tập trung chủ yếu vào việc quản lý và chăm sóc những người thuộc nhóm nguy cơ.

Đối với các bệnh viện dã chiến tuyến huyện, nếu trong giai đoạn cao điểm dịch đã sử dụng tạm một cơ sở chức năng làm bệnh viện dã chiến thì hoàn trả lại công năng ban đầu. Đồng thời các quận, huyện phải có kế hoạch sẵn sàng mở lại bệnh viện dã chiến trong trường hợp số F0 tăng cao trở lại.

Tất cả các bệnh viện trên địa bàn thành phố phải thực hiện đồng thời 2 chức năng, vừa thực hiện công tác khám, chữa bệnh thông thường vừa thành lập Khoa/Đơn vị điều trị COVID-19 để điều trị người mắc COVID-19 đồng thời với bệnh lý cấp/mạn tính hoặc bệnh lý nền kèm theo.

Bản tin COVID-19 sáng ngày 5/5: Hà Nội triển khai thực hiện ký xác nhận "Hộ chiếu vaccine"
Động thái này được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục được kiểm soát ổn định, chỉ 4 phường, xã có cấp độ dịch hai, còn lại tất cả đều đạt cấp độ một. Thành phố chỉ còn dưới 5.000 F0 đang điều trị, chủ yếu tại nhà. Số ca nặng cần thở máy xâm lấn tiếp tục giảm, còn dưới 20 trường hợp và không có ca tử vong do Covid-19 trong hơn ba tuần qua.

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Đồng 1, 2 và Nhi Đồng Thành phố (cùng với các bệnh viện Trung ương trên địa bàn thành phố như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Quân y 175) là các bệnh viện tuyến cuối về điều trị COVID-19.

TP HCM cũng giải thể các bệnh viện dã chiến thành phố đã tạm ngưng hoạt động trước đó. Đối với các bệnh viện dã chiến 3 tầng còn hiện hữu, sẽ duy trì hoạt động Bệnh viện dã chiến 3 tầng số 13, tạm ngưng hoạt động dã chiến 3 tầng số 14 và 16. Ngưng hoạt động tầng 3 của Bệnh viện dã chiến 3 tầng Tân Bình do Bệnh viện Thống Nhất phụ trách.

Trước đó, TP HCM đã trải qua những tháng ngày hết sức khó khăn của đợt dịch COVID-19 lần thứ 4, trong đó cao điểm kéo dài hơn 2 tháng, từ trung tuần tháng 7 đến trung tuần tháng 9 năm 2021.

Để đáp ứng với diễn tiến của tình hình dịch bệnh, các bệnh viện dã chiến liên tục được thành lập, các bệnh viện của thành phố được chuyển đổi công năng sang bệnh viện điều trị COVID-19.

TP HCM tổng cộng đã thành lập 32 bệnh viện dã chiến (42.798 giường) và chuyển công năng 64 bệnh viện (17.062 giường).

Bên cạnh việc huy động tổng lực nguồn nhân lực từ tất cả bệnh viện trên địa bàn, lần đầu tiên ngành Y tế TP HCM nhận được sự hỗ trợ nguồn nhân lực đông đảo được Bộ Y tế huy động từ nhiều vùng trên khắp cả nước, trong đó có sự hỗ trợ rất hiệu quả của lực lượng Quân y từ Bộ Quốc phòng trong việc triển khai lần đầu tiên trên phạm vi cả nước mô hình trạm y tế lưu động phục vụ công tác quản lý, chăm sóc cho các trường hợp F0 tại nhà.