Vay và cho vay tiền mã hóa là gì?

Cho vay tiền mã hóa là một quá trình cho vay dưới dạng tiền mã hóa như Bitcoin chứ không phải là các đồng tiền truyền thống khác như USD. Phần lớn, dạng cho vay này tương tự như cho vay truyền thống, bên cho vay sẽ nhận được một khoản tiền lãi từ bên vay phải trả.

Vay và cho vay tiền mã hóa là gì và Việt Nam hiện đã chấp nhận hình thức này chưa?
Vay và cho vay tiền mã hoá là một hình thức mới. (Ảnh minh hoạ)

Điểm khác nhau lớn nhất giữa hai loại hình này là cách hạch toán các khoản tiền.

Với các khoản vay truyền thống, các ngân hàng hoặc các tổ chức sử dụng điểm tín dụng để tính toán mức độ rủi ro mà họ có thể đầu tư vào người đi vay.

Với các khoản vay tiền mã hoá, điểm tín dụng là hoàn toàn không cần thiết. Thay vào đó, người vay có thể sử dụng tài sản tiền mã hoá của mình làm tài sản thế chấp để người cho vay giữ cho đến khi khoản vay được hoàn trả.

Các khoản vay tiền mã hoá thường áp dụng tính theo hàng giờ, hàng ngày thay vì hàng tháng, hàng năm. Lý do các khoản cho vay tiền mã hoá hoạt động trên quy mô thời gian ngắn hơn như vậy là vì tính biến động của tiền mã hoá cao hơn nhiều so với các loại tiền truyền thống, khiến chúng trở nên rủi ro hơn cho người cho vay và người đi vay.

Nếu tiền mã hoá giảm mạnh về giá trị, tài sản thế chấp mà người cho vay nhận có thể trở nên có giá trị thấp hơn nhiều so với những gì đã vay. Do đó, dịch vụ cho vay tiền mã hoá áp dụng lãi suất theo giờ và thời hạn vay ngắn hơn.

Cách thức vay và cho vay tiền mã hóa?

Các khoản vay này thường được cung cấp qua các nền tảng cho vay tập trung hoặc phi tập trung kết nối giữa các bên cho vay và bên đi vay với nhau. Người vay có thể chọn số tiền tiền điện tử mà họ muốn vay, thời hạn vay và lãi suất. Sau khi khoản vay được chấp thuận, tiền điện tử sẽ được chuyển đến tài khoản của người vay.

Vay và cho vay tiền mã hóa là gì và Việt Nam hiện đã chấp nhận hình thức này chưa?
Có hai loại nền tảng cho vay Bitcoin. (Ảnh minh hoạ)

Ví dụ, có hai loại nền tảng cho vay Bitcoin: tập trung và phi tập trung. Một số nền tảng cho phép dùng mở một tài khoản tiết kiệm, vay hoặc giao dịch các sản phẩm và loại tiền điện tử với nhau.

- Các nền tảng cho vay tập trung thường yêu cầu người dùng tạo một tài khoản và hoàn tất các thủ tục tuân thủ bảo mật như xác minh danh tính khách hàng (KYC) để ngăn ngừa hoạt động rửa tiền và những tội phạm tài chính liên quan.

Nền tảng được kiểm soát này theo dõi tất cả các giao dịch với công nghệ chuỗi khối và cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 cho tất cả người dùng.

- Các nền tảng cho vay phi tập trung dựa vào mã code, thường sử dụng hợp đồng thông minh để tự động hóa giao dịch và thanh toán.

Bởi những nền tảng này thực hiện giao dịch trên chuỗi khối, tất cả người tham gia mạng lưới đều có thể xem mọi giao dịch diễn ra, cũng bởi vậy mà tính minh bạch trong các giao dịch cũng cao hơn.

Khi vay Bitcoin từ các nền tảng cho vay tiền điện tử phi tập trung, tất cả những gì người dùng cần làm là đăng ký vay tiền và gửi tiền điện tử để ký quỹ. Điều này có nghĩa là bạn không cần cung cấp thông tin cá nhân, không cần lo lắng về điểm tín dụng hay cung cấp các tài liệu được yêu cầu khác.

