Xói mòn trong kinh doanh
Erosion
Ảnh minh họa. Nguồn: Realila.
Xói mòn
Khái niệm
Xói mòn trong tiếng Anh là Erosion.
Xói mòn có thể bao gồm bất kì tác động tiêu cực nào đối với tài sản hoặc tiền của một công ty. Xói mòn có thể xảy ra với lợi nhuận, doanh thu hoặc tài sản hữu hình, chẳng hạn như thiết bị sản xuất. Xói mòn thường được coi là một yếu tố rủi ro chung trong một hệ thống quản lí tiền mặt của một tổ chức, vì các khoản lỗ này có thể xảy ra từ từ theo thời gian.
Xói mòn cũng có thể xảy ra với một số tài sản tài chính nhất định. Ví dụ, hợp đồng quyền chọn hoặc chứng quyền giảm giá trị theo thời gian được gọi là hao mòn thời gian.
Đặc điểm của Xói mòn
Xói mòn thường được áp dụng cho các xu hướng giảm dài hạn, đặc biệt là những xu hướng giảm theo chiều hướng tăng tốc. Nói cách khác, xói mòn ngụ ý một sự thay đổi vĩnh viễn trong điều kiện kinh doanh.
Tổn thất ngắn hạn không được phân loại là xói mòn mà được liệt kê dưới dạng phí một lần hoặc tổn thất không liên tục. Khấu hao dự kiến tiêu chuẩn, hoặc tính chất chu kì tăng giảm của doanh số sản phẩm nhất định, thường được coi là một phần bình thường của kinh doanh. Những yếu tố này nhiều khả năng được gọi là xu hướng giảm.
Phân loại xói mòn
Xói mòn lợi nhuận
Xói mòn lợi nhuận có thể đề cập đến việc chuyển hướng dần dần các quĩ từ các phân khúc hoặc dự án có lợi nhuận trong một doanh nghiệp sang các dự án và khu vực mới. Mặc dù các nhà quản lí hầu như luôn coi dòng tiền chảy vào các dự án mới là đầu tư cho tăng trưởng dài hạn, nhưng ảnh hưởng ngắn hạn là sự xói mòn chậm rãi của dòng tiền.
Ngoài ra, xói mòn lợi nhuận có thể xảy ra ngay cả khi số lượng bán hàng tương đương với các mức trước đó. Điều này có thể xảy ra khi chi phí sản xuất một sản phẩm cụ thể tăng lên, có thể do tăng chi phí nguyên vật liệu hoặc nhân công, nhưng giá bán sản phẩm không được tăng để bù đắp cho phần tăng chi phí đó.
Xói mòn tài sản
Xói mòn tài sản là khi một số tài sản mất giá trị theo thời gian, hay còn được gọi là khấu hao. Mặc dù khấu hao tài sản nhiều được tính trong các số liệu kinh doanh, nhưng xói mòn tài sản bất ngờ vẫn có thể xảy ra. Những tổn thất này có thể xảy ra do việc sử dụng chung các thiết bị hoặc công nghệ làm cho các tài sản hiện tại giảm giá trị hoặc trở nên lỗi thời.
Xói mòn tài sản có thể làm giảm toàn bộ giá trị của doanh nghiệp, vì nó làm giảm giá trị sổ sách của các tài sản liên quan đến công ty. Các tài sản vô hình như bằng sáng chế hoặc nhận diện thương hiệu, cũng bị xói mòn giá trị theo thời gian, đặc biệt là khi gần đến ngày hết hạn. Đối với các công ty dược phẩm, các nhà sản xuất chung tham gia vào thị trường có thể dẫn đến xói mòn các dịch vụ của họ.
Xói mòn doanh số
Xói mòn doanh số đề cập đến quá trình giảm ổn định, lâu dài của số lượng bán hàng nói chung. Chúng khác với sự sụt giảm doanh số tạm thời bởi vì xói mòn doanh số kéo dài đủ lâu để phân loại là xu hướng dài hạn trong hoạt động kinh doanh.
Xói mòn doanh số có thể xảy ra do một số yếu tố, ví dụ như có thêm đối thủ mới vào thị trường sản phẩm cụ thể đó, hoặc đối thủ giảm giá để cạnh tranh. Những tiến bộ công nghệ trong lĩnh vực này cũng có thể dẫn đến xói mòn doanh số nếu sự phát triển sản phẩm mới hơn làm cho công ty hiện tại trở nên lỗi thời.
(Theo Investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Giá vàng
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
Giá vàng ngày 5/11 đồng loạt quay đầu đi xuống
Giá vàng trong nước ngày 5/11 có nhiều biến động khi vàng nhẫn bà vàng miếng đồng loạt giảm theo thị trường thế giới.
Ngân hàng Nhà nước sửa quy định về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 49 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2022/TT-NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng, có hiệu lực thi hành từ 10/12.
8 dự án bất động sản tại TP HCM được tháo gỡ pháp lý
8 dự án được giải quyết hoàn toàn gồm: Dự án Khu phức hợp Sóng Việt của Công ty Cổ phần Quốc Lộc Phát; Khu chung cư và thương mại Metro Star của Công ty Cổ phần Đầu tư Metro Star; Khu Liên hợp Thể dục Thể thao và Dân cư Tân Thắng (điều chỉnh tiến độ) của Công ty Cổ phần Gumaland...