Người dân bị thu hồi đất xây trụ sở Bộ Công an được tái định cư bằng đất ở Đông Anh

Sáng 3/7, Hội đồng Bồi thường hỗ trợ tái định cư (BTHTTĐC) quận Hoàn Kiếm cùng UBND phường Cửa Nam tổ chức họp để thông báo về Kế hoạch tiến độ thu hồi đất GPMB, các chính sách BTHTTĐC với các hộ gia đình, cá nhân có đất và tài sản thuộc phạm vi thu hồi đất để thực hiện Dự án Trụ sở Bộ Công an số 44 Yết Kiêu, thành phố Hà Nội. Đại diện 56/60 hộ dân có đất bị thu hồi tham dự họp.

Các hộ dân bị thu hồi đất đã nghe công bố chủ trương đầu tư, dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và quyết định thành lập Hội đồng BTHTTĐC và Tổ công tác; Công bố Thông báo thu hồi đất và Kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm; Công bố chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư…

Tại hội nghị ý kiến các tổ chức hộ gia đình, cá nhân nằm trong mốc giới thu hồi đất, ủng hộ chủ trương thực hiện dự án vì đây là dự án mục đích quốc phòng an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, các hộ dân cũng bày tỏ băn khoăn về mức giá đền bù, vị trí đất, vị trí đất tại nơi tái định cư. Đề nghị có mức giá đền bù thỏa đáng để người dân đảm bảo cuộc sống tại nơi ở mới…

Ghi nhận, trao đổi giải đáp các ý kiến thắc mắc của người dân, đại diện Ban quản lý dự án ĐTXD quận Hoàn Kiếm cho biết, Dự án Trụ sở Bộ Công an được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 09/5/2023 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Trụ sở Bộ Công an số 44 Yết Kiêu, thành phố Hà Nội.

Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 4180/QĐ-BCA-H02 ngày 15/6/2023 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình: Trụ sở Bộ Công an số 44 Yết Kiêu, thành phố Hà Nội.

Thực hiện các quyết định trên, UBND Thành phố Hà Nội giao UBND các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án. Có trách nhiệm thông báo thu hồi đất, tái định cư, giải phóng mặt bằng theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và Thành phố.

Trụ sở Bộ Công an số 44 Yết Kiêu, thành phố Hà Nội được Liên Xô viện trợ, đầu tư xây dựng từ năm 1976. Đến nay mặc dù đã được đầu tư cải tạo, sửa chữa nhiều lần nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu.

Trụ sở số 47 Phạm Văn Đồng được đưa vào sử dụng vào năm 2010 nhưng phần lớn diện tích tại đây phải chuyển đổi công năng sử dụng để phục vụ xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư nên không thể di chuyển trụ sở làm việc tại số 44 Yết Kiêu và 92 Nguyễn Du ra 47 Phạm Văn Đồng.

Theo Đề án 06 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngoài Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân, Bộ Công an phải triển khai xây dựng Trung tâm tích hợp dữ liệu, theo đó trụ sở số 47 Phạm Văn Đồng tiếp tục phải mở rộng khoảng 5,37 ha, phục vụ triển khai thực hiện Đề án 06.

Việc hiện đại hóa, đầu tư xây dựng, mở rộng Trụ sở Bộ Công an số 44 Yết Kiêu, thành phố Hà Nội giữ vai trò là trung tâm chỉ huy, chỉ đạo, điều hành toàn diện, mọi mặt công tác Công an, là biểu tượng sức mạnh chiến đấu của lực lượng Công an nhân dân, có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đồng thời mang yếu tố truyền thống suốt quá trình lịch sử 75 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của lực lượng Công an nhân dân.

Trụ sở Bộ Công an số 44 Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Trụ sở Bộ Công an số 44 Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội.

