573 nhãn hiệu sữa bột bị làm giả, doanh thu gần 500 tỷ đồng
Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa bị các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phát hiện, triệt phá.
Cảnh sát xác định, từ năm 2021 đến nay, đường dây này đã sản xuất tới 573 nhãn hiệu sữa bột hướng đến nhiều đối tượng đặc biệt như người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non và phụ nữ mang thai. Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà đã liên doanh, liên kết với nhiều người khác, lập ra 9 công ty, tạo nên hệ sinh thái sản xuất, phân phối sữa giả.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Đồng thời, khởi tố, bắt tạm giam 2 đối tượng chủ mưu cầm đầu đường dây nói trên cùng 6 bị can khác về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".
Kết quả điều tra bước đầu của cơ quan Công an xác định từ tháng 8/2021, nắm bắt được nhu cầu gia tăng của các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng dạng bột (gọi chung là sữa bột) tại thị trường trong nước, nhóm đối tượng do Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà chủ mưu cầm đầu thành lập doanh nghiệp Công ty Rance Pharma địa chỉ tại khu nhà ở Him Lam, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội và Công ty Hacofood Group, địa chỉ tại LK52-10, Khu đô thị mới Phú Lương, phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội để trực tiếp tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm sữa bột giả.
Đến nay, đường dây này đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại. Các loại sữa dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai với các thành phần công bố trên sản phẩm như: chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... nhưng trên thực tế, hoàn toàn không có những chất này.
Các đối tượng đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia.
Cơ quan công an xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.
Ngoài 2 công ty nói trên được lập để tổ chức sản xuất các sản phẩm sữa bột giả, các đối tượng còn liên doanh, liên kết bằng hình thức góp cổ phần với nhiều đối tượng khác thành lập ra 9 công ty với mục đích để đứng tên hồ sơ công bố các dòng sản phẩm (nhãn thương hiệu sản phẩm) và trực tiếp kinh doanh, phân phối tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy của Công ty Hacofood và Công ty Rance Pharma.
9 công ty trong hệ sinh thái này gồm: Công ty cổ phần Dược quốc tế Group (Giám đốc Vũ Mạnh Cường); Công ty cổ phần dược quốc tế Big Four Pharma (Giám đốc Phạm Chí Đảng); Công ty CP dược quốc tế Long Khang Group (Giám đốc Nguyễn Thị Mai Hương).
Công ty CP dinh dưỡng y học BFF (Giám đốc Phạm Thị Hương); Công ty cổ phần dược quốc tế Safaco Group (Giám đốc Nguyễn Văn Tuấn); Công ty cổ phần dược quốc tế Darifa Group (Giám đốc Nguyễn Văn Thắng); Công ty cổ phần dược quốc tế Win CT (Giám đốc Nguyễn Văn Tú); Công ty cổ phần dược phẩm dinh dưỡng Phúc An Khang (Giám đốc Nguyễn Thành Luân); Công ty CP dược Á Châu (Giám đốc Nguyễn Thành Luân).
Trong khoảng 4 năm, các đối tượng đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.
Mặc dù là chủ đích thực của Hacofood Group và Rance Pharma cùng các công ty trong hệ sinh thái này, nhưng từ cuối năm 2024, Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà lần lượt chuyển giao cho người khác đứng tên làm giám đốc đại diện pháp luật của Hacofood Group và Rance Pharma.
Trên thực tế, Cường và Hà mới là "ông chủ" thực sự chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của 2 công ty và hệ sinh thái này.
Tháng 8/2024, Hoàng Mạnh Hà chuyển giao cho Nguyễn Thành Luân làm giám đốc và đại diện pháp luật của Công ty Rance Pharma. Nhưng trên thực tế, công việc của Luân tại Công ty Rance Pharma chỉ là nhân viên phụ trách mảng kinh doanh. Luân đồng thời còn là Giám đốc Công ty CP Dược Á Âu và Công ty Phúc An Khang- hai công ty trong hệ sinh thái trên.
Tháng 10/2024, Nguyễn Văn Tú cũng được Vũ Mạnh Cường chuyển giao làm giám đốc, đại diện pháp luật của Công ty Hacofood Group. Thực tế công việc của Tú tại công ty này chỉ là nhân viên phụ trách mảng kinh doanh. Ngoài ra, Tú còn là Giám đốc Công ty Win CT- một thành viên trong hệ sinh thái.
Theo cơ quan điều tra, Vũ Mạnh Cường giữ cổ phần chính tại Công ty Hacofood Group và Công ty Rance Pharma; Giám đốc Công ty Cổ phần dược quốc tế Group; nắm giữ cổ phần các công ty trong hệ sinh thái: 53,84% trong Công ty Rance Pharma, 27% tại Công ty Hacofood, 20% tại Công ty Big Four, 20% tại Công ty Long Khang, trực tiếp là người đại diện trước pháp luật của các chi nhánh Công ty Hacofood tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hải Dương và Hưng Yên.
Hoàng Mạnh Hà là người nắm giữ cổ phần chính của Công ty Rance Pharma; nắm giữ cổ phần các công ty trong hệ sinh thái: 45,19 % tại Công ty Rance Pharma, 27% tại Công ty Hacofood, 20% tại Công ty Big Four, 20% tại Công ty Long Khang và là Giám đốc các chi nhánh Công ty Rance Pharma tại 5 tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hải Dương, Hưng Yên và Thái Nguyên.
Còn Hồ Sỹ Ý được Vũ Mạnh Cường, Hoàng Mạnh Hà giao trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất tại nhà máy của hai Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group, trong đó có nội dung chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng sản phẩm được sản xuất tại hai nhà máy này.
