Bản tin bất động sản ngày 26/1 nổi bật với Hà Nội sẽ xây dựng lại một số chung cư cũ từ 2023 và ngân hàng đồng loạt rao bán bất động sản cao cấp cuối năm.
Hà Nội sẽ xây dựng lại một số chung cư cũ trong 2023
Tại hội nghị quán triệt triển khai đề án và các kế hoạch triển khai Đề án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Dương Đức Tuấn cho biết thời gian qua, công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trên địa bàn thành phố còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, kết quả thực hiện chưa đạt yêu cầu, tiến độ đề ra.
Theo khảo sát năm 2020, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ - nhiều nhất cả nước.
Nhận được chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, cơ sở pháp lý đã được củng cố, bổ sung văn bản pháp lý quan trọng là Nghị định số 69/2021/NĐ-CP, ngày 15/7/2021, của Chính phủ về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư. Để bảo đảm tiến độ Đề án và các kế hoạch triển khai, ông Dương Đức Tuấn đề nghị nguyên tắc, công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư phải được tiến hành đúng kế hoạch, tiến độ đề ra; quá trình triển khai phải có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm.
Lãnh đạo Hà Nội cho biết thành phố phấn đấu đến đầu năm 2023 có thể khởi công được 2-3 hoặc nhiều hơn dự án cải tạo, xây dựng lại khu chung cư cũ.
Được biết, theo thống kê năm 2020, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 1.579 nhà chung cư cũ - nhiều nhất cả nước. Đến nay con số này vẫn đang được tiếp tục rà soát, cập nhật và có thể tăng lên.
Các nhà chung cư cũ này chủ yếu tập trung ở các quận nội thành, quy mô thường từ 2 đến 6 tầng, ngoài ra còn có một số chung cư đơn lẻ phân bố rải rác trên địa bàn các quận trung tâm.
Dự kiến tiến độ thực hiện kiểm định từng nhà chung cư cũ theo từng năm trong giai đoạn 2021-2025, chia làm 4 đợt và phấn đấu hoàn thành công tác kiểm định tất cả các chung cư cũ trên địa bàn thành phố trước quý III/2023.
Ngân hàng rầm rộ rao bán căn hộ cao cấp dịp cuối năm
Trước Tết Nguyên đán 2022, hàng loạt ngân hàng đã đồng loạt rao bán, thanh lý nhiều tài sản để thu hồi nợ. Đáng chú ý trong đó có hàng loạt các bất động sản cao cấp với mức giá hợp lý nhưng vẫn rất ít người mua.
Cụ thể, Agribank chi nhánh Trung Tâm Sài Gòn rao bán căn hộ chung cư số 11.03 khu A2 (A2.11.03) khu nhà ở chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ Giai Việt tại 854- 856 Tạ Quang Bửu, phường 5, Quận 8 (TP HCM). Được biết căn hộ có diện tích sàn 115,51m2, giá khởi điểm là 4,79 tỷ đồng, hồi tháng 11/2021, căn hộ này từng được Agribank rao bán ở mức 5,9 tỷ đồng.
Được biết, chi nhánh Agribank này cũng đang rao bán một căn hộ 7.24 lô H3, chung cư phường 6, quận 4 với giá khởi điểm 2,7 tỷ đồng.
Sacombank rao bán khoản nợ 596 tỷ đồng của CTCP Đầu tư Địa ốc Vạn Phát, được bảo đảm bằng 40 triệu cổ phiếu CTCP Bất động sản Đô Thành (DTR)
Còn ngân hàng Sacombank vẫn đang tiếp tục rao bán 19 căn hộ, trong đó có 10 căn penthouse đang ở mức thô, còn lại đã hoàn thiện cơ bản thuộc dự án chung cư Xi Grand Court (Khu phức hợp căn hộ cao cấp Xi Grand Court - đường Lý Thường Kiệt, Quận 10, TP HCM).
Các căn hộ có giá khởi điểm thấp nhất là 3,052 tỷ đồng, diện tích thông thủy 47,9 m2, diện tích tim tường 53 m2 ở tòa C tầng 18, gồm 1 phòng ngủ và 1 phòng vệ sinh. Còn 4 căn hộ penthouse ở tòa B, tầng 28 và 29 giữ mức giá khởi điểm cao nhất là 9,122 tỷ đồng, trong đó 2 căn có diện tích thông thủy 70,78 m2 và tim tường 101,6 m2, 2 căn còn lại diện tích thông thủy và tim tường lần lượt là 59,37 m2 và 64 m2.
