Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố 10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm quý III/2021.
Theo đó, vị trí số 1 thuộc về VPS, số 2 là SSI và số 3 là VNDS. Đây cũng là 3 vị trí cạnh tranh mạnh mẽ nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
10 công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ và chứng quyền có bảo đảm quý III/2021.
Cụ thể, giữ vị trí đầu bảng xếp hạng, Công ty cổ phần Chứng khoán VPS, với 16,5% thị phần, tăng nhẹ so với mức 16,4% ở cuối quý II. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp VPS nắm giữ ngôi vị này.
Trước đó, vào quý I/2021, VPS bất ngờ “vươn lên” trở thành công ty chứng khoán có thị phần môi giới cổ phiếu, chứng chỉ quỹ lớn nhất trên HOSE với 13,24% thị phần. Kết quả này được cho là nhờ VPS áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng khi giao dịch, đẩy mạnh phát triển môi giới cá nhân. Bên cạnh đó, VPS cũng liên tục đầu tư đổi mới nền tảng công nghệ với nhiều tính năng và tiện ích vượt trội, hướng tới các chuẩn mực cao nhất về tính hoàn thiện và sự chuyên nghiệp.
Ở vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng không có thay đổi, Công ty cổ phần Chứng khoán SSI, giữ 11,58% thị phần, cũng tăng nhẹ so với mức 10,97% ở cuối quý II. Tuy nhiên, vị trí này không phải điều mà các nhà đầu tư kỳ vọng ở SSI.
Trên bảng xếp hạng bất ngờ có hai công ty đảo vị trí đó là Công ty cổ phần Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSC) và Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect (VNDS). Vị trí thứ 3 thuộc về VNDS với 7,72% thị phần. HSC đứng thứ 4 với 6,79% thị phần, giảm nhẹ so với mức 7,05% ở quý trước đó.
Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt (VCSC) tiếp tục đứng ở vị trí thứ 5, giữ 4,9% thị phần môi giới trên HOSE.
Các vị trí sau đó là Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương; Công ty Cổ phần Chứng khoán MB; Công ty TNHH Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam; Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT và Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam với thị phần dao động từ 3-5%.
Tổng thị phần của nhóm 10 công ty này đạt hơn 67%, tăng so với mức 65% của quý liền trước.
Dù không có quá nhiều cách biệt, song có sự cạnh tranh về thị phần khá đáng kể giữa các công ty chứng khoán.
SSI Research đánh giá, diễn biến bán ròng mạnh ở thị trường Việt Nam mang tính chất tạm thời và phù hợp với tình hình khó lường của dịch bệnh. Việc VND tăng giá đáng kể so với các đồng tiền khác trong khu vực cũng khiến cho nhu cầu đầu tư mới vào Việt Nam bị hạn chế.
Trước những biến động của thị trường, một số công ty chứng khoán hiện đã tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ môi giới, cải thiện chất lượng sản phẩm, chú trọng đào tạo kiến thức, nâng cao hiểu biết, khả năng quản trị rủi ro cho các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư mới; đồng thời, phân nhóm khách hàng để có những dịch vụ phù hợp, sát với nhu cầu…
VN-Index ngày 19/12 lùi về gần 1.250 điểm, khối ngoại đẩy mạnh bán ròng. Theo các chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư chứng khoán không nên hoảng loạn, cần quan sát thêm diễn biến thị trường trong những phiên tới, có thể cân nhắc gia tăng tỉ trọng với các cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt để đầu tư dài hạn.
Các chuyên gia cũng cho rằng thị trường vàng thời gian tới sẽ, không còn tăng nóng như năm 2024. Diễn biến của vàng thời gian tới sẽ phụ thuộc vào sự tương tác của 4 yếu tố chính, gồm: tăng trưởng kinh tế, rủi ro, chi phí cơ hội và xu hướng khi đó. Đà tăng của kim loại quý được dự báo sẽ chậm lại trong năm 2025.
VN-Index sau nhiều nỗ lực vẫn không thể tìm lại hào quang. Theo đó, nhà đầu tư nên có phương án quản trị danh mục và phòng ngừa rủi ro phù hợp, tập trung các cổ phiếu đầu tư dài hạn có nền tảng cơ bản và triển vọng kinh doanh tích cực.
"Năm 2025 thị trường chứng khoán Việt Nam có bước ngoặt rất quan trọng về câu chuyện nâng hạng, qua đó hút được dòng vốn lớn từ nhà đầu tư nước ngoài và kích hoạt dòng tiền nội. TTCK có thể nhiễu động vào nửa đầu năm, song nửa cuối năm sẽ có bước thăng hoa trong nửa cuối năm", chuyên gia VPBankS cho biết.
Bà Lê Thị Hà Thành, vợ cố Chủ tịch DIG Nguyễn Thiện Tuấn và là mẹ của ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán: DIG) vừa nhận thừa kế thêm 4,75 triệu cổ phiếu DIG.
Đã có 88 công ty đã rời khỏi thị trường chính hoặc chuyển niêm yết sang sàn giao dịch khác, trong khi chỉ có 18 công ty mới thay thế. Đây là một làn sóng lớn về cuộc "di cư" của các công ty trên sàn giao dịch chứng khoán London (LSE) trong 15 năm qua.
Mới đây, HĐQT Simco Sông Đà (SDA) quyết định dời đợt thanh toán cổ tức năm 2011 và 2013 bằng tiền mặt sang đến tháng 12/2027, thay vì tháng 12/2024 như thông báo trước đó.
Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) đã có văn bản chấp thuận đăng ký niêm yết cổ phiếu cho Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn (mã chứng khoán BSR).
Hàng loạt cổ phiếu trụ chìm trong "biển lửa" khi VN-Index kết thúc ngày cuối tuần gần về mốc 1.260 điểm. Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư tuần giao dịch tới duy trì danh mục cổ phiếu.
Với diễn biến rung lắc và chưa có tín hiệu cải thiện hiện tại, chứng khoán VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư tận dụng nhịp rung lắc để giải ngân ở vùng giá chiết khấu đối với các cổ phiếu đã khả dụng trong danh mục, với mục tiêu trung bình giá vốn
Theo Bloomberg, giá trị tài sản ròng của ông Elon Musk đã đạt 400 tỷ USD, khiến ông trở thành người đầu tiên trên thế giới vượt qua cột mốc này. Nhưng vị trí người giàu nhất thế giới vẫn chỉ là một cái tên Elon Musk.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình trước ngày 20/12/2024 phương án chuyển giao bắt buộc 02 ngân hàng kiểm soát đặt biệt còn lại là GPBank và Dong A Bank.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?