Mặc dù là những cái tên có tiếng trong lĩnh vực kinh doanh thẩm mỹ tại Việt Nam nhưng hàng loạt thương hiệu như Viện thẩm mỹ Lavender By Chang, Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam... cũng nhiều lần bị xử phạt khi vi phạm quy định pháp luật.
Viện thẩm mỹ Lavender By Chang
Tháng 8/2016, Viện thẩm mỹ viện Lavender nay là Viện thẩm mỹ Lavender By Chang (thuộc Công ty TNHH TM Lavender Ý Lợi, địa chỉ số 60A Võ Văn Tần, phường 6, quận 3; trụ sở Hà Nội đặt tại số 19 Điện Biên Phủ, Điện Biên, Ba Đình, TP Hà Nội) bị Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh xử phạt 700.000 đồng vì hành vi “lập sổ khám bệnh, chữa bệnh nhưng không ghi chép đầy đủ theo quy định của pháp luật”.
Cũng trong năm 2016, sau khi báo chí đăng loạt bài về sai phạm từ viện thẩm mỹ Lavender , lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội đã chỉ đạo đơn vị phòng Quản lý hành nghề cơ sở tư nhân lập tổ kiểm tra nóng những thông tin sai phạm ở thẩm mỹ viện Lavender được báo nêu.
Khi đó, trả lời trên báo chí, bà Lưu Thị Liên, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết qua kiểm tra, tổ thanh tra phát hiện việc thẩm mỹ viện Lavender sử dụng hình ảnh các bác sỹ ngoại quốc trên trang web, facebook để quảng bá thương hiệu là sai sự thật. Cũng trong thời gian tổ kiểm tra đến thẩm mỹ viện này thì không có sự xuất hiện của bất kỳ một bác sỹ nào.
Bà Liên cho biết thêm: “Sở chỉ cấp phép duy nhất cho bác sỹ Uông Thanh Tùng là bác sỹ được hành nghề ở thẩm mỹ viện Lavender. Chúng tôi khẳng định rằng không có bất kỳ trường hợp một bác sỹ người ngoại quốc nào được phép hành nghề, tư vấn... ở thẩm mỹ viện này”.
Về thông tin thẩm mỹ viện Lavender thực hiện đại phẫu ở Bệnh viện Xanh Pôn, Hồng Ngọc, bà Liên cho biết đã thẩm định qua các đơn vị này, Sở Y tế khẳng định không có hoạt động nào được phép diễn ra vì không có liên kết nào giữa Lavender và 2 cơ sở trên.
Viện thẩm mỹ Lavender By Chang.
Tháng 12/2018, Thanh tra Sở Y tế TP HCM đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Viện thẩm mỹ Lavender thuộc Công ty TNHH Thương mại Lavender Ý Lợi, địa chỉ: 33-35 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3 với số tiền 25 triệu đồng.
Trước đó, khi kiểm tra cơ sở này, Sở Y tế TP HCM phát hiện đã quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không đúng phạm vi chuyên môn được ghi trong Giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh. Với sai phạm này, Sở Y tế TP HCM đã yêu cầu Viện thẩm mỹ Lavender tháo gỡ quảng cáo không đúng phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép hoạt động.
Cũng tháng 12/2018, thẩm mỹ viên Lavender (địa chỉ tại số 19, đường Điện Biên Phủ, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) bị khách hàng “tố” việc tư vấn sử dụng thuốc có dấu hiệu sai mục đích, sai tình trạng bệnh khiến khách hàng bị tổn thương vùng mắt.
Mới đây nhất, cuối năm 2019, Viện thẩm mỹ Lavender By Chang (33-35 Bà Huyện Thanh Quan, phường 6, quận 3) tiếp tục bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt 30 triệu đồng vì quảng cáo dịch vụ khám, chữa bệnh quá phạm vi chuyên môn được ghi trong giấy phép. Hiện, Sở Y tế đã buộc cơ sở này tháo gỡ, xóa các quảng cáo quá phạm vi chuyên môn ghi trong giấy phép hoạt động.
Mới đây nhất, tháng 3/2021, Sở Y tế TP HCM ra quyết định xử phạt Viện thẩm mỹ Lavender By Chang thuộc Công ty TNHH Lavender Sài Gòn số tiền 40 triệu đồng, do có hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Thanh tra Sở Y tế TPHCM yêu cầu Lavender By Chang phải tháo gỡ, xóa quảng cáo vi phạm. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên Viện Thẩm mỹ này bị cơ quan chức năng tuýt còi.