Tại Hà Nội, chi nhánh VietinBank Đông Hà Nội mới đây rao bán căn hộ chung cư rộng 153m2 tại Tòa E04, khu đô thị Nam Thăng Long, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ (TP Hà Nội) và quyền sử dụng 55,7m2 đất tại số 9 phố 339, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng, quyền tài sản phát sinh từ Hợp đồng mua bán căn hộ. Đây là các tài sản đảm bảo của Công ty Cổ phần (CP) XNK An Phú Thành, khoản nợ của công ty này có giá trị đến 30/5/2021 là hơn 14 tỷ đồng nhưng được ngân hàng rao bán với giá khởi điểm hơn 7,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, ngoài các chung cư cao cấp thì trước Tết Nguyên đán, các ngân hàng cũng rao bán hàng loạt đất vàng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Tại Quảng Ninh, Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội (MBAMC) thông báo về việc chào bán tài sản là phần vốn góp tại Công ty TNHH Quan Minh (Quan Minh) để tiến hành thu hồi nợ. Công ty Quan Minh được biết đến là chủ đầu tư dự án Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu dân cư đô thị Ocean Park tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Dự án này có quy mô 41,8 ha với tổng mức đầu tư là 392,5 tỷ đồng.
Giá trị tài sản chào bán là 250 tỷ đồng, bao gồm 225 tỷ đồng (90% vốn điều lệ) thuộc sở hữu của ông Hoàng Văn Cường (SN 1975) và 25 tỷ đồng (10% vốn điều lệ) của ông Hoàng Bá Dũng (SN 1990).
VietinBank rao bán khoản nợ để xử lý thu hồi nợ của Công ty TNHH Tập đoàn Xuân Lãm (Tập đoàn Xuân Lãm).
Theo VietinBank, khoản nợ của Tập đoàn Xuân Lãm có giá trị tính đến ngày 30/11 là 60,1 tỷ đồng, bao gồm dư nợ gốc 20,3 tỷ đồng và nợ lãi 39,7 tỷ đồng. Tài sản đảm bảo cho khoản nợ này là 3 lô đất có tổng diện tích 3.949,5 m2 tại tỉnh Quảng Ninh.
VietinBank chào giá khởi điểm cho khoản nợ trên là gần 48 tỷ đồng. Mức giá này chưa bao gồm các loại thuế, phí và nghĩa vụ tài chính khác (nếu có).
Tại Hà Nội, ngân hàng Agribank chi nhánh Mỹ Đình thông báo đấu giá toàn bộ khoản nợ của Xuân Lãm và chi nhánh công ty tại Hà Nội theo 2 hợp đồng tín dụng được ký vào năm 2013. Toàn bộ giá trị khoản nợ được đấu giá là 312,5 tỷ đồng, trong đó, nợ gốc là 122,1 tỷ đồng, nợ lãi 190,4 tỷ đồng.
Ở TP HCM, hàng loạt khoản nợ lớn của các công ty bất động sản được ngân hàng rao bán. Cụ thể, Sacombank rao bán khoản nợ 596 tỷ đồng của CTCP Đầu tư Địa ốc Vạn Phát, được bảo đảm bằng 40 triệu cổ phiếu CTCP Bất động sản Đô Thành (DTR); khoản nợ 1.143,3 tỷ đồng của Công ty TNHH Bất động sản Phước Trí, được bảo đảm bằng quyền sử dụng 7.016,9 m2 đất tại số 201-203 Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình. Sacombank cũng rao bán 5 khoản nợ có tổng giá trị lên tới 2.402,2 tỷ đồng của Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Bất động sản Quang Vinh, Công ty TNHH Thương mại Xây dựng Nam Đô Long và 3 cá nhân là bà Liêng Thị Thảo, ông Liên Thành Liêm và bà Đàm Kim Phụng - tài sản bảo đảm cho khoản nợ này là 25,25 triệu cổ phần CTCP Dịch vụ Du lịch Quốc tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (Vũng Tàu Intourco). Khoản nợ trị giá 1.217,6 tỷ đồng của CTCP Tư vấn Đầu tư Bất động sản Minh Dương, với tài sản bảo đảm là dự án chung cư 3.103,8 m2 tại 212B/C79 Nguyễn Trãi (quận 1, TP Hồ Chí Minh); khoản nợ 473,7 tỷ đồng của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Kim Kim Hoàn Mỹ, được bảo đảm bằng lô đất số 21-23 Nguyễn Biểu (quận 5, TP Hồ Chí Minh).
