Tin bất động sản ngày 5/6 đáng chú ý với thông tin ngày 4/6, Sở Công thương tỉnh Gia Lai đã yêu Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện gió Cao Nguyên 1 (Công ty Cao Nguyên 1) - chủ đầu tư dự án điện gió Ia Le 1 (H.Chư Pưh) dừng việc vận hành thử nghiệm và các sản phẩm tại dự án The Ocean Suites Quy Nhơn có mức giá tham khảo trên thị trường từ 1,5 tỷ đồng với căn studio và lên đến 17,5 tỷ đồng/căn hộ duplex và penthouse...
Gia Lai hỏa tốc yêu cầu tạm dừng vận hành thử nghiệm dự án điện gió Ia Le 1
Ngày 4/6, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện gió Cao Nguyên 1 - chủ đầu tư dự án điện gió Ia Le 1, huyện Chư Pứh, về việc nhà máy này vận hành thử nghiệm nhưng chưa đền bù, bồi thường khiến người dân bức xúc.
Theo đó, để tránh làm tình hình thêm phức tạp, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, Sở Công Thương yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Điện gió Cao Nguyên 1 tạm dừng việc vận hành thử nghiệm các trụ điện gió theo đề nghị của UBND huyện Chư Pứh; chỉ được vận hành thử nghiệm khi được sự thống nhất của huyện này.
Công văn cũng được gửi đến Tập đoàn điện lực Việt Nam, đề nghị chỉ đạo Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Trung yêu cầu chủ đầu tư nghiêm túc thực hiện các yêu cầu của Sở Công Thương Gia Lai và chính quyền sở tại.
Như PLO phản ánh, ngày 31/5, UBND huyện Chư Pứh đã có báo cáo nhanh gửi UBND, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai về việc Công ty CP Đầu tư phát triển điện gió Cao Nguyên 1 vận hành chạy thử nghiệm nhiều trụ điện gió khi chưa thực hiện xong đền bù, hỗ trợ cho người dân. Sự việc này khiến dân bức xúc, yêu cầu huyện can thiệp, giải quyết.
Lo ngại tình hình phức tạp, trước đó, ngày 28/5, UBND huyện Chư Pứh đã có văn bản đề nghị công ty này tạm ngừng các hoạt động vận hành chạy thử nghiệm cho đến khi giải quyết xong bồi thường, hỗ trợ cho người dân. Tuy nhiên, đơn vị vẫn không tạm dừng mà tiếp tục vận hành thử nghiệm.
Chủ đầu tư vận hành thử nghiệm điện gió bất chấp yêu cầu của huyện Chư Pứh. Ảnh: LK
Qua kiểm tra thực tế sáng 31/5, Công ty Cao Nguyên 1 đã tiến hành cho chạy thử nghiệm nhiều trụ điện gió của dự án từ 17 giờ ngày 30/5. Đến 9 giờ 30, hôm sau, khi UBND xã Ia Le vào làm việc thì thử nghiệm được dừng lại, nhưng công ty cho biết sẽ tiếp tục.
Dự án năng lượng tái tạo này có công suất 100MW, vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, hạng mục chính là 28 trụ điện gió. Trong khu vực triển khai dự án đến nay còn khoảng 46 hộ dân tại xã Ia Le chưa được hỗ trợ, bồi thường. Tuy nhiên, từ cuối năm 2021, 14 trụ điện gió đã được đưa vào vận hành thương mại. Các hộ dân gần hành lang dự án phản ánh họ bị âm thanh từ các trụ điện gió “tra tấn”. Nước mưa theo cánh quạt bắn nhà dân, gây nguy cơ mất an toàn...
Trong khi các vấn đề bức xúc của người dân chưa được giải quyết thì những ngày qua, chủ đầu tư thử nghiệm vận hành 14 trụ điện gió còn lại.
Về phía tỉnh Gia Lai, hồi tháng 4 vừa qua, lãnh đạo tỉnh đã có buổi tiếp xúc, đối thoại với người dân. Qua đó, đề nghị các hộ dân hạn chế việc đi lại lên tỉnh, nhằm đảm an toàn, không ảnh hưởng đến công việc và gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.