Hiện nay, trụ sở này xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng yêu cầu công tác, chiến đấu. Công trình nằm xen kẹt với khu đông dân cư, tường rào trụ sở liền kề với nhà dân, từ bên ngoài có thể quan sát được các hoạt động diễn ra bên trong trụ sở (các hạng mục công trình có chiều cao dưới 5 tầng trong khi các công trình mặt đường Lê Duẩn và Nguyễn Du trung bình cao 5 - 6 tầng, cá biệt có công trình cao đến 9 tầng), cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 thì nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước, lộ lọt thông tin triển khai các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Công an bên trong trụ sở là rất cao nếu không nằm độc lập, tách biệt với khu dân cư, ảnh hưởng đến nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

Mặc dù quy mô diện tích đất thực hiện dự án chưa đáp ứng yêu cầu theo tiêu chuẩn - định mức quy định đối với công trình trụ sở cơ quan Công an cấp Bộ nhưng do yêu cầu công tác, đặc biệt là vấn đề đảm bảo cự ly cơ động chiến đấu và chỉ huy tác chiến bảo vệ khu vực trung tâm chính trị quốc gia Ba Đình khi có tình huống đột xuất, bất ngờ xảy ra, cùng với sự hạn chế về điều kiện đất đai và yêu cầu cảnh quan, kiến trúc khu vực nội đô lịch sử, Bộ Công an đã phải nghiên cứu, tính toán quy mô công trình tại khu vực 44 Yết Kiêu thực sự hợp lý, phát huy hiệu quả sử dụng đất, theo đó diện tích đất (sau khi mở rộng) để thực hiện dự án khoảng 2 ha, diện tích đất thu hồi của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khoảng 0,6 ha.

Trụ sở Bộ Công an số 44 Yết Kiêu, thành phố Hà Nội là công trình trọng điểm của Bộ Công an, UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất và dự kiến báo cáo HĐND thành phố tại kỳ họp tháng 7/2023 đưa vào danh mục công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Anh Quân, Phó Chủ tịch thường trực UBND quận Hoàn Kiếm, UBND thành phố Hà Nội đã thống nhất chủ trương tái định cư bằng đất ở tại Mai Lâm, Đông Anh cho các hộ gia đình, cá nhân có nhà, đất bị thu hồi, đủ điều kiện được bồi thường, bố trí tái định cư.

“Đây là một chính sách có tính chất đặc thù đối với dự án xây dựng công trình an ninh, khác với việc chỉ tái định cư bằng căn hộ đối với các trường hợp thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn các quận nội thành”, ông Quân nói.

Ngoài ra, Thành phố Hà Nội thống nhất việc bố trí tạm cư cho các hộ gia đình, cá nhân nhận phương án tái định cư bằng đất ở (tạm cư bằng nhà ở hoặc bằng tiền để tự lo chỗ ở tạm cư), giao UBND các quận tổ chức rà soát, sớm đề xuất các chính sách đặc thù khác liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi. Các hộ gia đình, cá nhân cũng sẽ được nâng mức thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng lên đến 30 triệu đồng đối với dự án trọng điểm.

Khu đất tái định cư tại Mai Lâm, Đông Anh có diện tích 32.695 m2, trong đó có 10.053 m2 quy hoạch đất ở, còn lại là quy hoạch đường giao thông, bãi đỗ xe, cây xanh. Khu đất đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, vỉa hè, cấp điện, chiếu sáng, cấp thoát nước ngoài nhà...) với mục đích đầu tư xây dựng ban đầu là để đấu giá quyền sử dụng đất, UBND thành phố Hà Nội giao UBND huyện Đông Anh thực hiện các thủ tục đầu tư, quy hoạch, đất đai theo quy định để chuyển đổi sang phục vụ tái định cư mở rộng Trụ sở Bộ Công an số 44 Yết Kiêu, thành phố Hà Nội.

Khu đất có vị trí thuận lợi, nằm ở cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ và du lịch, khu đất cách khu vực giải phóng mặt bằng khoảng 15 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 13 km, cách Tuyến đường quy hoạch từ đê tả Đuống đến đường quy hoạch lên cầu Tứ Liên chỉ khoảng 1 km.

