Ngày 22/12, Đoàn công tác của Bộ Y tế đã có buổi làm việc với Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa và các bệnh viện (BV) về vụ hàng trăm học sinh, giáo viên bị ngộ độc thực phẩm tại Trường ischool Nha Trang. Đoàn công tác Bộ Y tế đề nghị nhanh chóng xác định nguồn lây vi khuẩn Salmonella từ đó ngăn chặn và phòng ngừa vi khuẩn phát tán.
Đoàn công tác của Bộ Y tế gồm đại diện Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bệnh viện Bạch Mai đã có mặt tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ chuyên môn cho Sở Y tế tỉnh này để tìm hiểu nguyên nhân, xử lý cấp cứu, điều trị người ngộ độc.
TS Vương Ánh Dương, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), cho biết: "Chúng tôi trực tiếp làm việc với các bệnh nhân. Qua đó, đoàn công tác chẩn đoán nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn Salmonella. Đoàn công tác thấy rằng các bệnh viện dưới sự chỉ đạo của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa đã vào cuộc sớm, điều trị đúng phác đồ, đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Các chuyên gia trong đoàn cũng trao đổi, thống nhất về phác đồ điều trị với các cháu. Rất đáng tiếc có một học sinh đã tử vong. Tôi thay mặt đoàn công tác và Bộ Y tế gửi lời chia buồn đến gia đình cháu".
Bên cạnh đó có khoảng 2-20% người bệnh vẫn có thể thải vi khuẩn ra môi trường từ 2-3 tháng sau khi hết các triệu chứng. Đây có thể là nguồn lây cho cộng đồng nếu không tuân thủ đúng các hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh.
"Cần phải hướng dẫn cho gia đình các bệnh nhi vệ sinh phòng bệnh lây lan ra xung quanh sau khi các bé ra viện. Vì đây là bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa nên cần phải rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, bố mẹ phải rửa tay sạch... tránh không để lây truyền ngược lại vi khuẩn cho những người xung quanh", ông Dương chia sẻ.
Đoàn công tác Bộ Y tế làm việc với ngành y tế Khánh Hòa. Ảnh: Người Lao động
Ông Nguyễn Trung Nguyên - giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai - cho hay sự cố ngộ độc tập thể ở trường học lần này là ngộ độc thực phẩm nhiễm trùng đường tiêu hóa, trực tiếp và cục bộ tại chỗ ở bộ phận ruột, một số ít ảnh hưởng đến bộ phận khác trong cơ thể. Loại ngộ độc thực phẩm này phổ biến trên thế giới.
Đối với bệnh nhân sau khi ra viện, dạ dày vẫn bị ảnh hưởng nên ăn uống sẽ khó chịu. Do đó, người bệnh cần ăn thức ăn mềm rồi tăng dần lên, tránh thức ăn gây đau dạ dày như: chua, cay, ngọt…
Cũng theo ông Nguyên, các bác sĩ sẽ tiếp tục điều trị kháng sinh, thường kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Salmonella thì có thể mất 5-7 ngày, tiếp tục cân bằng vi khuẩn đường ruột và điều trị triệu chứng. Vi khuẩn này không để lại di chứng, nó là một trường hợp nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn.
"Một số phụ huynh lo lắng khi việc xét nghiệm vẫn còn tồn tại một số chỉ số không đạt chuẩn, những chỉ số xét nghiệm này tồn tại rất lâu nên phụ huynh không cần quá lo lắng. Điều quan trọng nhất đó là các biểu hiện bệnh của trẻ, bệnh nhân nên đi xét nghiệm, nhập viện khi cảm thấy đau trở lại, hoặc có dấu hiệu bất thường", ông Nguyên chia sẻ.
Cũng theo ông Dương, có một số trường hợp bệnh nhân có diễn biến nặng một phần do gia đình phát hiện bé có triệu chứng nhưng không đưa đi viện ngay. Vấn đề quan trọng phải truy xuất nguyên nhân của khuẩn Salmonella nằm ở đâu để ngăn chặn và có hướng chữa trị.
TS Vương Ánh Dương đề nghị Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa tiếp tục công tác chỉ đạo thống nhất phác đồ điều trị đối với các trường hợp còn nằm viện, có lịch hẹn tái khám với các cháu; tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn cho cha mẹ học sinh bớt lo lắng; hướng dẫn phụ huynh trong việc phòng ngừa nguy cơ cho các cháu, công tác vệ sinh thân thể và đặc biệt là vệ sinh tay.
Về nguyên nhân nhiễm khuẩn của vi khuẩn Salmonella trong chuỗi cung ứng thức ăn như thế nào vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm phân lập vi khuẩn của viện Pasteur Nha Trang. Căn cứ vào kết quả, việc điều tra sẽ truy xuất nguồn gốc và khâu nào trong chuỗi cung ứng thức ăn liên quan đến bữa ăn của các cháu tại Trường ISchool Nha Trang để chặn nguồn lây nhiễm, không để phát tán thêm nữa.
TS Cao Văn Trung, đại diện Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, nhận định đây là một vụ ngộ độc lớn nhất trong học đường từ trước đến nay, đặc biệt có trường hợp tử vong. Vụ việc này được xác định là ngộ độc thực phẩm và vẫn đang trong giai đoạn điều tra.