UBND tỉnh cũng đã có kiến nghị cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương tháo gỡ các vướng mắc của người dân về bồi thường, hỗ trợ đối với diện tích đất, tài sản, cây cối, hoa màu nằm trong phạm vi hành lang an toàn của cột tháp gió.
Vướng mặt bằng, dự án đường nghìn tỷ ở Hòa Bình nguy cơ chậm tiến độ
Dự án Đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai, Hà Nội (giai đoạn 1) được HĐND tỉnh Hòa Bình phê duyệt tại Nghị quyết số 443/NQ-HĐND ngày 28/4/2021 và được UBND tỉnh Hòa Bình phê duyệt dự án tại Quyết định số 2854/QĐ-UBND ngày 3/12/2021. Dự án có điểm đầu từ Km 0+00 tiếp giáp vào đường Âu Cơ, thuộc địa phận thị trấn Lương Sơn, điểm cuối dự án Km 7+608 giao với đường Hồ Chí Minh tại Km 418+700 thuộc địa phận xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Tổng diện tích đất thực hiện dự án khoảng 34,75ha đất các loại với chiều dài tuyến 7,6km nằm trên địa bàn thị trấn Lương Sơn và xã Hòa Sơn, huyện Lương Sơn. Số hộ bị ảnh hưởng khoảng 568 hộ, trong đó có khoảng 81 hộ dự kiến phải bố trí tái định cư.
Những ngày cuối tháng 5, có mặt tại công trường dự án, PV không khỏi bất ngờ khi đang là mùa xây dựng nhưng công trường lại rất thưa thớt. Một số điểm có máy móc nhưng làm việc kiểu cầm chừng. Có vị trí đã dừng hoạt động do không có mặt bằng. Đi dọc tuyến với quãng đường hơn 7km, PV nhận thấy, công việc chính của các nhà thầu vẫn là bóc lớp đất phong hóa để làm cầu.
Trao đổi với PV Báo Giao thông, đại diện Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Sông Đà cho biết: Chúng tôi đang tạm dừng thi công do không có mặt bằng, cũng như thiếu đất đắp công trình. Toàn bộ máy móc đang để ở công trường mà không có việc. Chúng tôi mong các cơ quan chức năng sớm giải quyết những vấn đề khó khăn này.
Thông tin đến PV Báo Giao thông, UBND huyện Lương Sơn cho biết: Công tác đền bù, GPMB tại dự án đang còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc triển khai dự án chậm do khâu đo đạc bản đồ trích đo chưa chuẩn so với thực tế dẫn đến mất thời gian đề nghị điều chỉnh lại bản đồ. Quá trình đo đạc bản đồ chưa đúng với hiện trạng sử dụng đất của các hộ. Loại đất, diện tích thu hồi trong bảng kê trích đo và bản đồ thực hiện dự án còn sai lệch không đúng so với bản đồ địa chính.
Ngoài ra, cơ quan đo đạc trước khi thành lập bản đồ trích đo thực hiện dự án chưa phối hợp với UBND thị trấn Lương Sơn tiến hành quy chủ (xác định chủ đất - PV) đối với các thửa đất thuộc diện phải thu hồi thực hiện dự án; ranh giới các thửa đất còn đo đạc chồng lấn nhiều đối với các loại đất do UBND thị trấn quản lý, đặc biệt là đất sông, suối. Do vậy, UBND thị trấn Lương Sơn không có cơ sở để áp giá bồi thường, hỗ trợ cho các hộ.
Theo UBND huyện Lương Sơn, để giải quyết tình trạng trên, trong thời gian tới huyện sẽ đề nghị UBND các xã Hòa Sơn, thị trấn Lương Sơn xác minh rõ, chính xác nguồn gốc đất, thời điểm tạo lập tài sản đối với những hộ xây dựng trên diện tích đất nông nghiệp; tăng cường tuyên truyền, vận động đến các hộ thực hiện tốt việc kê khai, kiểm kê.
