Vay vốn là gì? Điều kiện và quy trình thủ tục vay vốn Ngân hàng
Vay vốn là gì?
Vay vốn là số tiền mà một cá nhân hay một doanh nghiệp đi vay mượn từ các nguồn khác để sử dụng với điều kiện sẽ trả lại theo thời hạn cũng như yêu cầu mà bên cho vay đưa ra.
Vay vốn là số tiền vay mượn từ các nguồn khác để sử dụng với điều kiện sẽ trả lại theo thời hạn, yêu cầu cụ thể. |
Vì sao cần vay vốn?
Bạn muốn có một phương tiện đi lại tốt hơn nhưng lại không có đủ một khoản tiền lớn, số tiền hàng tháng phải chi trả cho các chi phí sinh hoạt như điện, nước, ăn uống, con cái…khoản còn lại để tích góp không bao nhiêu.
Bạn muốn có một căn nhà của mình, thay vì phải đi ở trọ trong thời gian quá lâu, nhưng giá trị căn nhà lại quá lớn. Bạn muốn tích góp hàng tháng đến khi đủ số tiền để mua một chiếc xe hoặc một căn nhà, vậy thì phải tích góp trong bao lâu?
Nếu trong khoản thời gian tích góp có vấn đề xảy và cần phải dùng đến tiền từ khoản đó thì thời hạn để mua được một thứ cần thiết lại kéo dài lâu hơn. Tất cả các Ngân hàng Việt Nam đều được quản lý bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho nên bạn có thể an tâm sử dụng những sản phẩm dịch vụ của các nhà băng trên Việt Nam. Vậy nên, vay tiền sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn về vấn đề tài chính. Thay vì cần thời gian để tích góp đủ, giờ đây bạn chỉ cần thời gian để thanh toán đủ cho Ngân hàng là được.
Bắt kịp xu hướng nên nhiều hình thức vay vốn ra đời, với nhiều nguồn cho vay khác nhau như vay nóng, vay lãi suất cao, vay chợ đen… Trong đó vay vốn Ngân hàng là nguồn vốn tốt và đảm bảo an toàn nhất.
Điều kiện vay vốn Ngân hàng
Điều kiện về đối tượng vay vốn
Các đối tượng được vay vốn ngân hàng:
- Công dân có CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.
- Những công dân có Quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài ở Việt Nam thì đều được các bạn nhé.
- Những công dân đủ 18 tuổi trở lên.
- Bạn phải có mục đích vay vốn ngân hàng nhằm thực hiện việc hợp pháp.
Đối tượng không được ngân hàng hỗ trợ vay vốn:
- Các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của ngân hàng.
- Những người có nhu cầu vay vốn để phục vụ cho những việc đầu tư hoặc các ngành nghề mà pháp luật không cho phép.
- Những khách hàng đã có những khoản nợ xấu hoặc có điểm thẻ tín dụng thấp có thể sẽ bị từ chối cho vay vốn.
Khách hàng có khoản nợ xấu có thể bị từ chối vay vốn ngân hàng. |
Điều kiện về thu nhập
Với những khách hàng muốn vay vốn ngân hàng thì cần chứng minh mình có thu nhập ổn. Chứng minh thông qua hợp đồng lao động (còn hiệu lực) kèm với sao kê lương bản gốc trong 3 - 6 tháng gần nhất.
Khi bạn có đủ những điều kiện trên, ngân hàng sẽ xem xét mức thu nhập của bạn với số tiền bạn dự tính vay rằng bạn có đủ điều kiện chi trả hay không. Tuy nhiên các ngân hàng khác nhau sẽ bổ sung thêm những yêu cầu khác tùy vào chính sách của ngân hàng.
Điều kiện về tài sản đảm bảo
Bạn cần phải có những tài sản đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ nhân sự khi vay vốn ở ngân hàng. Những tài sản đảm bảo có thể là vật, giấy tờ có giá trị hay quyền tài sản. Bạn có thể hiểu đơn giản tài sản đảm bảo có thể là kim cương, đá quý, quyền sở hữu nhà đất hay trái phiếu, cổ phiếu...