Kết luận cuộc họp ông Nguyễn Anh Quân nhấn mạnh dự án công trình Trụ sở Bộ Công an số 44 Yết Kiêu là dự án đầu tư công 100% vốn ngân sách nhà nước, việc thu hồi đất là vì mục đích quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng. Do đó, dự án không mang tính hiệp thương hay thỏa thuận.

Ông Quân đề nghị ngay sau cuộc họp này các đơn vị chức năng công khai, niêm yết các chủ trương chính sách, quy định của Nhà nước về thu hồi đất, GPMB thực hiện dự án trong 30 ngày để các hộ gia đình, cá nhân nắm bắt rõ quy định pháp luật. Tổ công tác gửi Thông báo tới hộ dân để triển khai khảo sát, đo đạc, kiểm đếm khách quan và ghi nhận đầy đủ các ý kiến của người dân.

"Hiện nay, qua rà soát nhiều trường hợp sử dụng nhà , đất hiện đã chết, đề nghị các hộ dân thuộc trường hợp này làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế để làm cơ sở thực hiện công tác GPMB theo quy định" - ông Quân nói.

HoREA nêu lý do vẫn có người giàu tranh mua nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) mới đây tiếp tục có văn bản góp ý bổ sung một số quy định về chính sách về nhà ở xã hội của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Trong đó, Chủ tịch HoREA Lê Hoàng Châu đã nêu lý do vẫn xảy ra tình trạng người giàu tranh suất mua nhà ở xã hội hoặc có người giàu là chủ sở hữu căn hộ chung cư nhà ở xã hội.

Cụ thể, ông Châu cho biết các tiêu chí xét đối tượng hưởng chính sách về nhà ở xã hội hiện nay chưa chặt chẽ, chưa sát với thực tế cuộc sống và có thể lách luật. Hiện chủ yếu phát sinh từ 2 nguyên nhân chính.

Đầu tiên là nguyên nhân xuất phát từ tiêu chí xét điều kiện hưởng chính sách nhà ở xã hội. Theo quy định, nhóm này phải “chưa được hưởng chính sách hỗ trợ dưới mọi hình thức tại nơi ở và nơi làm việc”. Tuy nhiên, quy định này rất khó kiểm tra trong nhiều năm qua, nhất là đối với người thay đổi nơi làm việc nhiều lần, do chỉ quy định kiểm tra tiêu chí này tại nơi ở và nơi làm việc.

Luật hiện nay cũng quy định đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội phải “chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội” hoặc “có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà tối thiểu”.

“Nếu một người nào đó muốn lách thì không khó khi để cho người thân khác đứng tên thay sở hữu nhà. Như vậy, người đó chứng minh được mình chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc có nhà ở, nhưng ở chật”, ông Châu nhận định.

Điểm a khoản 1 Điều 75 Luật Nhà ở hiện cũng quy định người được hưởng chính sách “phải chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, làm việc”. Dẫu vậy, vướng mắc ở chỗ một người cũng có thể chuyển đổi nơi sinh sống, làm việc nhiều lần nên cần phải được quy định chặt chẽ hơn.

Đối với nguyên nhân từ tiêu chí xét điều kiện về thu nhập, Luật quy định đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội “phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ nhà tiền công, tiền lương theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân”. Đây là quy định có nhiều lỗ hổng và cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng người giàu tranh suất hoặc ở lẫn trong các chung cư nhà ở xã hội.

