Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu, Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện các hoạt động công bố sản phẩm, điều kiện an toàn thực phẩm…
Hiện, vụ việc này đang trong quá trình điều tra. Bộ Y tế cho biết, đơn vị đã và sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an về các vấn đề chuyên môn để Bộ Công an có căn cứ xử lý đúng pháp luật, truy cứu rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Hôm nay (15/4), Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm Nguyễn Hùng Long cũng đã ký văn bản gửi Sở Y tế các địa phương và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tại các tỉnh, thành, yêu cầu rà soát toàn diện các hoạt động công bố sản phẩm, điều kiện an toàn thực phẩm và các hồ sơ thanh tra, kiểm tra liên quan đến các công ty trong danh sách nghi vấn.
Đồng thời, nếu các doanh nghiệp trong đường dây sữa giả từng công bố sản phẩm tại địa phương, phải cung cấp thông tin về số lượng, tên từng sản phẩm, đồng thời rà soát việc cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Các đơn vị cần báo cáo lại các hoạt động thanh tra, hậu kiểm, xử lý vi phạm hành chính từ năm 2021 đến nay. Mục tiêu của động thái này là truy rõ trách nhiệm quản lý, xác minh các "lỗ hổng" trong giám sát hậu kiểm và ngăn chặn nguy cơ hàng giả tiếp tục "lọt lưới" thị trường.
Cơ chế tự công bố và đăng ký công bố sản phẩm
Bộ Y tế cũng cho biết, Bộ đặc biệt chú trọng công tác phối hợp liên ngành, nhất là với Bộ Công an và Ban Chỉ đạo 389 trong việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm nghiêm trọng như sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm có chứa chất cấm.
Công tác quản lý an toàn thực phẩm hiện nay được quy định rõ tại Luật An toàn thực phẩm, trong đó phân công trách nhiệm cụ thể cho các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), Công Thương và UBND các cấp.
Theo khoản 5 Điều 64 Luật An toàn thực phẩm hiện hành, trách nhiệm "Chủ trì việc phòng chống thực phẩm giả, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh thực phẩm" thuộc về Bộ Công thương.
Một trong những điểm quan trọng của công tác quản lý là cơ chế tự công bố và đăng ký bản công bố sản phẩm, được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.
Theo đó, đa số các sản phẩm thực phẩm chỉ cần tự công bố trước khi lưu thông trên thị trường, trừ 4 nhóm đặc thù như sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, thực phẩm dùng trong chế độ ăn đặc biệt… phải được đăng ký bản công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Doanh nghiệp khi tự công bố, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về độ an toàn và chất lượng sản phẩm.
Theo Bộ Y tế, quy định này nhằm gắn trách nhiệm tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm và chịu trách nhiệm về an toàn sản phẩm do mình sản xuất, kinh doanh và đã được quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 7 và điểm a Khoản 2 Điều 8 Luật An toàn thực phẩm.
Đề xuất sửa Bộ Luật hình sự với hành vi liên quan an toàn thực phẩm
Đồng thời, để đảm bảo hiệu quả quản lý, công tác hậu kiểm giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Hàng năm, Bộ Y tế với vai trò là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về An toàn thực phẩm đều ban hành kế hoạch hậu kiểm, để các bộ ngành và địa phương triển khai, đồng thời yêu cầu xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, quảng cáo sai sự thật, gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng…
Từ đầu năm 2025 đến nay, Cục An toàn thực phẩm cho biết, đơn vị này đã ban hành 3 văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác hậu kiểm năm 2025, trong đó đặc biệt nhấn mạnh việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong "Tháng hành động vì An toàn thực phẩm".
Bên cạnh đó, Cục An toàn thực phẩm cũng thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các đơn vị của Bộ Công an tiến hành kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo thẩm quyền; phối hợp trong các hoạt động chuyên môn, cung cấp hồ sơ giấy tờ liên quan để cơ quan công an làm căn cứ khởi tố vụ án, đặc biệt trong các vụ án sản xuất kinh doanh thực phẩm giả, thực phẩm có chứa chất cấm...
Bộ Y tế cũng đã phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất tăng chế tài xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đối với các nhóm hành vi hay vi phạm.
Được biệt, Bộ Công an đang đề xuất sửa đổi Bộ Luật hình sự đối với các hành vi liên quan đến an toàn thực phẩm. Đây sẽ là công cụ hữu hiệu để xử lý nghiêm minh các đối tượng cố tình sản xuất, kinh doanh thực phẩm giả, không đảm bảo an toàn.
Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Trong 4 năm gần đây, đường dây này đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại. Các loại sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai với các thành phần công bố trên sản phẩm như: chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có những chất này.
Các đối tượng đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia. Cơ quan công an xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.
Theo điều tra, các các đối tượng đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường, thu lợi bất chính khoảng 500 tỷ đồng.
Cảnh sát xác định, từ năm 2021 đến nay, đường dây này đã sản xuất tới 573 nhãn hiệu sữa bột hướng đến nhiều đối tượng đặc biệt như người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non và phụ nữ mang thai. Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà đã liên doanh, liên kết với nhiều người khác, lập ra 9 công ty, tạo nên hệ sinh thái sản xuất, phân phối sữa giả.
- Các huyện đảo, thành phố đảo hiện nay sẽ được chuyển thành đơn vị hành chính cấp xã có tên gọi là đặc khu. Theo đó, hình thành 11 đặc khu thuộc tỉnh từ huyện đảo; đồng thời nghiên cứu thành lập 2 đặc khu Phú Quốc và Thổ Châu từ Thành phố Phú Quốc.
Chiều 14/4, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo.
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất - công trình trọng điểm mang tính biểu tượng của TP HCM chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong hạ tầng giao thông đô thị.
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa có công văn gửi sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Công ty CP Hana HP Group, địa chỉ tầng 5 Tòa tháp ngôi sao Star Tower, đường Dương Đình Nghệ, Khu đô thị mới Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm lưu thông có nhãn không đáp ứng quy định.
Bộ Xây dựng vừa có Quyết định số 383/QĐ-BXD ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 66/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 13/4 cho biết sẽ công bố mức thuế quan áp dụng đối với chip bán dẫn nhập khẩu trong tuần, đồng thời cho biết sẽ có một số linh hoạt đối với các công ty trong ngành, theo Reuters.
Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết, vừa kiểm tra đột xuất 2 cơ sở mang tên 'Thẩm mỹ viện Athena' và 'Bvien Mỹ' hành nghề khám, chữa bệnh thẩm mỹ trái phép.
Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW)
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương về tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp là một trong những công cụ then chốt giúp lan tỏa thông tin quý giá, thu hút cộng đồng tham gia vào nỗ lực bảo tồn thiên nhiên.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thông tạo ra nhiều thách thức trong lĩnh vực an ninh mạng. Thực tế này đòi hỏi Việt Nam sớm hoàn thiện thể chế, chính sách, đáp ứng kịp thời các yêu cầu trong tình hình mới.
Ông Khuất Việt Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã vận hành an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I năm 2025 của Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động có giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước, song số người thất nghiệp vẫn trên 1 triệu người.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?