Theo tìm hiểu, bà Lý Thùy Chang (sinh năm 1990, quê Quảng Ninh) là đại diện pháp luật Công ty TNHH Lavender Sài Gòn - được chuyển đổi từ Công ty TNHH hai thành viên Công ty TNHH Thương mại Lavender Ý Lợi, có đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 7 ngày 9/8/2018.
Bà Chang còn là đại diện pháp luật Công ty TNHH Lavender Hà Nội (Số nhà 14 lô 11B đường Trung Yên 10, khu đô thị Trung Yên mới, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội), Công ty CP Lavender By Chang (Số 42 Thi Sách, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) và Công ty Lamercy Việt Nam (số 8 Cao Bá Quát, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội).
Thẩm mỹ viện Venus
Ngày 17/7/2020, Thẩm mỹ viện Quốc tế Venus (số 61-63 đường 3 tháng 2, phường 11, Quận 10, TP HCM) cũng bị nhiều khách hàng tố cáo khi thực hiện các dịch vụ xâm lấn trên khuôn mặt và chất lượng dịch vụ không giống như quảng cáo, trong khi chỉ được cấp phép là cơ sở chăm sóc da.
Tháng 7/2020, UBND quận Hai Bà Trưng cũng đã ban hành 3 quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Thẩm mỹ viện Quốc tế Venus (số 61 Ngô Thì Nhậm, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng) do ông Nguyễn Tiến Hoàng là đại diện hộ kinh doanh với tổng số tiền 87,5 triệu đồng, về các hành vi vi phạm như: Hành nghề không có chứng chỉ hành nghề, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ đặc biệt mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo…
Cũng trong tháng 7/2020, Thẩm mỹ viện Quốc tế Venus (48-50 Trung Phụng, Đống Đa, Hà Nội) xảy ra vụ lùm xùm về việc một nữ khách hàng tố bị hành hung khi tới đây đòi tiền sau khi làm tái sinh đa tầng không hiệu quả, mặt bị nổi cục mưng mủ...
Sau khi bị xử phạt, thẩm mỹ viện quốc tế Venus tại địa chỉ số 2B-2C Hồ Xuân Hương, phường Võ Thị Sáu đã đổi biển hiệu thành Phòng khám Venus by Asian.
Theo thông báo của Thanh tra Sở Y tế ngày 10/3/2022, bác sĩ Nguyễn Văn Thạch, chủ hộ kinh doanh thẩm mỹ viện Quốc tế Venus (địa chỉ: 2B-2C Hồ Xuân Hương, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP.HCM) đã có các vi phạm như: Không niêm yết đầy đủ giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; Không lập sổ khám bệnh, chữa bệnh đây đủ theo quy định của pháp luật; Quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.
Do đó, Thanh tra Sở Y tế đã tiến hành xử phạt chủ cơ sở này số tiền là 26.500.000 đồng và buộc tháo gỡ, xóa quảng cáo lừa dối khách hàng.
Đây không phải là lần đầu tiên thẩm mỹ viện Venus bị xử phạt khi vào năm 2020 đã có khách hàng tố cáo lên Sở Y tế thành phố vì cho rằng, cơ sở thẩm mỹ Venus vì cho rằng cơ sở có dấu hiệu lừa đảo, không công khai niêm yết giá dịch vụ, quảng cáo không đúng, thu tiền dịch vụ với giá cao nhưng không đem lại hiệu quả cho khách hàng. Đồng thời, còn tố cáo nhân sự tại cơ sở Venus có dấu hiệu giả danh bác sĩ, không có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, bán tế bào gốc không có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng. Các thông tin quảng cáo và những tố cáo của chị Hồng V. xuất phát từ những lời quảng cáo “có cánh” từ Viện nghiên cứu Điều trị rạn da, chi nhánh Sài Gòn.
Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo, Sở Y tế đã tiến hành kiểm tra và xem xét các hồ sơ liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh của Venus. Thực tế thanh kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng nên Sở Y tế đã tham mưu UBND thành phố ra quyết định xử lý đối với cơ sở. Sau đó, UBND TP HCM đã có quyết định xử phạt đối với ông Nguyễn Văn Quyết (khi đó là chủ hộ kinh doanh thẩm mỹ Venus – chăm sóc da). Theo đó, ông Quyết đã vi phạm hành chính tại địa chỉ số 2B – 2C Hồ Xuân Hương, phường 6, quận 3 khi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh mà không có giấy phép hoạt động; kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; quảng cáo hàng hòa đặc biệt mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép về mặt nội dung.
Đáng chú ý, mặc quảng cáo là "Thẩm mỹ viện Quốc tế" với nhiều chi nhánh tại TP HCM và Hà Nội nhưng thực tế pháp nhân của các "chi nhánh" lại là các hộ kinh doanh cá thể do các cá nhân khác nhau làm chủ và không ít chi nhánh TMV Venus đã bị cơ quan chức năng xử phạt.
Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam
Vào tháng 9/2015, Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Việt Cường vừa có quyết định xử phạt 15 triệu đồng đối với thẩm mỹ viện Kangnam (Quang Trung, Hà Nội) do vi phạm về quảng cáo.
Theo đó, thẩm mỹ viện này đã quảng cáo trên website các dịch vụ nâng ngực, hút mỡ bụng, phẫu thuật hàm mặt, căng da mặt..., trong khi đây là các dịch vụ không được phép thực hiện tại thẩm mỹ viện. Đây cũng là các dịch vụ ngoài danh mục được phép thực hiện tại thẩm mỹ viện Kangnam.
Theo giải thích của thẩm mỹ viện, các dịch vụ này không thực hiện tại địa chỉ của thẩm mỹ viện Kangnam, mà thẩm mỹ viện thuê một bệnh viện khác để thực hiện các ca phẫu thuật, chỉ có “bác sĩ là của Kangnam”.
Tuy nhiên ông Cường cho biết dịch vụ không có trong danh mục hành nghề được cấp phép thì không được quảng cáo.
Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam tại TP HCM từng có bệnh nhân bị tử vong do căng da mặt.
Cuối năm 2019, dư luật xôn xao về vụ việc một phụ nữ tên L. (ngụ TP HCM) tử vong sau ca phẫu thuật căng da mặt tại Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam (số 84A Bà Huyện Thanh Quan, phường 9, quận 3, TP HCM).
Theo nội dung vụ việc, sáng 11/10/2019, bà L. đến Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam để thực hiện căng da mặt, kết quả khám sức khoẻ cho thấy bà đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật.
Chiều cùng ngày bà được thực hiện phẫu thuật căng da mặt, sau ca phẫu thuật tình trạng sức khoẻ vẫn ổn định. Nhưng đến 21h cùng ngày bà L. xuất hiện triệu chứng khó thở, mặt tím tái.
Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đã gọi Trung tâm cấp cứu 115 hỗ trợ và chuyển bà L. sang Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân được điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu, đến tối 14/10 bệnh nhân tử vong.
Sau khi xảy ra vụ việc, Sở Y tế TP HCM đã công bố kết luận về sự cố y khoa nghiêm trọng này.
Theo đó Hội đồng chuyên môn của Sở Y tế TP HCM kết luận: “Đối với sự cố y khoa xảy ra tại Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam: Nguyên nhân dẫn đến tử vong của bệnh nhân C.T.L sau phẫu thuật căng da mặt ngày 11/10/2019 là do sốc phản vệ (mức độ 3,4) liên quan đến sử dụng thuốc tê trong quá trình phẫu thuật”.
Qua kết luận của Hội đồng chuyên môn, lãnh đạo Sở Y tế đã chỉ đạo Ban Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam thực hiện các yêu cầu sau: Tổ chức họp để phân tích sai sót, rút kinh nghiệm toàn bệnh viện để tránh lập lại sự cố tương tự; Củng cố các quy trình chuyên môn, tổ chức giám sát sự tuân thủ các quy định chuyên môn trong khám chữa bệnh, quy chế hồ sơ bệnh án của nhân viên y tế, đặc biệt là công tác gây mê hồi sức; Xây dựng lại chức năng nhiệm vụ của từng vị trí hành nghề trong bệnh viện (bác sĩ trực, bác sĩ gây mê hồi sức, phẫu thuật viên, bác sĩ hồi sức cấp cứu, điều dưỡng chăm sóc người bệnh tại khoa, điều dưỡng phòng mổ); Thực hiện báo động đỏ liên viện đến bệnh viện tuyến trên để được hỗ trợ kịp thời khi có tình huống người bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch.
