ABBank ghi nhận lỗ quý III/2024 tới 343 tỷ đồng
ABBank ghi nhận mức lỗ trước thuế kỷ lục kể từ năm 2021 đến nay. Riêng trong quý III/2024, ABBank báo lỗ 343 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với quý lỗ gần nhất (quý IV/2022 lỗ 45 tỷ đồng).
ABBank dự kiến phát hành trái phiếu riêng lẻ lần một năm 2024 với tổng mệnh giá 3.000 tỷ đồng, trong quý IV/2024. Đây là loại không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo.
Mới đây, HĐQT Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, mã chứng khoán ABB) vừa công bố về việc phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần một năm 2024.
ABBank dự kiến phát hành trái phiếu với tổng mệnh giá 3.000 tỷ đồng, đây là loại trái phiếu 3 không: Không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Mệnh giá mỗi trái phiếu là 100 triệu đồng hoặc bội số của 100 triệu đồng.
Ngân hàng này dự kiến phát hành tối đa 10 đợt, thời gian từ 1/11/2024 đến ngày 31/12/2024, mục đích nhằm bổ sung nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng. Trái phiếu được phát hành dưới hình thức ghi sổ, lãi suất sẽ được tổng giám đốc hoặc các chức danh tương đương quyết định, đảm bảo phù hợp với lãi suất thị trường.
Thời gian sử dụng nguồn vốn thu được từ các đợt phát hành trái phiếu dự kiến sẽ được thực hiện trước ngày 31/3/2025. Theo thông tin trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, từ đầu năm đến nay, ABBank chưa huy động lô trái phiếu nào ra thị trường.
Ở chiều ngược lại, hồi đầu tháng 10, ngân hàng đã tiến hành mua lại 1.000 tỷ đồng trái phiếu trước hạn đối với mã ABBL2325003 phát hành ngày 2/10/2023, kỳ hạn 2 năm và dự kiến đến năm 2025 mới đáo hạn.
Theo dữ liệu từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, trong năm nay, ngân hàng đã tiến hành mua lại trước hạn tổng cộng 3 lô trái phiếu với tổng giá trị 3.500 tỷ đồng.
Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2024 với thu nhập lãi thuần khả quan khi tăng 14% so cùng kỳ, lên mức 737,6 tỷ đồng.
Các nguồn thu ngoài lãi khá bi quan khi suy giảm và thua lỗ, chỉ riêng lãi thuần từ hoạt động khác tăng 135% lên 26 tỷ đồng.
Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm mạnh 57% về còn 82 tỷ đồng. Còn kinh doanh ngoại hối âm 46 tỷ, mua bán chứng khoán kinh doanh lỗ 3,7 tỷ, mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 60 tỷ đồng.
Thêm vào đó, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ABBank tăng vọt 123% lên gần 526 tỷ đồng. Thu không đủ bù chi khiến ABBank lỗ ròng gần 285 tỷ đồng trong quý III/2024.
Theo đó, ABBank ghi nhận mức lỗ trước thuế kỷ lục kể từ năm 2021 đến nay. Riêng trong quý III, ABBank báo lỗ 343 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với quý lỗ gần nhất (quý IV/2022 lỗ 45 tỷ đồng).
Lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của ABBank đạt 180 tỷ đồng, giảm sâu so với 565 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023. Năm nay, ABBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế 1.000 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với kết quả năm 2023 là 523 tỷ đồng. Tuy nhiên, với kết quả lũy kế trước thuế quý III/2024 ở mức 239 tỷ đồng, mục tiêu này trở thành thách thức lớn khi chỉ còn một quý nữa là kết thúc năm 2024.
Bên cạnh việc lợi nhuận sụt giảm, chi phí cho nhân viên trong kỳ của ABBank cũng giảm từ hơn 900 tỷ xuống gần 848 tỷ đồng, mặc dù số lượng nhân viên đã tăng từ 4.377 lên 4.428 người.
Đến ngày 30/9/2024, tổng tài sản của ABBank đạt hơn 164.193 tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2023. Hoạt động cho vay khách hàng trong 9 tháng chỉ tăng nhẹ, chưa đầy 1%, đạt 98.767 tỷ đồng. Ngược lại, tiền gửi khách hàng giảm 9% so với cuối năm trước, còn 91.089 tỷ đồng. Số dư nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) của ngân hàng tăng 10,5% lên 3.158 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng gần 60% lên mức 1.653 tỷ đồng. Điều này đã kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng từ 2,91% hồi đầu năm lên gần 3,2%.