Cuộc điều tra cũng cho thấy toàn bộ hoạt động tài chính, kế toán của Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood đều do Cường và Hà điều hành, trong đó có nhiều dấu hiệu vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng. Cơ quan điều tra bước đầu xác định từ năm 2021 đến nay, Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood đã để ngoài số sách kế toán kê khai nộp thuế doanh thu thực tế, gây thiệt hại Ngân sách Nhà nước hơn 28 tỷ đồng.
Vụ án đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục đấu tranh, làm rõ để xử nghiêm trước pháp luật.
Đáng chú ý, một số loại sữa giả phổ biến được nhóm công ty này bán trên thị trường như Cilonmum (gồm các sản phẩm như Cilonmum Colos Baby 24h, Cilonmum Colos Pedia 24h, Cilonmum For Mum Colostrum 24h, Cilonmum b Gludiabet Colostrum 24h, Cilonmum Kid Goat Colostrum 24h, Cilonmum Pedia Goat Colostrum 24h và Cilonmum Diasure Colostrum 24h) do Công ty CP dược quốc tế Group phân phối.
Talacmum (gồm các dòng sản phẩm như Talacmum For Mum, Talacmum Gain, Talacmum Gludiabet, Talacmum Goat Kids, Talacmum Goat Pedia, Talacmum IQ Grow, Talacmum Kalosure Gold, Talacmum Kid Baby và Talacmum Pedia Cool) là sản phẩm của Hacofood, được quảng cáo sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ New Zealand và áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại.
Colos 24H Premium được sản xuất và phân phối bởi Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma; NewSure Colos 24H Kid Plus; Baby Care Colostrum Kid; Bold Milk (gồm Bold Milk For Mum Colostrum và Bold Milk Glu Sure Colostrum); Sure IQ Sure Gold...
Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận vừa bị các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an phát hiện, triệt phá.
Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết, vừa kiểm tra đột xuất 2 cơ sở mang tên 'Thẩm mỹ viện Athena' và 'Bvien Mỹ' hành nghề khám, chữa bệnh thẩm mỹ trái phép.
Danh sách dự kiến tên gọi các tỉnh, thành phố và trung tâm chính trị - hành chính (tỉnh lỵ) của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh (Kèm theo Nghị quyết số 60-NQ/TW)
Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao các chủ trương về tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp; số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố.
Nâng cao kỹ năng giao tiếp là một trong những công cụ then chốt giúp lan tỏa thông tin quý giá, thu hút cộng đồng tham gia vào nỗ lực bảo tồn thiên nhiên.
Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ viễn thông tạo ra nhiều thách thức trong lĩnh vực an ninh mạng. Thực tế này đòi hỏi Việt Nam sớm hoàn thiện thể chế, chính sách, đáp ứng kịp thời các yêu cầu trong tình hình mới.
Ông Khuất Việt Hùng, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, trong quý I/2025, Công ty đã vận hành an toàn 39.070 lượt tàu, phục vụ 4,78 triệu lượt hành khách, tăng 13,3% so với quý I/2024.
Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I năm 2025 của Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động có giảm so với quý trước và cùng kỳ năm trước, song số người thất nghiệp vẫn trên 1 triệu người.
Với việc Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất tiến hành đàm phán thỏa thuận thương mại song phương trong đó có nội dung thuế quan, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng đoàn công tác đặc biệt Việt Nam, đã mở "cánh cửa thép", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, mục tiêu mà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ giao phó.
Ngày 9/4, Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10/4, tăng 50% so với mức thuế bổ sung 34% đã công bố trước đó.
Cục Quản lý Dược yêu cầu ngừng ngay việc lưu hành lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin vi phạm chất lượng, các cơ sở phải thu hồi và trả lại sản phẩm cho đơn vị cung ứng.
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, sẽ chú trọng phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tiến tới miễn viện phí cho tất cả người dân.
Nhiều người tiêu dùng tại Mỹ đang bắt đầu đổ xô tích trữ hàng hóa trong bối cảnh lo ngại giá cả sẽ tăng mạnh sau khi vòng thuế nhập khẩu mới được chính quyền ban hành chuẩn bị có hiệu lực.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đang “chờ cuộc gọi” từ phía Trung Quốc trước khi mức thuế quan hơn 100% được áp dụng. Đây là một tín hiệu cho thấy Mỹ vẫn để ngỏ khả năng đàm phán vào phút chót với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND tỉnh xử phạt hành chính Công ty Cổ phần Asia Life (đơn vị sản xuất sản phẩm kẹo Kera) tổng số tiền hơn 224 triệu đồng.
Đường sắt tổ chức chạy đôi tàu thiết kế riêng mang tên "Đoàn tàu Thống nhất" dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
Bộ GD&ĐT đề xuất dùng ngân sách Nhà nước hỗ trợ học phí với trẻ mầm non và học sinh phổ thông khối dân lập, tư thục trên toàn quốc.
Nhiều doanh nhân và tỷ phú giàu có đang công khai chỉ trích Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông tuyên bố sẽ áp dụng một loạt mức thuế khổng lồ lên các đối tác thương mại của Mỹ. Động thái này khiến thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc và gây lo ngại sâu rộng về tương lai kinh tế.
Tối 7/4, ngay sau khi chủ trì hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để chủ động thích ứng với tình hình mới về thương mại quốc tế, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính họp với các bộ, ngành về phát triển thương mại cân bằng, bền vững với Hoa Kỳ.
Xét theo tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong 63 địa phương, Hà Nội tiếp tục dẫn đầu với mức giá đắt đỏ nhất cả nước trong năm 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?