MBBank chính thức tăng vốn điều lệ lên hơn 61.022 tỷ đồng
Doanh nghiệpSau khi phát hành thành công gần 800 triệu cổ phiếu, tổng vốn điều lệ của MB đã tăng từ 53.063 tỷ đồng lên hơn 61.022 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm cuối tháng 6/2022, nợ phải trả của Vingroup đạt hơn 396.900, tăng 48% so với đầu năm. Phần lớn số tăng thêm lại đến từ tiền người mua ứng trước để chờ nhận bàn giao nhà. Mặc dù doanh thu và lợi nhuận nửa đầu năm 2022 giảm do các dự án bất động sản đang xây dựng và sẽ bàn giao vào nửa cuối năm nhưng nhiều mảng khác của Vingroup như kinh doanh khách sạn, vui chơi giải trí, y tế, giáo dục đã phục hồi và tăng tốt.
Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm nay theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). So với báo cáo công ty tự lập trước đó, báo cáo sau kiểm toán của Vingroup đã ghi nhận một số thay đổi trong kết quả kinh doanh nửa đầu năm.
Cụ thể, trên báo cáo tài chính kiểm toán, doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vingroup đạt 31.613 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ năm trước. So với báo cáo tự lập, khoản doanh thu thuần sau kiểm toán đã giảm khoảng 470 tỷ đồng.
Tương tự, chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên báo cáo kiểm toán của Vingroup cũng thấp hơn số liệu ghi nhận trên báo cáo công ty tự lập, kéo theo đó là thay đổi ở hàng loạt chỉ tiêu như lợi nhuận gộp, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác…
Đáng chú ý, nhờ việc ghi nhận chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể so với cùng kỳ và số liệu công ty tự tính, lợi nhuận trước thuế ghi nhận trên báo cáo kiểm toán của Vingroup đã đạt 3.487 tỷ đồng, vẫn giảm 46% so với cùng kỳ nhưng cao hơn 153 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.
Lợi nhuận sau thuế bán niên 2022 theo đó cũng tăng từ mức 1.028 tỷ đồng trên báo cáo chưa kiểm toán lên 1.065 tỷ đồng.
Theo ban lãnh đạo Vingroup, tổng doanh thu thuần kỳ này sụt giảm gần một nửa so với năm 2021 là do các dự án bất động sản của tập đoàn đang trong quá trình xây dựng và dự kiến được bàn giao nhiều trong nửa sau của năm nay. Trong khi đó, các lĩnh vực còn lại đều ghi nhận sự hồi phục và tăng trưởng tốt như mảng khách sạn, vui chơi giải trí tăng 80%; y tế và giáo dục tăng lần lượt 43,6% và 14%...
Tính đến cuối tháng 6, Vingroup có tổng tài sản cân đối với nguồn vốn ở mức 528.958 tỷ đồng, tăng 23% so với đầu năm. Trong đó, hàng tồn kho của tập đoàn này tăng tới 61%, đạt gần 81.000 tỷ đồng do tăng chỉ tiêu bất động sản để bán đang xây dựng liên quan đến dự án mới mở bán Vinhomes Ocean Park 2 - The Empire.
Vingroup cho biết dự án này sẽ được bàn giao nhà từ quý III năm nay và bắt đầu ghi nhận doanh thu giúp hoàn thành mục tiêu đề ra ở mảng bất động sản.
Đáng chú ý, đi cùng đà tăng tổng tài sản kỳ này là khoản nợ phải trả của Vingroup đã tăng mạnh từ mức hơn 268.800 tỷ đồng đầu năm lên 396.900 tỷ cuối tháng 6, tương đương mức tăng ròng 48%.
Trong cấu phần các khoản nợ phải trả này, thay đổi lớn nhất nằm ở số dư người mua trả tiền trước khi tăng gần gấp 3 lần, đạt trên 62.700 tỷ đồng. Thực tế, đây chủ yếu là các khoản tiền được người mua nhà của Vingroup trả tiền trước theo các hợp đồng chuyển nhượng bất động sản đã ký kết. Số dư này, cũng bao gồm cả khoản ứng trước từ ngân sách Nhà nước cho mục đích thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao.
Nếu tính tổng số tiền khách hàng và các đối tác trả trước để mua các sản phẩm của tập đoàn này (chủ yếu là bất động sản) số dư đến cuối tháng 6 lên tới hơn 134.100 tỷ đồng, tương đương 1/3 tổng nợ phải trả của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các khoản phải trả ngắn hạn khác nhưng chưa đến hạn thanh toán, như nợ nhà cung cấp, thuế và các khoản chi phí xây dựng trích trước cũng chiếm trên 111.800 tỷ đồng. Theo Vingroup, đây là các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động thường xuyên của tập đoàn và đều được cân đối với các khoản phải thu.
Như vậy, tổng nợ vay bao gồm vay ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng, trái phiếu của Vingroup đến cuối tháng 6 vào khoảng 166.588 tỷ đồng, tăng 27% so với đầu năm.