Đồng thời, UBND huyện Lương Sơn đề nghị chủ đầu tư là Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình (Ban QLDA ĐTXD các CTGT tỉnh Hòa Bình) thực hiện kiểm tra, đóng mốc lại các vị trí mốc giới đã cắm ngoài thực địa và đối chiếu với bản đồ trích đo thực hiện dự án. Việc này nhằm tránh tình trạng hộ dân không có diện tích thu hồi nhưng đơn vị thi công vẫn san ủi lên phần đất của họ.
"Đề nghị Ban QLDA ĐTXD các CTGT tỉnh Hòa Bình làm việc với đơn vị trích đo, phối hợp với UBND xã, thị trấn, trưởng tiểu khu, trưởng các thôn có đất thu hồi nhằm thực hiện đo đạc, xác minh ranh giới, mốc giới, quy chủ sử dụng đất, thửa đất theo đúng hiện trạng, đầy đủ và chính xác để địa phương thực hiện các bước bồi thường GPMB theo quy định", UBND huyện Lương Sơn nêu rõ.
Đơn vị đang thi công hạng mục cầu. Ảnh: Báo Giao thông
Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Hòa Bình cho biết: Đến thời điểm hiện tại mới bàn giao được 1/5 vị trí cầu, 0,9/7,6km nền mặt đường. Giá trị giải ngân đến thời điểm hiện tại được khoảng 20,3/411,6 tỷ đồng, đạt khoảng 4,9%.
Quá trình triển khai dự án được sự ủng hộ cao của chính quyền địa phương và nhân dân nơi dự án đi qua. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng gặp rất nhiều khó khăn, tiến độ bàn giao mặt bằng còn chậm, do vướng mặt bằng nên đến thời điểm hiện tại một số mũi thi công phải dừng thi công do hết mặt bằng. Công tác xây dựng khu tái định cư đang triển khai chậm so với tiến độ đã đề ra.
Ngày 12/5/2023 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 985/QĐ-UBND, trong đó ủy quyền cho UBND các huyện tiến hành thẩm định giá đất nên hiện nay UBND huyện Lương Sơn đang gấp rút triển khai. Đối với vấn đề thiếu hụt đất đắp, Ban đã có văn bản trình UBND tỉnh để tìm phương án giải quyết.
Ngay khi có ủy quyền thẩm định giá đất, Ban QLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông đã phối hợp với UBND huyện Lương Sơn và các phòng, ban liên quan làm việc với đơn vị tư vấn thẩm định giá để sớm trình UBND huyện ban hành quyết định phê duyệt giá đất.
“Thời gian tới, để đảm bảo tiến độ dự án, chúng tôi sẽ tăng cường công tác tuyên truyền các chế độ, chính sách liên quan đến GPMB đến từng hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị ảnh hưởng, tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân”, ông Tuấn thông tin.
Dự án Đường kết nối thị trấn Lương Sơn - Xuân Mai, Hà Nội (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư 999 tỷ đồng (trong đó, chi phí GPMB 411,6 tỷ đồng; chi phí xây dựng 420 tỷ đồng, còn lại là chi phí tư vấn, quản lý, dự phòng…). Bề rộng nền đường 28 - 34m, bề rộng mặt đường 21m, bề rộng vỉa hè 2 bên 10m, bề rộng dải phân cách 3m, kết cấu mặt đường bê tông nhựa, trên tuyến xây dựng 5 cầu, hệ thống thoát nước và hệ thống an toàn giao thông.
Dự án được triển khai thi công từ tháng 9/2022, thời gian dự kiến hoàn thành 34 tháng, thời gian triển khai dự án từ năm 2022 - 2025. Đơn vị thi công là liên danh Công ty Cổ phần xây dựng giao thông Long Thành, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Sông Đà và Công ty Cổ phần công trình giao thông Hải Phòng.
Dự án nhà ở xã hội đầu tiên được vay gói tín dụng 120.000 tỷ đồng
Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng TàuThe Ocean Suites Quy Nhơn vừa công bố danh mục dự án xây dựng nhà ở xã hội (NOXH) có nhu cầu vay vốn theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng đợt 1 và trở thành địa phương đầu tiên trong khu vực Đông Nam bộ công bố nội dung này.