Những đồng tiền điện tử có thể sử dụng vào nền tảng cho vay như Tether (USDT), Bitcoin Cash (BCH), Cardano (ADA), Monero (XMR), Litecoin (LTC), Tron (TRX), Ripple (XRP), Ethereum (ETH), Bitcoin (BTC), Dogecoin (DOGE), Stellar (XLM) và nhiều hơn nữa, người vay cũng có thể sử dụng chúng để ký quỹ cho khoản vay.

Đầu tư Bitcoin như thế nào qua hình thức vay hoặc cho vay?

Đầu tiên, người dùng có thể mở tài khoản ví trên các sàn phi tập trung hoặc tập trung, sau đó mua Bitcoin.

Tiếp đó sử dụng các dịch vụ vay và cho vay của các nền tảng để cho vay nhận lãi suất thụ động theo thời gian.

Người dùng nếu không muốn bán tài sản của mình nhưng cần dòng vốn lưu động, họ có thể lựa chọn mở một khoản vay để sử dụng.

Một điểm lợi ích khác của việc vay tiền mã hoá là người dùng có thể nhận một thêm khoản lãi trên tài sản thế chấp của mình, nếu Bitcoin làm tài sản thế chấp, khi khoản vay được hoàn trả bao gồm cả lãi suất, tài sản thế chấp sẽ được trả lại. Tại thời điểm này, Bitcoin có thể đã tăng giá, và người đi vay có thể nhận lại tài sản kèm khoản lời trên việc tăng giá của tài sản.

Một lý do khác để sử dụng khoản vay tiền mã hoá thay vì khoản vay truyền thống chính là thời gian dùng nhận được khoản vốn vay của mình. Các khoản vay Bitcoin có thể được mở gần như ngay lập tức, giúp tài sản tiền mã hoá của người dùng có thể thanh khoản và chuyển đổi cực nhanh, từ đó nắm bắt cơ hội giao dịch trên thị trường nhanh chóng và dễ dàng.

Lợi thế và rủi ro?

Vay và cho vay tiền mã hóa là gì và Việt Nam hiện đã chấp nhận hình thức này chưa?
Loại hình mới này mang tới nhiều lợi ích nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. (Ảnh minh hoạ).

- Lợi thế:

Cho vay tiền điện tử rất dễ dàng cho tất cả mọi người tiếp cận, bất kể điểm tín dụng hoặc trạng thái tài khoản ngân hàng.

Các khoản vay tiền mã hóa được phê duyệt với tốc độ nhanh chóng, thường trong vòng 24h.

Các điều khoản linh hoạt, khi người vay có nhiều quyền kiểm soát hơn với các điều khoản cho vay, bao gồm thời hạn, tài sản thế chấp và tiền thanh toán.

Phí cho vay tiền mã hóa thấp hơn, rõ ràng, và tỷ lệ chuyển đổi tiền tệ thuận lợi.

An ninh đảm bảo khi các nền tảng cho vay tiền mã hóa ưu tiên các biện pháp bảo mật mạnh mẽ.

- Rủi ro:

Giá trị của tiền mã hóa có thể lao dốc, gây tổn thất tài sản thế chấp và thiệt hại đầu tư của người vay.

Các hợp đồng thông minh không thể thay đổi có thể có sai sót, cho phép tin tặc và trộm cắp quỹ.

Sự sụt giảm của tài sản thế chấp có thể gây rủi ro thanh khoản khi không có người mua, rủi ro mất mát cho khách hàng vay.

Các giao dịch phi tập trung không được kiểm soát, thiếu sự bảo vệ sẽ mở đường cho gian lận.

Việt Nam hiện có chấp nhận hình thức này không?

Vay và cho vay tiền mã hóa là gì? Lợi ích và rủi ro? Việt Nam hiện có chấp nhận hình thức này không?
Vấn đề pháp lý cũng là mối quan tâm hàng đầu của người dùng tiền mã hoá. (Ảnh minh hoạ)

Tại Việt Nam, tiền mã hoá hay tiền điện tử kỹ thuật số chưa được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp và việc phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính từ 150 - 200 triệu đồng, hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 206 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Việt Nam cũng đang tiếp tục rà soát hoàn thiện khung pháp lý với tiền điện tử, tiền mã hoá, nội dung cụ thể về xây dựng hạ tầng thương mại điện tử; cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; cơ chế quản lý tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo...

Như vậy, khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền mã hoá tại Việt Nam chưa hoàn thiện. Điều này dẫn đến các hoạt động mua bán, trao đổi các đồng tiền mã hoá tại Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro.