Hơn 131.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn nửa cuối năm 2025
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong nửa cuối năm 2025 ước tính lên tới 131.601 tỷ đồng.
FiinRatings – đối tác chiến lược của S&P Global – vừa công bố báo cáo “Tâm điểm Trái phiếu tháng 6/2025”. Trong đó, trái phiếu bất động sản cũng có tín hiệu tích cực nhờ tháo gỡ pháp lý, ngân hàng tăng trưởng mạnh.
Theo báo cáo "Tâm điểm Trái phiếu tháng 6/2025" của FiinRatings – đối tác chiến lược của S&P Global, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong tháng 6 tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt là nhóm ngân hàng.
Trong 6 tháng đầu năm, tín dụng toàn nền kinh tế tăng tới 9,9%, vượt xa tốc độ tăng trưởng tiền gửi. Khoảng cách này khiến các ngân hàng thương mại (NHTM) phải phát hành lượng lớn trái phiếu để tăng vốn cấp 2, từ đó bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn cũng như các chỉ số thanh khoản quan trọng như LDR (dư nợ tín dụng/huy động vốn) và hệ số sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn.
Tính riêng trong tháng 6, tổng giá trị phát hành TPDN đạt 105,5 nghìn tỷ đồng, tăng 52,4% so với tháng trước và toàn bộ đều là phát hành riêng lẻ. Lũy kế 6 tháng đầu năm, tổng giá trị phát hành đạt 248,6 nghìn tỷ đồng, tăng 71,2% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, các tổ chức tín dụng chiếm tới 76,3% – tương đương gần 190 nghìn tỷ đồng.
Cùng với đó, trái phiếu bất động sản cũng có tín hiệu tích cực nhờ tháo gỡ pháp lý. Tổng giá trị phát hành nhóm này đạt khoảng 39,6 nghìn tỷ đồng trong nửa đầu năm, chiếm 67,3% trong nhóm phi tài chính, tương đương gần 24% tổng phát hành.
Dù tăng trưởng mạnh, nhưng việc phát hành vẫn chủ yếu qua hình thức riêng lẻ. Hoạt động chào bán công chúng chỉ đạt gần 28 nghìn tỷ đồng, bằng 76,8% của cả năm 2024. Tuy nhiên, chỉ có các ngân hàng thương mại và hai công ty chứng khoán thực hiện phát hành trái phiếu thông qua chào bán ra công chúng.
Một điểm đáng chú ý khác là môi trường lãi suất tiếp tục hỗ trợ mạnh cho thị trường trái phiếu. Lãi suất danh nghĩa (coupon) bình quân giảm từ 7,43% xuống còn 6,69% trên toàn thị trường. Trong đó, 64% khối lượng phát hành theo lãi suất cố định, 22% thả nổi và phần còn lại kết hợp.
Hoạt động mua lại trái phiếu tăng mạnh, với giá trị giao dịch trong tháng 6 cao hơn 1,2 lần so với tháng trước. Tổng giá trị mua lại 6 tháng đầu năm tăng 42,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, áp lực trả nợ vẫn lớn khi giá trị đáo hạn trong 6 tháng cuối năm ước đạt 125 nghìn tỷ đồng, đặc biệt với nhóm phát hành phi tài chính.
Trên thị trường thứ cấp, giao dịch tháng 6 đạt gần 137,1 nghìn tỷ đồng, trung bình 6,53 nghìn tỷ/ngày – tăng 13,4% so với tháng trước. Nhóm ngân hàng và bất động sản chiếm gần 71% tổng giá trị giao dịch. Đáng chú ý, nhóm bất động sản ghi nhận mức tăng 37,6% giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2024.
Tuy nhiên, rủi ro vẫn hiện hữu. Trong 6 tháng đầu năm, có 23 nghìn tỷ đồng TPDN được ghi nhận là "có vấn đề", giảm 31% so với cùng kỳ nhưng vẫn đáng lo ngại.
Đáng chú ý, các chuyên gia đánh giá khung pháp lý mới giúp tăng chất lượng quản lý thị trường khi từ ngày 1/7/2025, Luật Doanh nghiệp sửa đổi chính thức có hiệu lực, trong đó có quy định quan trọng về hệ số nợ/vốn chủ sở hữu đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ – không được vượt quá 5 lần, kể cả phần vốn từ lô trái phiếu dự kiến phát hành. Quy định này giúp tăng chất lượng hàng hóa trên thị trường và giảm rủi ro phát hành tràn lan.
Đồng thời, một số doanh nghiệp sẽ buộc phải chuyển sang hình thức chào bán công chúng để đáp ứng quy định mới.
Tuy quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam đã đạt 140 tỷ USD vào năm 2025, nhưng trái phiếu xanh chỉ chiếm chưa đầy 1%. Để tăng tỷ trọng này, Việt Nam cần một chiến lược rõ ràng, với công cụ và chính sách minh bạch, ưu đãi hiệu quả để thu hút nhà đầu tư vào các dự án giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu.
Việt Nam đã có Chiến lược phát triển thị trường carbon tại Việt Nam được phê duyệt theo Quyết định số 232/QĐ-TTg ngày 24/01/2025, lãnh đạo Chính phủ đã phê duyệt Đề án Thành lập và phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam. Mục tiêu chính của Đề án là thiết lập thị trường các-bon để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Mới đây, ngày 4/7/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 21/2025/QĐ-TTg quy định tiêu chí môi trường và xác nhận dự án thuộc danh mục phân loại xanh. Đây được xem là bước khởi đầu quan trọng nhằm thúc đẩy tài chính xanh tại Việt Nam.
Các ngân hàng và tổ chức tín dụng – với vai trò là bên phát hành trái phiếu và cấp tín dụng xanh cần xây dựng quy trình thẩm định rõ ràng, đào tạo cán bộ, áp dụng chuẩn mực quốc tế. Cùng lúc, doanh nghiệp phải chủ động hoàn thiện hồ sơ, đánh giá tác động môi trường, và có cơ chế giám sát nội bộ minh bạch.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng cần phát huy vai trò của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nội địa được Bộ Tài chính cấp phép. Trong khi trên thế giới, hầu hết các trái phiếu xanh đều đi kèm đánh giá của bên thứ ba (second-party opinion) hoặc xác nhận độc lập (verification).
Ông Lê Hoàng Tùng – Phó Tổng Giám đốc Vietcombank – chia sẻ: Ngân hàng này đã phát hành thành công 2.000 tỷ đồng trái phiếu xanh trong năm 2024, tuân thủ cả tiêu chuẩn quốc tế và quy định nội địa.
Vietcombank xác định phát triển bền vững là mục tiêu dài hạn, và ESG sẽ được lồng ghép vào mọi hoạt động. Ngân hàng đang triển khai tái cấp vốn từ nguồn trái phiếu xanh và phát triển dịch vụ tư vấn xanh, giúp doanh nghiệp tiếp cận tín chỉ carbon.
Ông Nguyễn Thăng Long (Vụ các định chế tài chính, Bộ Tài chính) cho biết, Thủ tướng đã phê duyệt Chiến lược thị trường carbon, với mục tiêu triển khai thí điểm thành công chậm nhất vào năm 2027. Theo đó, các ngân hàng như Vietcombank sẽ đóng vai trò hạt nhân thanh toán và dẫn dắt hoạt động thị trường.
Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp sẽ đáo hạn trong nửa cuối năm 2025 ước tính lên tới 131.601 tỷ đồng.
VN-Index tiếp tục có phiên tăng điểm rất ấn tượng trong ngày giao dịch đầu tuần mới hôm nay (14/7). Dòng tiền trên vẫn vận động sôi nổi trên thị trường, tuy nhiên bắt đầu xuất hiện lực cung chốt lời sớm khi chỉ số đã tăng nóng gần 90 điểm mà chưa ghi nhận nhịp điều chỉnh nào đáng chú ý. Theo các chuyên gia, Nhà đầu tư có thể chốt lời, hiện thực hóa lợi nhuận một số cổ phiếu đã tăng giá mạnh.
Ngân hàng Nhà nước đã bơm vào hệ thống hơn 5.391 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn và gia tăng cho vay cầm cố giấy tờ có giá.
Bộ Công an kiến nghị một số nội dung tại dự thảo Nghị định 24/2012, trong đó yêu cầu quản lý số sê-ri trong kinh doanh, sản xuất vàng miếng.
Sáng 11/7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu, thống nhất đề xuất tăng lương tối thiểu vùng ở mức 7,2% từ ngày 1/1/2026. Phương án này sẽ được trình Chính phủ thông qua.
Nợ của chính phủ trung ương Hàn Quốc đã vượt quá 1.200.000 tỷ won (886,6 tỷ USD) lần đầu tiên vào tháng 5/2025.
Lãi suất vay mua nhà tháng 7/2025 tiếp tục ghi nhận mặt bằng lãi suất thấp nhất từ 3%, các ngân hàng tung loạt ưu đãi gói vay cho người trẻ dưới 35 tuổi.
VN-Index vẫn vững đà đi lên dưới sự dẫn dắt của dòng tiền nhập cuộc, tăng 14,32 điểm, lên 1.445,64 điểm. Các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ các cổ phiếu đang trong đà tăng tốt trong danh mục. Đồng thời, cân nhắc giải ngân thăm dò ở những cổ phiếu thuộc nhóm ngành thu hút sự dịch chuyển của dòng tiền.
Bộ Tài chính đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mở cửa phiên giao dịch sáng hôm nay 10/7, giá vàng nhẫn, vàng SJC đồng loạt tăng từ 200.000 đồng/lượng. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới khoảng 15 triệu đồng/lượng.
Chứng khoán Mỹ tăng điểm thần tốc trong phiên ngày 9/7 (theo giờ thế giới). Đáng chú ý, trong phiên này, Nvidia đã trở thành công ty đầu tiên trên thế giới chạm mốc giá trị vốn hóa thị trường 4.000 tỷ USD,.
Chốt phiên giao dịch ngày 9/7, VN-Index tăng 15,86 điểm lên 1.431,32 điểm, sắc xanh phủ kín ở hầu hết các nhóm ngành, cùng với lực đỡ từ khối ngoại cho thấy niềm tin nhà đầu tư đang được củng cố rõ rệt.
Thông tin trên nằm trong cuộc họp với Nhóm các đối tác quốc tế (IPG), Liên minh Tài chính Glasgow vì Mục tiêu Phát thải Ròng bằng “0” (GFANZ) và một số đối tác ngày 8/7, tại Hà Nội.
Ngân hàng UOB của Singapore điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 thêm 0,9%, lên mức 6,9%. Tăng trưởng GDP quý III và quý IV năm nay ở mức khoảng 6,4%. Trong điều kiện này, dòng vốn FDI thực hiện dự kiến sẽ đạt khoảng 20 tỷ USD.
Mở cửa phiên giao dịch ngày 8/7, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh tăng giá vàng miếng SJC lên mức 121 triệu đồng/lượng.
CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) vừa công bố loạt thông tin giao dịch cổ phiếu đáng chú ý liên quan đến Chủ tịch HĐQT Nguyễn Xuân Quang, các cổ đông liên quan và nhóm cổ đông tổ chức lớn.
Từ đầu năm đến nay, chỉ số DXY – thước đo sức mạnh đồng USD so với rổ các đồng tiền chủ chốt – đã giảm khoảng 10%. Trong bối cảnh đó, nhiều đồng tiền châu Á ghi nhận phục hồi đáng kể. Tuy nhiên, đồng Việt Nam (VND) vẫn mất giá khoảng 2,7–2,8% so với USD.
Ngân hàng Nhà nước đang từng bước tháo gỡ cơ chế "room" tín dụng theo lộ trình phù hợp, đảm bảo an toàn hệ thống, kiểm soát lạm phát và tăng trưởng kinh tế bền vững, song vẫn bám sát diễn biến vĩ mô và sức hấp thụ vốn.
Ngày 4/7/2025, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận chào bán thêm cổ phiếu ra công chúng cho Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, mã chứng khoán HVN).
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?