Hà Đông: Gần 10.000 m2 đất dự án bãi xe tĩnh đã bị "phù phép" thành khu nhà xưởng ra sao?
Được biết, Ngày 11/12/2003, UBND tỉnh Hà Tây ban hành Quyết định số 2560QĐ/UB về việc thu hồi 9.476,5m2 đất nông nghiệp của Hợp tác xã Nông nghiệp La Khê chuyển thành đất chuyên dùng, giao Hợp tác xã Nông nghiệp La Khê để xây dựng bến xe tĩnh La Khê, trong đó có 352m2 thuộc quy hoạch là hành lang giao thông, còn lại 9.124,5m2 để xây dựng Bến xe tĩnh La Khê. Ngày 30/9/2004, Hợp tác xã La Khê ký hợp đồng thuê đất với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tây với hình thức thuê đất trả tiền hàng năm.
Sau khi được giao đất, Hợp tác xã La Khê đã tiến hành san lấp mặt bằng, xây dựng tường rào xung quanh và một số hạng mục khác với tổng kinh phí đã đầu tư khoảng hơn 2,7 tỷ đồng. Tháng 2/2006, đơn vị này và Cty TNHH Xuân Thắng ký hợp đồng liên doanh liên kết để mở cửa hàng xăng dầu trên diện tích 375m2 đất trong bãi xe tĩnh. Được biết, hằng tháng Công ty TNHH Xuân Thắng đều nộp cho Hợp tác xã La Khê 5,625 triệu đồng, thời hạn hợp đồng là 20 năm.
Gần 10.000 m2 đất để làm bãi xe tĩnh đã bị phủ kín thành nhà xưởng.
Diện tích còn lại là 8.749,5m2, Hợp tác xã La Khê cho đấu thầu khai thác và Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng thương mại và dịch vụ Thái Việt là đơn vị trúng thầu. Được biết, Hợp tác xã La Khê và Thái Việt đã cùng nhau đầu tư xây dựng cơ sở vật chất. Tháng 6/2006, sau khi được Hợp tác xã La Khê chấp thuận, Thái Việt bỏ tiền xây dựng nhà xưởng trên bãi xe tĩnh và được quyền sở hữu hợp pháp 3 công trình nhà dịch vụ, nhà xưởng kiêm nhà kho, gara trên tổng diện tích 5.600m2 đất.
Ngày 31/3/2008, Sở TN & MT Hà Tây đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Hợp tác xã Nông nghiệp La Khê được quyền sử dụng 9.124,5m2 đất với mục đích xây dựng Bến xe tĩnh La Khê; theo hình thức Nhà nước cho thuê đất và đóng tiền thuê đất hàng năm; thời hạn sử dụng đến ngày 11/12/2053; tài sản gắn liền với đất là nhà kho có diện tích 5.600m2, công trình phụ trợ có diện tích 180m2. Lúc này, nhà xưởng do Công ty Thái Việt đầu tư và sở hữu đã biến thành tài sản hợp pháp của Hợp tác xã La Khê.
Tháng 1/2013, UBND TP Hà Nội có quyết định điều chỉnh tên người sử dụng đất từ Hợp tác xã Nông nghiệp La Khê thành Hợp tác xã La Khê và mục đích sử dụng đất để xây dựng Bến xe tĩnh La Khê thành xây dựng Bến xe tĩnh La Khê, cửa hàng xăng dầu, kinh doanh dịch vụ bãi xe.
Ngày 27/10/2015, Sở Tài nguyên và Môi trường TP Hà Nội ký hợp đồng thuê đất cho Hợp tác xã La Khê thuê 9.124,5m2 đất trên.
Theo thống kê của Sở GTVT Hà Nội, hiện toàn thành phố có khoảng 7,5 triệu phương tiện, trong đó hơn 900.000 ô tô các loại, chưa kể 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh thành phố khác tham gia giao thông tại Hà Nội. Trong khi đó, trên địa bàn 12 quận nội thành hiện có 590 điểm đỗ xe, bãi đỗ xe tập trung, 562 điểm trông giữ xe trên hè phố, lòng đường.