Điều kiện để trở thành đối tượng được mua nhà ở xã hội vẫn còn lỗ hổng. Ảnh minh họa
Điều kiện để trở thành đối tượng được mua nhà ở xã hội vẫn còn lỗ hổng. Ảnh minh họa

Trên thực tế, nhiều người làm thêm nghề tay trái nhưng tạo ra thu nhập cao hơn, thậm chí cao hơn nhiều lần so với nghề tay phải thể hiện trên bảng tiền lương, tiền công chính thức. Do đó, người này vẫn hội đủ điều kiện về thu nhập (không thuộc diện nộp thuế thu nhập cá nhân) để được mua, thuê mua nhà ở xã hội.

“Bởi lẽ, Luật Nhà ở chỉ quy định đối tượng hưởng chính sách nhà ở xã hội phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ nhà tiền công, tiền lương, mà không tính các khoản thu nhập khác không phải là tiền công, tiền lương”, chủ tịch HoREA nhấn mạnh.

Ở khía cạnh khác, Luật Thuế thu nhập cá nhân cho phép miễn thuế thu nhập cá nhân đối với 16 trường hợp, bao gồm trường hợp thu nhập từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng và thu nhập từ kiều hối. HoREA nhận thấy đối với khoản thu nhập từ tiền gửi tiết kiệm của người về hưu, già yếu, mất sức lao động hoặc số tiền kiều hối có giá trị không lớn để cải thiện cuộc sống thì quy định miễn thuế thu nhập cá nhân là chính xác và nhân văn, nhưng sẽ không hợp lý khi cho miễn, không đánh thuế đối với các khoản thu nhập rất lớn từ lãi tiền gửi tiết kiệm hoặc từ kiều hối.

Ví dụ ông A gửi tiết kiệm 50 tỷ đồng kỳ hạn 13 tháng với lãi suất tiết kiệm 9%/năm nên cuối năm được nhận lãi tiền gửi 4,5 tỷ đồng hay ông B vừa nhận được khoản kiều hối 100.000 USD tương đương 2,4 tỷ đồng. Căn cứ quy định tại khoản 7 và khoản 8 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân thì 2 người này đều được miễn thuế thu nhập cá nhân.

Nếu ông A và ông B chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình mà lại có lòng tham thì ông A và ông B sẽ hội đủ điều kiện “chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình” và “không thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập đối với các khoản thu nhập từ nhà tiền công, tiền lương”. Trong khi đó, thu nhập từ lãi tiền gửi và kiều hối cũng không phải là các khoản thu nhập từ nhà tiền công, tiền lương, nên hai người được công nhận là đối tượng hưởng chính sách về nhà ở xã hội, được mua, thuê mua nhà ở xã hội.

Gỡ vướng mắc vật liệu xây dựng cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Ngày 3/7, Tổ công tác của Bộ GTVT do Thứ trưởng Lê Đình Thọ làm tổ trưởng đã đi kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến khai thác, cung ứng vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường phục vụ dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh.

Tại hiện trường, báo cáo với Tổ công tác, đơn vị đang khai thác khoáng sản làm VLXD thông thường cho biết, hiện chỉ có 4 mỏ các nhà thầu đã ký hợp đồng mua đất san lấp phục vụ dự án.

Tuy nhiên, do khối lượng đất khai thác đang trong giới hạn công suất nên các đơn vị chưa đề xuất nâng công suất khai thác theo cơ chế đặc thù. 2 mỏ khác đang lập hồ sơ nâng công suất khai thác, Sở TN&MT đang xem xét để báo cáo UBND tỉnh.

Ngoài ra, có 10 mỏ VLXD thông thường đang được nhà thầu thi công trình hồ sơ đăng ký khai thác (8 mỏ đất san lấp và 2 mỏ cát lòng sông).

Xác nhận thông tin trên, ông Nguyễn Ngọc Hoạch, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh cho biết, địa phương đã xác nhận hồ sơ đăng ký khối lượng khai thác 4 mỏ đất san lấp ở núi Động Mòi, xã Cẩm Lạc và núi Đồng Chiêng, xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Xuyên của DNTN xây dựng Xuân Trường; 2 mỏ đất san lấp Lưu Vĩnh Sơn 2, Lưu Vĩnh Sơn 3, xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà của Tổng Công ty 319 - Bộ Quốc phòng.