Với số dư tiền mặt và tương đương tiền đến cuối tháng 6 đạt trên 42.200 tỷ đồng, chỉ tiêu nợ vay thuần (nợ vay sau khi trừ đi số dư tiền mặt) trên tổng tài sản của Vingroup chỉ vào khoảng 0,24 lần.
Liên quan hoạt động của VinFast, Vingroup cho biết ngày 15/7 vừa qua công ty đã chính thức dừng kinh doanh ôtô chạy xăng nhưng vẫn duy trì sản xuất để hoàn tất bàn giao xe cho các khách đã ký hợp đồng. Cùng với đó công ty sẽ chuyển đổi hoàn toàn sang sản xuất và kinh doanh xe điện.
Sau khi phát hành thành công gần 800 triệu cổ phiếu, tổng vốn điều lệ của MB đã tăng từ 53.063 tỷ đồng lên hơn 61.022 tỷ đồng.
Eximbank có quyết định thông qua việc miễn nhiệm 2 Phó Tổng Giám đốc là ông Phạm Đăng Khoa và bà Lê Thị Mai Loan.
Bà Nguyễn Hương Giang, chị gái Chủ tịch Hội đồng quản trị Nguyễn Bá Sáng, đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu AGG từ ngày 17/1 đến 14/2.
Cục Thuế tỉnh Long An vừa ban hành Kết luận thanh tra thuế tại Công ty TNHH La Vie (La Vie), có địa chỉ tại phường Khánh Hậu, TP Tân An, tỉnh Long An.
Theo SeABank, các Phó Tổng Giám đốc mới của Ngân hàng đều là những nhân sự quản lý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng như có thâm niên và nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của SeABank.
Theo kế hoạch, năm 2025 PVTrans đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 33% so với ước tính năm 2024.
Chủ tịch HĐQT Thuduc House Nguyễn Quang Nghĩa bất ngờ nộp đơn từ nhiệm, khiến HĐQT công ty không còn thành viên nào.
Báo cáo của hãng tư vấn Momentum Works (Singapore) cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Trung Quốc đã buộc các công ty F&B phải tìm kiếm doanh thu mới ở nước ngoài, và Đông Nam Á trở thành điểm đến lý tưởng.
Tại Hội nghị Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Lào năm 2025, tỷ phú Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trường Hải (THACO) đã chia sẻ kế hoạch đầu tư KCN và trung tâm logistics tại Lào.
Công ty cổ phần Chứng khoán Everest (mã chứng khoán EVS) vừa thông báo bổ nhiệm Cố vấn Hội đồng quản trị Nguyễn Thanh Hải vào vị trí Tổng Giám đốc và người đại diện pháp luật, thay thế cho ông Phạm Hồng Minh đã từ nhiệm.
ACB tái bổ nhiệm ông Từ Tiến Phát làm CEO nhiệm kỳ 2025-2028 giữa lúc ngân hàng đối mặt tin đồn lãnh đạo đánh bạc, chuyển tiền bất hợp pháp.
Tập đoàn Vingroup (mã cổ phiếu VIC: HoSE) vừa cho biết quỹ SK Investment Vina II sẽ chuyển nhượng hơn 50,8 triệu cổ phiếu VIC trong khoảng thời gian từ 16/1-14/2/2025 với mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Đầu năm 2025, sự biến động tài sản và thứ hạng của các tỷ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận. Với những thay đổi đáng kể trong danh sách top 10, đặc biệt là sự trỗi dậy của thế hệ Gen Z và sự tái định hình vị thế trong các ngành chủ chốt, thị trường đầy hứa hẹn.
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - HoSE: mã chứng khoán LPB) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thông qua kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của ngân hàng.
Tuổi Tỵ, gắn liền với biểu tượng rắn – loài vật biểu trưng cho sự khéo léo và trí tuệ, từ lâu đã được coi là một trong những con giáp hội tụ nhiều vận may và tiềm năng thành công. Trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam, không thiếu những gương mặt tuổi Tỵ nổi bật, ghi dấu ấn bằng những thành tựu vượt trội và đáng ngưỡng mộ.
Mới đây, HoSE đã gửi văn bản nhắc nhở và đề nghị Công ty cổ phần Xây dựng DIC Holdings (HoSE: DC4) nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán theo đúng quy định hiện hành để đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư và cổ đông.
Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (mã chứng khoán KBC: HOSE) lên kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2025 lần 1 để thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2025.
Đại diện CTCP Phát triển Bất Động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) vừa lên tiếng về việc 3/6 thành viên Ban tổng giám đốc đăng ký bán lượng lớn cổ phiếu.
Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (Mã chứng khoán HAG) vừa thông qua việc giải thể công ty con Công ty cổ phần Nông nghiệp Kon Thụp, địa chỉ số 859 Trường Chinh, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai. Đây là bước đi nằm trong chiến lược tái cấu trúc toàn diện mà HAGL thực hiện từ năm 2016.
3,1 tỷ cp BSR sẽ được đưa vào giao dịch ngày 17/1 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên là 21.300 đồng/cp, biên độ dao động là 20%.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?