Diện tích giao thông tĩnh mới chiếm 0,12% diện tích các quận nội thành, chỉ đáp ứng 10% tổng nhu cầu đỗ xe toàn thành phố. Rõ ràng có thể thấy nhu cầu các bãi đỗ xe tĩnh trên địa bàn thành phố là rất lớn nhưng nếu địa phương nào cũng để xảy ra tình trạng sử dụng diện tích giao thông tĩnh để phục vụ một số lợi ích cá nhân thì chắc chắn giao thông Hà Nội sẽ khó có thể phát triển được trong thời gian tới.
Đại diện Sở GTVT Hà Nội, quy hoạch mạng lưới bến bãi đỗ xe mới đã được thông qua vào năm 2018 và đang chờ phê duyệt, nó đã loại bỏ được những điểm yếu của các đồ án cũ, đồng thời có tính khả thi cao hơn. Đặt giả thiết bản đồ án này sẽ đi đúng hướng với kỳ vọng có hơn 1500 vị trí được quy hoạch làm bãi đỗ xe, vậy câu chuyện còn lại của Hà Nội là giải đề.
Một chủ đầu tư bãi đỗ xe ngầm tại Hà Nội từng ngập ngừng bày tỏ, thực ra thủ tục hiện nay thì cũng không phải quá vướng mắc, mà là bị kéo dài, trễ nải do giấy tờ đi lòng vòng qua nhiều sở, ban, ngành. Mỗi lần như vậy, có những vấn đề rất “khó nói” nếu muốn việc hanh thông.
Vì vậy, ngoài các cơ chế đột phá như cho phép sử dụng 30% diện tích dự án để làm kinh doanh dịch vụ, đề xuất cho nhà đầu tư bán một số suất gửi xe sau khi đầu tư xong, không cấp phép bãi giữ xe tạm thời trong bán kính 500m xung quanh dự án, có cơ chế riêng về giá vé tại các bãi đỗ xã hội hóa, vấn đề trọng tâm Hà Nội cần hướng tới chính là cải cách thủ tục hành chính, minh bạch hóa và triệt tiêu vấn nạn tiêu cực trong quan hệ xin-cho.
Sau Nghị quyết 07 khuyến khích đầu tư xây dựng bến bãi đỗ xe, Hà Nội đã có kế hoạch số 63 phân công cụ thể các cấp, các ngành tổ chức triển khai, nhằm cụ thể hóa cơ chế chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho nhà đầu tư.
Đồng Nai: Khu đô thị Angel Island giá từ 80 triệu đồng/m2
Dự án Angel Island nằm tại cù lao Ông Cồn (xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) với bốn mặt tiếp giáp sông tuyệt đẹp. Dự án có tổng diện tích 204 ha với hơn 50% mảng xanh trên tổng diện tích và mật độ xây dựng chỉ 18,8 %.
Angel Island sở hữu nhiều tiện ích nội khu bao gồm: công viên trung tâm 11 ha, công viên ven sông 25,2 ha, công viên ven kênh 13,5 ha, cây xanh nội khu 60,17 ha.
Angel Island cung cấp ra thị trường khoảng 644 căn shophouse diện tích từ 154 – 158 m2, 586 căn garden villas diện tích 240 – 252 m2, 600 căn grand villas diện tích 330 – 480 m2, 149 căn elite villas diện tích 600 m2, 67 căn river front mansion diện tích 900 m2 và 1 block building khoảng 1.700 căn hộ.
Hiện trên thị trường, giá dự án Angel Island từ 80 triệu đồng/m2.
Được biết, chủ đầu tư dự án Angel Island ban đầu là Công ty TNHH Xây dựng Thương mại Nhật Quang thành lập ngày 22/1/1996. Đầu năm 2019 Nhật Quang sáp nhập vào Công ty CP Phát triển Địa ốc Sông Tiên.
Theo tìm hiểu, tháng 8/2018 Nhật Quang công bố thông tin vốn điều lệ đạt 680 tỷ đồng với cơ cấu cổ đông mới gồm: Đinh Thị Kim Dung (95%), Nguyễn Thị Như Mai (4%) và Trần Thanh Tùng (1%).
Cuối năm 2018, các cổ đông nói trên chuyển nhượng 75% cổ phần cho chủ sở hữu mới là Công ty CP Phát triển Địa ốc Sông Tiên được thành lập vào tháng 9/2018.
Đến tháng 9/2021, Tập đoàn Hưng Thịnh đã chính thức sở hữu dự án Angel Island bằng cách mua lại hơn 60% cổ phần tại Công ty CP Phát triển Địa ốc Sông Tiên.