Theo đó, dự án NOXH tại Khu dân cư Lan Anh 7 mở rộng (Lan Anh 7B) thuộc xã Nghĩa Thành, huyện Châu Đức là dự án NOXH có nhu cầu vay vốn theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng đợt này. Dự án NOXH tại Khu dân cư Lan Anh 7 mở rộng đã khởi công ngày 25/7/2022, dự kiến hoàn thành ngày 31/12/2023. Dự án có diện tích đất xây dựng khoảng 10.174m2, số lượng căn hộ là 187, tổng vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vay vốn của chủ đầu tư là 150 tỷ đồng. Đến thời điểm báo cáo, dự án đã thi công được 84 căn.
Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, hiện nay, đối tượng của gói tín dụng 120.000 tỷ đồng có khoảng 100 dự án NOXH, nhà ở công nhân (tại 36 địa phương) đã được cấp phép xây dựng, triển khai đầu tư xây dựng với tổng số 85.662 căn hộ, tổng mức đầu tư khoảng 70.000 tỷ đồng. Các địa phương có 7 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư (tại 4 địa phương) với nhu cầu vốn vay khoảng 4.130 tỷ đồng.
The Ocean Suites Quy Nhơn: Dự án căn hộ tại Bình Định
The Ocean Suites Quy Nhơn là một phần thuộc dự án Maia Quy Nhơn Beach Resort, có vị trí tọa lạc tại mặt tiền đường Quốc lộ 19B, Khu kinh tế Nhơn Hội, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
The Ocean Suites Quy Nhơn có tổng diện tích khoảng 1 ha nằm trong dự án Maia Quy Nhơn Beach Resort 34,15 ha. Dự án được thiết kế với mô hình tòa tháp căn hộ nghỉ dưỡng, sở hữu 2 tòa tháp căn hộ cao 6 tầng cung cấp ra thị trường 80 sản phẩm căn hộ condotel.
Các sản phẩm tại dự án The Ocean Suites Quy Nhơn có thiết kế bao gồm căn hộ studio, căn hộ 3 bed corner, căn hộ 3 bed garden pool, căn hộ duplex và penthouse. Trong đó:
Căn hộ studio: 41,4 m2.
Căn hộ 3 bed corner: 155 m2.
Căn hộ 3 bed garden pool: 240 m2.
Căn hộ duplex: 187,7 m2 tại tầng 1, 129,8 m2 tại tầng 2 (chưa kể sân vườn và hồ bơi).
Penthouse: 336 m2.
Phối cảnh căn hộ tại dự án The Ocean Suites Quy Nhơn.
Với vị trí thuộc khu nghỉ dưỡng cao cấp, Khu căn hộ The Ocean Suites Quy Nhơn sở hữu những tiện ích nội khu riêng cho mình và thừa hưởng trọn vẹn tiện ích của khu nghỉ dưỡng như: Bờ biển trải dài dự án, hồ bơi bên biển, clubhouse, spa, khu BBQ, nhà hàng bên biển…
Từ dự án, thuận tiện di chuyển đến các khu vực tiện ích lân cận như: Cách 5 phút đến hệ thống sân golf, chùa Ông Núi; 25 phút đến tháp đôi Chăm, đảo Hòn Khô, sân bay quốc tế Phù Cát, thành phố Quy Nhơn; 35 phút đến khu vực Ghềnh Ráng Tiên Sa…
Chủ đầu tư dự án The Ocean Suites Quy Nhơn là Công ty Cổ phần Khu du lịch biển Maia Quy Nhơn (thành viên Tập đoàn VinaCapital), được thành lập ngày 30/03/2017, đặt trụ sở tại Khu kinh tế Nhơn Hội, thị trấn Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Theo tìm hiểu, dự án The Ocean Suites Quy Nhơn là khu căn hộ nằm trong dự án Maia Quy Nhơn Beach Resort, tháng 12/2016 Ban Quản lý Khu kinh tế Nhơn Hội – Bình Định đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty Cổ phần Khu du lịch biển Maia Quy Nhơn.
ngày 26/01/2018, dự án được UBND tỉnh Bình Định phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết 1/500.