Báo cáo những khó khăn liên quan đến VLXD, đại diện Ban QLDA Thăng Long - chủ đầu tư 2 dự án thành phần cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng nhấn mạnh: Công suất khai thác các mỏ còn thấp; Báo giá cao hơn giá Sở Xây dựng công bố; Đường vận chuyển khó khăn. Một số mỏ đã hoàn thành đấu giá nhưng đến nay chưa được cấp phép khai thác nên chưa có cơ sở để hợp đồng mua, bán..

Đánh giá cao nỗ lực của Hà Tĩnh trong việc đảm bảo nguồn VLXD thông thường thi công dự án, Thứ trưởng Lê Đình Thọ mong muốn UBND tỉnh tiếp tục hỗ trợ các đơn vị trong việc thỏa thuận giá chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, bồi thường cây cối, hoa màu đối với các mỏ mới nằm trong hồ sơ khảo sát VLXD phục vụ dự án.

Giá cả VLXD cần phù hợp với mặt bằng giá bồi thường của nhà nước quy định; Phối hợp, hỗ trợ các mỏ VLXD đã cấp phép tính toán phương án nâng công suất khai thác, đáp ứng nhu cầu và tiến độ thi công.

Thứ trưởng cũng đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục xác nhận hồ sơ đăng ký khối lượng của các mỏ mới theo quy định; các đơn vị, địa phương khẩn trương thực hiện thủ tục về bồi thường, giải phóng mặt bằng, thủ tục liên quan đến cấp mỏ.

Phía các nhà thầu, trên cơ sở mặt bằng nhận bàn giao, Thứ trưởng chỉ rõ cần tranh thủ thời tiết thuận lợi, huy động tối đa nhân lực nhân lực, máy móc “chia 3 ca, 4 kíp” để đẩy nhanh tiến độ thi công dự án cao tốc Bắc - Nam.

Phú Yên phấn đấu hoàn thành hơn 19.600 căn nhà ở xã hội

UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đề án đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội (NƠXH) cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 338/QĐ-TTg ngày 03/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể, Phú Yên phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 19.668 căn NƠXH (18.418 căn NƠXH cho người thu nhập thấp và 1.250 căn NƠXH cho công nhân. Trong đó, giai đoạn 2021-2023 khoảng 11.876 căn; giai đoạn 2026-2030 khoảng 7.792 căn.

Theo đó, TP Tuy Hòa sẽ xây dựng khoảng 13.705 căn, xếp sau là thị xã Đông Hòa khoảng 3.738 căn; thị xã Sông Cầu khoảng 1.162 căn; huyện Tuy An khoảng 417 căn. Các địa phương còn lại giao động từ 70 đến hơn 180 căn.

Phú Yên phấn đấu đến 2030, tổng số căn nhà ở xã hội hoàn thành khoảng 19.668 căn. Ảnh: Trung Nhân.
Phú Yên phấn đấu đến 2030, tổng số căn nhà ở xã hội hoàn thành khoảng 19.668 căn. Ảnh: Trung Nhân.

Liên quan đến vấn đề trên, UBND tỉnh Phú Yên giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội – Chi nhánh tỉnh trong việc xác định nhu cầu và triển khai cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình để mua, thuê mua NƠXH, nhà ở cho công nhân; xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở theo chính sách về NƠXH theo quy định pháp luật.

Đồng thời, UBND tỉnh giao Sở Xây dựng đôn đốc các địa phương thực rà soát, bổ sung quy hoạch, bố trí quỹ đất danh để phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân theo đúng quy định pháp luật; thực hiện nghiêm quy định dành quỹ đất 20% làm NƠXH trong các dự án nhà ở, khu đô thị và đảm bảo nhu cầu phát triển nhà ở xã hội trên địa bản