Gần đây nhất, vào tháng 3/2020, nữ Việt kiều tên L.Đ. đã đệ đơn khởi kiện Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đòi bồi thường 20 tỷ đồng vì bà bị liệt dây thần kinh số 7 sau khi phẫu thuật căng da mặt và cắt mí tại đây.
Sáng 23/4/2016, bà Đ. đến Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam và được đưa đi làm các xét nghiệm trước phuật thuật. Bà Đ. được xác định đủ sức khoẻ để tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ.
Bà Đ. bị biến dạng khuôn mặt sau khi phẫu thuật căng da mặt và cắt mí tại Kangnam.
Đầu giờ chiều cùng ngày, bà Đ. được đưa vào phòng phẫu thuật. Bác sĩ căng da mặt, da trán cho bà là bác sĩ tên G., còn người cắt mí là bác sĩ tên L..Sau ca phẫu thuật mặt bà bị sưng nặng và mí mắt bị lệch.
Bà Đ. sau đó đã được nhân viên của Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam đưa tới khám tại Bệnh viện Chuyên khoa ngoại thần kinh Quốc tế (đường Lũy Bán Bích, quận Tân Phú). Tại đây bà được kết luận bị tổn thương dây thần kinh số 7 (dây thần kinh có chức năng điều khiển vận động cơ mặt). Cũng theo bà Đ., bệnh viện tại Châu Âu đã chứng nhận bà bị mất 50% sức khoẻ do thương tật.
Tháng 9/2017, bà Đ. quay về Việt Nam để yêu cầu Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam giải quyết vụ việc của mình. Sau khi được Kangnam hỗ trợ tổng số tiền khoảng gần 1 tỷ đồng, bà Đ. lại tiếp tục bay sang Châu Âu để điều trị. Bà Đ. cho biết, chi phí bà chữa trị ở nước ngoài sau khi bị Bệnh viện thẩm mỹ Kangnam phẫu thuật hỏng đã lên đến khoảng gần 20 tỷ đồng.
Sau 2 buổi tổng hợp luyện, 1 buổi sơ duyệt cấp Nhà nước diễn ra tại TP HCM, sáng ngày (27/4), lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành diễn ra tại đường Lê Duẩn. Đây là bước chuẩn bị cuối cùng cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào sáng 30/4 tới.
Chào đón đại lễ 30/4-1/5, từ trung tuần tháng 4, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm đã tăng cường khuyến mại, thu hút người dân đến mua sắm; nhiều chương trình kích cầu đang được triển khai giảm giá từ 10%, 30% đến giảm 50%...
Trong giai đoạn 2021-2024, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta là 109,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Riêng năm 2024, tỷ số này là 110,7 trẻ trai/100 trẻ gái. Thậm chí, có địa phương ghi nhận tỷ số này ở mức gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái.
Tại cơ quan công an, bước đầu, đối tượng Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech khai nhận đã sửa khoản chỉ tiêu đạt công bố sản phẩm, cụ thể là sửa nội dung không đạt thành đạt để đưa ra thị trường.
Hai sản phẩm "Ăn ngon Baby Shark" và "sản phẩm Medi Kid Calcium K2", do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, có địa chỉ tại khối 8, xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, sản xuất.
Trong quý I/2025, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra bảy vụ, tạm giữ hơn 2.600 hộp sữa các loại và 40 kg bột sữa, tổng trị giá hơn 188 triệu đồng, xử phạt trên 165 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.
Dự kiến, HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood, đang được tiếp tục điều tra.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Để bảo đảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo yêu cầu, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã tổ chức Hội nghị vào ngày 23/4/2025 và thống nhất điều chỉnh số lượng là 16 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố sau sắp xếp.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án liên quan đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Ngày 22/4, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi ghi nhận nhiều phản ánh từ hành khách về tình trạng chậm và hủy chuyến bay hàng loạt trong những ngày qua.
Ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ.
Công ty TNHH Lavender Sài Gòn bị xử phạt 30 triệu đồng do quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định.
Chủ nhân của số thực phẩm này được xác định là một phụ nữ SN 1992, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội. Lực lượng chức năng thu giữ khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?