Bạn cần chứng minh có nguồn thu nhập ổn định hoặc tài sản đảm bảo khi vay vốn ngân hàng. |
Quy trình thủ tục vay vốn Ngân hàng
Để giải quyết bài toán tài chính, nhiều cá nhân đã chọn hình thức sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Thế nhưng vì chưa nắm rõ quy trình thủ tục vay vốn ngân hàng nên không ít người gặp khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn, hồ sơ vay không đáp ứng yêu cầu nên không được phê duyệt.
Tùy vào các ngân hàng khác nhau mà có những quy trình vay vốn khác nhau. Nhưng nhìn chung thủ tục vay vốn ngân hàng gồm các bước đơn giản như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị hồ sơ là bước đầu tiên của quy trình vay vốn. Ở bước này bạn sẽ được đặt rất nhiều câu hỏi liên quan đến việc mục đích vay, vay bao nhiêu và trong thời gian bao lâu. Hoặc có thể họ sẽ hỏi bạn về nguồn thu nhập hằng tháng, có ổn định không và kể các nguồn thu nhập chính từ cá nhân bạn.
Nếu bạn đủ điều kiện vay vốn, tiếp đến ngân hàng sẽ xem xét từng khoản vay của bạn và hướng dẫn làm hồ sơ đầy đủ.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và thẩm định cho vay
Sau khi bạn đủ điều kiện và làm hồ sơ đầy đủ, lúc này ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ vay sau đó bắt đầu tiến hành xác nhận thông tin, thẩm định hồ sơ một lần nữa,
Tùy vào quy chế riêng thẩm định riêng của từng ngân hàng và khách hàng cung cấp đầy đủ các giấy tờ cần thiết thì quy trình thẩm định cho vay được duyệt nhanh chóng.
Bước 3: Phê duyệt khoản vay
Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn của bạn thỏa mãn, nhân viên ngân hàng sẽ lập các khoản đề xuất tín dụng và gửi lên cấp trên có thẩm quyền để phê duyệt khoản vay. Nếu khoản vay của bạn được phê duyệt thì nhân viên ngân hàng sẽ thông báo cho bạn trong thời gian nhanh nhất.
Bước 4: Giải ngân
Nếu hồ sơ của bạn được duyệt, bạn phải ký hợp đồng với ngân hàng thì quá trình giải ngân mới được diễn ra.
Ngân hàng sẽ cung cấp đủ số tiền mà khách hàng vay vốn theo như hợp đồng. Bạn có thể nhận tiền vay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được.
Sau khi giải ngân thành công thì quy trình vay vốn ngân hàng của bạn đã thành công rồi đấy. Thông thường, quy trình này sẽ được diễn ra từ 1 - 3 ngày, tuy nhiên một số trường hợp có thể lên đến 1 tuần.
Nắm rõ quy trình thủ tục vay vốn ngân hàng sẽ giúp hồ sơ của bạn tăng khả năng được duyệt. |
Hồ sơ vay vốn cần chuẩn bị gì?
Khi dự tính đi vay vốn, bạn cần chuẩn bị trước các giấy tờ sau đây để quy trình vay vốn diễn ra nhanh nhất.
Giấy đề nghị vay vốn ngân hàng (loại giấy này tùy thuộc vào ngân hàng)
Hồ sơ pháp lý
- CMND/Hộ chiếu của người đi vay và vợ (chồng) của người đi vay
- Hộ khẩu/KT3
- Giấy xác nhận độc thân/đăng ký kết hôn.
Hồ sơ tài chính
- Giấy tờ chứng minh thu nhập từ lương: Hợp đồng lao động, Quyết định công tác, Sao kê tài khoản trả lương qua ngân hàng hoặc bảng lương 03 - 06 tháng gần nhất.
- Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác: Hợp đồng mua bán nhà, Hợp đồng cho thuê xe ổn định trong 06 tháng gần nhất.
Hồ sơ mục đích vay
- Vay tiêu dùng: Bảng kê các vật cần mua...
- Vay mua bất động sản: Hợp đồng/Thỏa thuận mua bán/Giấy đặt cọc…
- Vay xây sửa nhà cửa: Hợp đồng thi công/Bảng dự toán...
Hồ sơ tài sản đảm bảo (nếu vay thế chấp)
Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, cụ thể:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ, sổ hồng), giấy phép xây dựng…
- Thế chấp bằng phương tiện giao thông (ô tô): Giấy đăng ký, bảo hiểm…
- Các chứng từ có giá trị như sổ tiết kiệm, trái phiếu, cổ phiếu...