Thông tư số 40/2022/TT-BTC do Bộ Tài chính mới ban hành quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính đã bổ sung thêm 02 lĩnh vực giám định tư pháp trong lĩnh vực này so với quy định hiện hành.
Theo Thông tư 40/2022/TT-BTC, giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính bao gồm: 1. Giám định tư pháp về kế toán, kiểm toán; 2. Giám định tư pháp về giá; 3. Giám định tư pháp về chứng khoán; 4. Giám định tư pháp về thuế; 5. Giám định tư pháp về hải quan; 6. Giám định tư pháp về tài sản công; 7. Giám định tư pháp về tài chính doanh nghiệp; 8. Giám định tư pháp về các lĩnh vực tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Thông tư số 40 đã bổ sung thêm 02 lĩnh vực giám định tư pháp là: Giám định tư pháp về tài sản công và giám định tư pháp về tài chính doanh nghiệp so với quy định hiện hành tại Thông tư số 138/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính.
Việc lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định phải phù hợp với đối tượng, nội dung trưng cầu giám định, đáp ứng các quy định tại Luật Giám định tư pháp, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến giám định tư pháp.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp, lựa chọn người giám định tư pháp theo vụ việc là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp được xem xét bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực tài chính.
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Giám định tư pháp được xem xét lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Trình tự thực hiện giám định tư pháp
Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính triển khai thực hiện giám định như sau: Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung được trưng cầu giám định; thực hiện giám định; báo cáo kết quả hoặc đưa ra kết luận giám định theo hướng dẫn; việc lập đề cương giám định tư pháp được thực hiện trong trường hợp cử từ hai giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc trở lên.
Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực phù hợp theo quy định nhằm phục vụ cho việc giám định.
Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính tối đa không quá 03 tháng, trừ trường hợp vụ việc giám định có từ 02 nội dung giám định khác nhau trong lĩnh vực tài chính trở lên hoặc có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc phụ thuộc vào kết quả giám định của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn giám định tối đa không quá 04 tháng.
Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp lập hồ sơ giám định tư pháp chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ được lập và phải xuất trình hồ sơ giám định tư pháp khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết các vụ án theo quy định của pháp luật tố tụng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 15/8/2022 thay thế Thông tư số 138/2013/TT-BTC ngày 09/10/2013 của Bộ Tài chính.
Chiều 16/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2023.
Ông Phạm Văn Trọng, Thành viên HĐQT Thế giới Di động kiêm Tổng giám đốc chuỗi Bách Hoá Xanh đăng ký bán 200.000 cổ phiếu MWG để giảm sở hữu từ 0,22%, về 0,21% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ ngày 20/5 đến ngày 18/6.
Hiện doanh nghiệp niêm yết vàng nhẫn SJC ở mức 118,5 triệu đồng/lượng (mua vào) - 120,8 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng 3 triệu đồng/lượng (chiều mua) và 2,6 triệu đồng/lượng (chiều bán) so với cuối ngày hôm trước.
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (15/5), nối tiếp xu hướng tăng kể từ khi Mỹ và Trung Quốc đạt thỏa thuận hòa hoãn trong cuộc chiến thương mại.
Chốt phiên giao dịch ngày 15/5, VN-Index tăng 3,47 điểm lên 1.313,2 điểm nhờ lực kéo nhóm ngân hàng. Khối lượng giao dịch đạt hơn 1,1 tỷ cổ phiếu, tương ứng gần 25.883 tỷ đồng.
Giá vàng thế giới đã rơi xuống mức thấp nhất trong hơn một tháng vào thứ Năm, khi căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt.
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Hoa Kỳ tham dự Hội nghị SelectUSA 2025, Đoàn công tác Bộ Tài chính đã làm việc với Meta và Intel nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và bán dẫn, hướng đến cân bằng thương mại và phát triển công nghệ cao.
Giao dịch bùng nổ của VPB diễn ra trong bối cảnh ngân hàng này thông báo ngày 15/5 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Cùng với đó, thông tin VPBank công bố tổ chức đại nhạc hội quốc tế VPBank K-Star Spark in Vietnam 2025 vào tháng 6 với sự xuất hiện biểu tượng Kpop – G-Dragon
Nhóm cổ phiếu ngân hàng giúp VN-Index kết phiên giao dịch ngày 14/5 thăng hoa tăng hơn 16 điểm, lên gần mốc 1.310 điểm. Tuy nhiên trước đà tăng thần tốc, chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang trong đà tăng điểm mạnh, không nên mua đuổi cổ phiếu đang ở vùng giá cao.
Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đang lấy ý kiến cho dự thảo Nghị định sửa đổi các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán.
Ngày 13/5 cổ phiếu VPL của Vinpearl chính thức niêm yết trên sàn HoSE. Thị giá VPL đã tăng kịch biên độ 20% lên 85.500 đồng/cổ phiếu. Dù vậy, nhà đầu tư cũng không dễ để mua vào VPL khi giá trị giao dịch cả phiên chỉ đạt hơn 400 triệu đồng. Đồng thời, vẫn có tới hơn 2 triệu cổ phiếu được "chất lệnh" ở giá trần.
Theo thông tin từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty cổ phần Đầu tư Hải Phát (mã chứng khoán HPX) vừa qua đã công bố điều chỉnh một số điều khoản liên quan đến trái phiếu mã HPXH2123008.
Trong phiên chiều nay (13/5), với sự bùng nổ của nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, VN-Index tăng 10,17 điểm (+0,79%), lên 1.293,43 điểm, tiến gần tới mốc 1.300 điểm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?