Dự án Angel Island được khởi công xây dựng vào ngày 17/05/2020 và dự kiến hoàn thành vào năm 2026.
Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 342/TB-VPCP ngày 2/7/2025 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về tình hình triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.
Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết hạng mục nhà ga hành khách của sân bay Long Thành sẽ hoàn thiện phần xây dựng trước 31/12/2025 và bắt đầu lắp đặt thiết bị từ quý II/2025; hoàn thiện nghiệm thu, chạy thử toàn bộ các hệ thống trước tháng 6/2026.
AEON dự kiến đầu tư thêm 3 trung tâm mua sắm mới tại TP HCM với tổng vốn lên đến hàng ngàn tỉ đồng, đồng thời tuyển dụng từ 1.500 đến 2.000 lao động cho mỗi trung tâm.
Tập đoàn Sun Group vừa có văn bản gửi UBND TP HCM, đề xuất nghiên cứu đầu tư tuyến đường ven sông Sài Gòn và tuyến metro dài 40 km theo hình thức BT tại khu vực huyện Củ Chi (cũ)
Bộ Tài chính cho biết đang phối hợp với Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Đồng Nai để rà soát toàn bộ nội dung liên quan đến kết quả đấu thầu dự án cao tốc TP HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, sau khi bị Chính phủ phê bình vì báo cáo chậm và chưa đầy đủ.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký 2 quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hai dự án khu đô thị ở Khu kinh tế Dung Quất. Hai dự án có tổng diện tích gần 2.700ha, tổng vốn hơn 2,1 tỷ USD.
Với tổng diện tích 765 ha, quy hoạch này khoanh vùng và định hướng phát triển cho khu vực trung tâm, nơi tập trung các công trình lịch sử, văn hóa, dịch vụ và du lịch quan trọng của Đà Lạt.
Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo mức lãi suất cho vay ưu đãi áp dụng từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12, dành cho người trẻ dưới 35 tuổi mua nhà ở xã hội, cũng như các đối tượng đầu tư, mua nhà tại các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và chung cư cũ cải tạo.
Ngày 30/6, UBND tỉnh Khánh Hòa có Quyết định số 37 quy định chi tiết về trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng cách xa địa điểm làm việc được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.
Công ty Cổ phần Đầu tư Tập đoàn Trường Hải (THACO) đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND TP HCM, đề xuất được nghiên cứu và đầu tư tuyến đường sắt đô thị Bến Thành - Thủ Thiêm - sân bay quốc tế Long Thành. Nếu không được chọn làm nhà đầu tư, tập đoàn vẫn bàn giao kết quả nghiên cứu, không yêu cầu hoàn phí.
Ngày 30/6, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư 2 dự án lớn tại Khu Kinh tế Vân Phong, gồm: Khu đô thị mới Tu Bông và Dự án Khu đô thị mới Đầm Môn.
UBND quận Đống Đa vừa ban hành thông báo thu hồi bán đảo hồ Đống Đa để thi công đồng thời cùng Dự án Cải tạo hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan đô thị khu vực xung quanh hồ.
Trong bức tranh thị trường hiện nay chính là việc người mua ngày càng mở rộng phạm vi tìm kiếm bất động sản ra ngoài địa bàn Thủ đô. Hiệu ứng fomo trong các phân khúc bất động sản như chung cư, đất nền dần hạ nhiệt, người mua nhà quan tâm đến giá trị dài hạn như chất lượng sản phẩm và danh tiếng của chủ đầu tư.
- UBND Thành phố Hà Nội vừa giao và cho thuê hàng chục nghìn m2 đất tại Phúc Thọ, Sơn Tây, Thanh Oai để xây dựng hạ tầng đấu giá đất, dự án xăng dầu...
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HoSE: mã chứng khoán KBC) vừa được UBND tỉnh Hải Dương phê duyệt chủ trương đầu tư và chấp thuận làm nhà đầu tư dự án Khu công nghiệp Bình Giang theo Quyết định số 2286/QĐ-UBND ban hành ngày 20/6/2025.
Theo THADICO, tại “Hội nghị công bố 9 quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 và trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, điều chỉnh chủ trương đầu tư” do UBND TP Thủ Đức tổ chức ngày 23/6 vừa qua, công ty đã nhận 6 quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư liên quan đến các dự án tại Khu đô thị Sala.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?