Ngoài khu căn hộ The Ocean Suites Quy Nhơn, tại dự án Maia Quy Nhơn Beach Resort còn xây dựng khu biệt thự The Ocean Villas Quy Nhơn có diện tích 21,96 ha với 290 căn biệt thự biển.
Các sản phẩm tại dự án The Ocean Suites Quy Nhơn có mức giá tham khảo trên thị trường từ 1,5 tỷ đồng với căn studio và lên đến 17,5 tỷ đồng/căn hộ duplex và penthouse.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 101/QĐ-TTg chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Nam Tràng Cát (dự án), thành phố Hải Phòng.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15/1/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản và thanh tra, kiểm tra các dự án đầu tư xây dựng bất động sản.
Giá rao bán căn hộ chung cư tại nhiều dự án ở Hà Nội tăng, bất kể khu vực. Tính đến cuối năm 2024, giá chung cư sơ cấp và thứ cấp đều tăng. Cụ thể, giá bán căn hộ chung cư sơ cấp đạt 72 triệu đồng/m2, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái và 12% so với quý trước. Đây là mức tăng cao nhất ghi nhận được trong vòng 8 năm trở lại đây tại thị trường chung cư Hà Nội.
Thị trường bất động sản TP HCM đã bước qua vùng đáy và đang dần có tín hiệu phục hồi. Theo đó, nhiều doanh nghiệp sau thời gian nằm im thăm dò thị trường đã dần có các động thái, khởi động các dự án làm ấm thị trường.
UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nghiên cứu lập điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết ô đất A3/CT2 tại phường Việt Hưng, quận Long Biên với diện tích khoảng 16.395 m2.
Bộ Tài chính cho hay, cơ quan này đang tiếp tục nghiên cứu, xác định những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thi hành các chính sách thuế liên quan đến bất động sản để báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Mới đây, CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản An Gia (HoSE: mã chứng khoán AGG) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 325 triệu đồng do thay đổi phương án sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không thông qua ĐHĐCĐ.
Năm 2025, nguồn cung mới căn hộ chung cư tại Hà Nội được kỳ vọng tiếp tục dồi dào, ước đạt hơn 31.000 căn mở bán, cao hơn so với năm 2024. Nguồn cung chủ yếu tập trung ở phân khúc cao cấp, với sự gia tăng nguồn cung hạng sang.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nghiên cứu, lập Quy hoạch Cảng hàng không Côn Đảo thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2025.
Trong ba năm tới, giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ tăng từ 4-8% mỗi năm ở phía Bắc và 3 - 7% mỗi năm ở phía Nam. Các khu công nghiệp mới dự kiến sẽ tập trung ở các thị trường như Hải Phòng và Vĩnh Phúc ở phía Bắc hoặc Bình Dương, Đồng Nai, Long An ở phía Nam.
Tại TP HCM tính đến cuối quý IV/2024 đạt 310 triệu đồng/m2 trong khi đó, tại Hà Nội, giá bán sơ cấp của phân khúc này đạt khoảng 220 triệu đồng/m2. Khoảng cách giá nhà đất tại hai đô thị lớn lên đến gần 100 triệu đồng/m2
Văn phòng UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Thông báo số 07/TB-VP về Kết luận của Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Đức Tuấn tại buổi làm việc về tình hình triển khai quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng các khu chung cư cũ trên địa bàn quận Hai Bà Trưng.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 50/QĐ-TTg ngày 8/1/2025 chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Yên Bình 3, tỉnh Thái Nguyên (Dự án).
Chiều 8/1, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra Dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Sau thời gian thi công năng suất và đầy nỗ lực của chủ đầu tư cùng nhà thầu xây dựng, tòa căn hộ cao cấp The Fibonan đã chính thức cất nóc ngày 05/01/2025 vừa qua. Đồng thời, Chủ đầu tư cũng cam kết sẽ tiếp tục hoàn thiện dự án để bàn giao căn hộ tới khách hàng đúng thời hạn.
Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai mới đây ban hành công văn hướng dẫn tạo và trình bày thông tin mã QR của sổ đỏ. Theo đó, người dân sẽ tra cứu được 5 thông tin từ mã QR của sổ đỏ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?