Tính đến hết tháng 5, tổng số tài khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 10,07 triệu – vượt xa mục tiêu 9 triệu tài khoản được đặt ra cho năm 2025.
Theo số liệu từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng thêm gần 191.000 tài khoản trong tháng 5/2025, giảm nhẹ so với tháng trước nhưng vẫn là mức cao trong khoảng 1 năm trở lại đây. Tài khoản mở mới trong tháng 5 chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân.
Luỹ kế từ đầu năm 2025, số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước đã tăng gần 800.000 đơn vị.
Tính đến hết tháng 5, tổng số tài khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 10,07 triệu – vượt xa mục tiêu 9 triệu tài khoản được đặt ra cho năm 2025 theo Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2025 do Chính phủ phê duyệt cuối năm 2023. Theo lộ trình, mục tiêu đến năm 2030 là đạt 11 triệu tài khoản.
Đà gia tăng tài khoản chứng khoán đã được duy trì liên tục từ tháng 2 đến nay. Đáng chú ý, trong tháng 4 – thời điểm thị trường ghi nhận nhịp giảm sâu sau thông tin về chính sách thuế quan – số lượng tài khoản mở mới vẫn tăng mạnh, đạt mức cao nhất trong 8 tháng. Giới phân tích cho rằng xu hướng này thường diễn ra trong những giai đoạn thị trường biến động mạnh, khi tâm lý “bắt đáy” hoặc kỳ vọng hồi phục gia tăng.
Tài khoản mở mới tăng mạnh trong bối cảnh chứng khoán Việt Nam vừa có một tháng 5 rực rỡ. VN-Index tăng 106 điểm (+8,7%), ghi nhận mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7/2023 (tính theo số tương đối). Giao dịch cũng sôi động với thanh khoản khớp lệnh duy trì ở mức cao, đạt gần 20.000 tỷ/phiên.
Tiến trình đàm phán thuế quan có nhiều tín hiệu tích cực, hệ thống công nghệ mới (KRX) chính thức vận hành, định giá thị trường hấp dẫn sau nhịp rơi sâu trong tháng 4, “bom tấn” Vinpearl niêm yết giải cơn khát hàng hoá mới cho chứng khoán Việt Nam,… là những yếu tố thúc đẩy thị trường hồi phục khởi sắc trong tháng 5.
Một yếu tố khác hỗ trợ thị trường trong tháng 5 là động thái dừng xả hàng của khối ngoại. Mặc dù giá trị mua ròng không lớn (gần 900 tỷ trên HoSE) nhưng đây vẫn là một tín hiệu tích cực, mở ra kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ sớm quay trở lại thị trường chứng khoán Việt Nam sau thời gian bán ròng triền miên.
Theo nhiều nhận định, dòng vốn ngoại thường đến sớm trước thời điểm nâng hạng khoảng 6-12 tháng. Nếu lộ trình diễn ra đúng kỳ vọng, chứng khoán Việt Nam có thể được FTSE và MSCI nâng hạng lần lượt vào 2025 và 2026. Như vậy, giai đoạn này có thể xem là thời điểm vàng để dòng vốn ngoại đón đầu sóng nâng hạng.
Thực tế, số lượng tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã tăng trở lại sau khi bất ngờ sụt giảm vào tháng trước. Tuy nhiên, số lượng tài khoản của khối ngoại gia tăng chủ yếu đến từ nhà đầu tư cá nhân (tăng 186 tài khoản) trong khi tài khoản của tổ chức lại giảm 12 đơn vị. Tính đến cuối tháng 5, tổng số tài khoản nhà đầu tư nước ngoài hiện đạt 48.407 tài khoản.
Đến cuối tháng 4/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam đang có hơn 9,88 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán. Nhà đầu tư cá nhân trong nước mở ròng 193.948 tài khoản trong riêng tháng vừa qua. Đây cũng là mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua.