Chiều 22/11, Phòng Y tế TP Nha Trang cho biết người tổ chức bếp ăn bán trú cho học sinh trường iSchool Nha Trang là ông Bùi Phúc Lam (40 tuổi, ngụ phường Vĩnh Hải, TP Nha Trang) cũng là chủ cơ sở kinh doanh bán hàng ăn uống giải khát tại trường iSchool Nha Trang.
Ông Bùi Phúc Lam có giấy phép hộ kinh doanh số 37A80221626 do Phòng Tài chính - Kế hoạch TP Nha Trang cấp ngày 24/9/2015 (đăng ký lại lần 1). Ngành nghề kinh doanh gồm: Bán hàng ăn uống giải khát, hải sản tại gian hàng trường iSchool Nha Trang, 25 đường Hai Bà Trưng, phường Xương Huân, TP Nha Trang.
Ông Lam có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm số 165/ATTP-CNĐK do Phòng Y tế TP Nha Trang cấp ngày 19/10 (cấp lần 3).
Một số học sinh vẫn phải theo dõi sức khỏe tại các bệnh viện. Ảnh: Tuổi Trẻ
Chiều 21/11, UBND tỉnh Khánh Hòa giao Công an tỉnh chủ trì phối hợp cơ quan đơn vị, địa phương điều tra xem xét tính chất vụ việc; đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn tại các bệnh viện có học sinh điều trị và nhà trường cho đến khi các cháu hồi phục hoàn toàn.
Giao Sở Y tế phối hợp với Sở Giáo dục Đào tạo, sở, ngành, địa phương liên quan khẩn trương kiểm tra, rà soát các trường có bếp ăn bán trú, bếp ăn tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khách sạn, nhà hàng lớn trên địa bàn.
UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đề nghị trường iSchool Nha Trang phối hợp để điều tra, xác minh nguyên nhân vụ việc; đồng thời ổn định việc dạy, học và tìm nhà cung cấp suất ăn có uy tín để phục vụ ăn bán trú tại trường.
Trưa 17/11, học sinh trường iSchool Nha Trang tổ chức ăn bán trú cho 930 học sinh, chia làm 2 suất trưa và xế. Cơm trưa có gà sốt trứng, gỏi gà, cánh gà chiên, canh (xương + cà rốt + cải thảo), dưa leo. Bữa xế có bánh ngọt, uống nước tại hệ thống lọc của trường.
Sở Y tế Khánh Hòa xác định vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra khoảng 22h30 ngày 17/11, đến nay có 648 học sinh và giáo viên của trường iSchool nhập viện do ngộ độc, trong đó có một học sinh lớp một tử vong.
Đến chiều 22/11, còn khoảng 200 học sinh vẫn đang điều trị tại 6 bệnh viện ở TP Nha Trang, trong đó 21 ca nặng đã ổn định, sức khỏe tốt dần.
Sau 2 buổi tổng hợp luyện, 1 buổi sơ duyệt cấp Nhà nước diễn ra tại TP HCM, sáng ngày (27/4), lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành diễn ra tại đường Lê Duẩn. Đây là bước chuẩn bị cuối cùng cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào sáng 30/4 tới.
Chào đón đại lễ 30/4-1/5, từ trung tuần tháng 4, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm đã tăng cường khuyến mại, thu hút người dân đến mua sắm; nhiều chương trình kích cầu đang được triển khai giảm giá từ 10%, 30% đến giảm 50%...
Trong giai đoạn 2021-2024, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta là 109,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Riêng năm 2024, tỷ số này là 110,7 trẻ trai/100 trẻ gái. Thậm chí, có địa phương ghi nhận tỷ số này ở mức gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái.
Tại cơ quan công an, bước đầu, đối tượng Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech khai nhận đã sửa khoản chỉ tiêu đạt công bố sản phẩm, cụ thể là sửa nội dung không đạt thành đạt để đưa ra thị trường.
Hai sản phẩm "Ăn ngon Baby Shark" và "sản phẩm Medi Kid Calcium K2", do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, có địa chỉ tại khối 8, xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, sản xuất.
Trong quý I/2025, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra bảy vụ, tạm giữ hơn 2.600 hộp sữa các loại và 40 kg bột sữa, tổng trị giá hơn 188 triệu đồng, xử phạt trên 165 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.
Dự kiến, HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood, đang được tiếp tục điều tra.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Để bảo đảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo yêu cầu, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã tổ chức Hội nghị vào ngày 23/4/2025 và thống nhất điều chỉnh số lượng là 16 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố sau sắp xếp.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án liên quan đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Ngày 22/4, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi ghi nhận nhiều phản ánh từ hành khách về tình trạng chậm và hủy chuyến bay hàng loạt trong những ngày qua.
Ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ.
Công ty TNHH Lavender Sài Gòn bị xử phạt 30 triệu đồng do quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định.
Chủ nhân của số thực phẩm này được xác định là một phụ nữ SN 1992, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội. Lực lượng chức năng thu giữ khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?