ABBank ghi nhận mức lỗ trước thuế kỷ lục kể từ năm 2021 đến nay. Riêng trong quý III/2024, ABBank báo lỗ 343 tỷ đồng, tăng gấp 7 lần so với quý lỗ gần nhất (quý IV/2022 lỗ 45 tỷ đồng).
HĐQT FLC Gab vừa ban hành hàng loạt Nghị quyết liên quan đến vấn đề nhân sự cấp cao của doanh nghiệp.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - SeABank tiền thân là Ngân hàng TMCP Hải Phòng thành lập tháng 3/1994. Đến 2002, ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
Theo thông tin từ TCBS, ứng cử viên thành viên HĐQT độc lập là bà Nguyễn Thị Dịu (SN 1973). Trước đây, bà từng có thời gian nhiều năm đảm nhiệm Phó Tổng Giám đốc tại Vingroup hay Thành viên Hội đồng quản trị Vincom Retail.
Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank; HoSE: mã chứng khoán HDB) sẽ phát hành 582,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ thực hiện quyền là 20%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận về 20 cổ phiếu mới. Ngày đăng ký cuối cùng là 12/12/2024.
Công ty TNHH Nam Rạch Chiếc chủ đầu tư dự án Palm City xin gia hạn tất toán 2 lô trái phiếu với tổng giá trị 2.000 tỷ đồng thêm 24 tháng.
Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (mã chứng khoán NHA: HOSE) dừng kế hoạch chào bán hơn 8,8 triệu cổ phiếu.
Ngày 2/12, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước công bố xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (mã chứng khoán AGG) tổng cộng gần 400 triệu đồng với hàng loạt sai phạm,vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán.
CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC - UPCoM: mã chứng khoán ABI) vừa công bố thông tin về việc chi trả cổ tức còn lại năm 2023 bằng tiền và ngày đăng ký cuối cùng hưởng quyền nhận cổ tức.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: mã chứng khoán BAF) vừa thông báo về việc thay đổi nhân sự. Ông Nguyễn Văn Minh và ông Ngô Cao Cường vừa được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc BAF.
Với việc được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư bổ sung vốn Nhà nước, Vietcombank có thể sớm phát hành cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 49,5%.
Hải Phát (HPX) quyết định thoái toàn bộ 18% cổ phần tại Hải Phát Land với giá trị đầu tư 127,8 tỷ đồng.
ABBank đã tiến hành mua lại trái phiếu trước hạn toàn bộ mã ABBL2325005 trị giá 1.300 tỷ đồng vào ngày 27/11. Lô trái phiếu này phát hành ngày 27/11/2023, kỳ hạn 2 năm, đáo hạn ngày 27/11/2025.
CTCP Tập đoàn Lộc Trời (HoSE: mã chứng khoán LTG) vừa thông báo bổ nhiệm 2 phó tổng giám đốc mới. Đáng chú ý, cả 2 tân Phó tổng giám đốc nêu trên đều là những lãnh đạo chủ chốt tại các công ty thành viên của Lộc Trời.
Ông Nguyễn Hải Long - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức (HoSE: mã chứng khoán TDH) mới đây đã gửi đơn xin từ nhiệm đến HĐQT công ty. Hiện tại, người kế nhiệm ông Long chưa được doanh nghiệp công bố. Tuy nhiên, ngoài vị trí Tổng Giám đốc thì Ban điều hành công ty này không còn ai.
CTCP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) vừa công bố văn bản lấy ý kiến cổ đông về phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ để tăng vốn điều lệ. Ngày cuối cùng chốt danh sách cổ đông lấy ý kiến bằng văn bản dự kiến là 6/12/2024.
Ngày 25/11/2024, HĐQT CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) thông qua việc bảo lãnh cho 2 công ty con vay vốn ngân hàng.
FLC GAB bị xử phạt hành chính do không công bố báo cáo tài chính trên hệ thống công bố thông tin của UBCKNN, HNX và trang thông tin điện tử của công ty.
Tổng doanh thu của VinFast đạt 12.326 tỷ đồng, đánh dấu mức tăng 42,2% so với quý II/2024 và 49,3% so với cùng kỳ năm 2023. Công ty ghi nhận lỗ gộp 2.957 tỷ đồng trong quý III/2024, giảm 45,6% so với quý liền kề trước đó.
Ngân hàng Eximbank (Mã chứng khoán EIB) vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ lên gần 18.700 tỷ đồng.
Ông Đoàn Quốc Huy – con trai cố Chủ tịch Đoàn Quốc Việt được bổ nhiệm làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc BIM Group.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?