Ông Phạm Văn Trọng - Tổng Giám đốc chuỗi Bách Hóa Xanh – Thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán MWG) đã bán xong 94.700 cổ phiếu MWG từ ngày 20/5 đến ngày 18/6/2025.
Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) ngày 19/6 giữ nguyên mức lãi suất 4,25% trong khi Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ cắt giảm lãi suất về mức 0%, viện dẫn lạm phát giảm và triển vọng kinh tế toàn cầu u ám.
VN-Index đảo chiều, tăng hơn 5 điểm trong phiên giao dịch ngày 19/6, đà tăng của thị trường trong nươc nhờ động lực từ các nhóm cổ phiếu bất động sản, ngân hàng. Trong khi đó thị trường châu Á chìm trong biển lửa sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo cuộc chiến thương mại có thể làm lạm phát tại Mỹ tăng trở lại.
Tăng trưởng tín dụng tại TP.HCM tăng 3,89% trong 5 tháng đầu năm, cao gần gấp đôi so với cùng kỳ hai năm trước. Động lực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, hình thành trung tâm tài chính quốc tế... đang thúc đẩy xu hướng tăng trưởng.
Lãi suất cơ bản của Fed tiếp tục duy trì trong khoảng 4,25%–4,50%. Dự báo sẽ có hai đợt cắt giảm lãi suất vào năm 2025. Lạm phát cuối năm được nâng lên 3%, tăng trưởng dự báo giảm xuống 1,4%
Trong bối cảnh xung đột tại Trung Đông tiếp tục leo thang, giới đầu tư toàn cầu bước vào ngày thứ Tư với tâm thế lo ngại. Giá dầu tăng vọt, trong khi dòng tiền chảy mạnh về trái phiếu chính phủ Mỹ và đồng USD – những tài sản trú ẩn an toàn. Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo.
NovaGroup và bà Bùi Cao Ngọc Quỳnh - con gái ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Novalnd - đã bán tổng cộng hơn 11 triệu cổ phiếu NVL trong các giao dịch từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 6.
Tính đến cuối tháng 3/2025, tiền gửi của khu vực dân cư tiếp tục xu hướng tăng mạnh, đạt 7,46 triệu tỷ đồng, tăng 5,73% so với đầu năm, đạt mức kỷ lục mới.
Động lực chính đóng góp vào đà tăng của thị trường hôm nay là nhóm Vingroup. VHM tăng 3,3% lên 69.600 đồng/cổ phiếu. VIC tăng 2,7%, VPL tăng 1,5%, còn VRE nhích nhẹ 0,2%. Bốn cổ phiếu góp gần 5 điểm. Nhóm dẫn dắt thị trường còn có một số đại diện ngành ngân hàng, bất động sản
Một động thái bất thường từ chính quyền Trump khi tự trao cho mình "cổ phần vàng" trong U.S. Steel -một phần trong thỏa thuận phê duyệt thương vụ Nippon Steel mua lại công ty thép hàng đầu Mỹ, có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài e dè khi cân nhắc các thương vụ tại Mỹ.
Nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm kêu gọi đầu tư tài chính bảo vệ đại dương trên toàn cầu đã đạt được khoảng 10 tỷ USD, vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu ước tính lên tới 175 tỷ USD mỗi năm. Nhiều nhà đầu tư còn chần chừ vì thiếu khung pháp lý rõ ràng về quản lý đại dương.
Ngày 16/6, các thị trường châu Á giữ được sự ổn định trong bối cảnh giá dầu tiếp tục leo thang khi căng thẳng tại Trung Đông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, làm gia tăng thêm yếu tố bất ổn địa chính trị trong bối cảnh kinh tế toàn cầu vốn đã nhiều thách thức.
Dự thảo sửa đổi Nghị định 24 bổ sung quy định: Việc thanh toán mua, bán vàng có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên phải được thực hiện thông qua chuyển khoản ngân hàng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?