Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản
Asset Coverage Ratio

Hình minh họa. Nguồn: bajajfinserv
Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản
Khái niệm
Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản trong tiếng Anh là Asset Coverage Ratio.
Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản là một thước đo tài chính đo lường khả năng của công ty có thể trả nợ bằng cách bán hoặc thanh lí tài sản của mình.
Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản rất quan trọng vì nó giúp người cho vay, nhà đầu tư và nhà phân tích đo lường khả năng thanh toán tài chính của một công ty.
Các ngân hàng và chủ nợ thường quan tâm đến tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản tối thiểu trước khi cho vay tiền.
Đặc điểm của tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản
Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản giúp các chủ nợ và nhà đầu tư đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến việc đầu tư vào một công ty.
Khi tính được tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản, tỉ lệ này có thể được so sánh với những tỉ lệ của công ty trong cùng ngành hoặc cùng lĩnh vực.
Lưu ý là tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản sẽ ít tin cậy hơn khi so sánh nó giữa các công ty thuộc các ngành khác nhau.
Cách tính toán Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản
Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản được tính theo công thức sau:

Trong công thức này:
- Tài sản: tổng tài sản
- Tài sản vô hình: những tài sản không có hình thái vật chất: bằng sáng chế,...
- Nợ ngắn hạn: nợ phải trả trong vòng một năm
- Tín dụng ngắn hạn: khoản nợ cũng đáo hạn trong vòng một năm.
- Tổng nợ: bao gồm cả nợ ngắn hạn và dài hạn.
Tất cả các mục này được thể hiện trong báo cáo thường niên.
Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản được sử dụng như thế nào?
Các công ty phát hành cổ phiếu hoặc vốn chủ sở hữu để huy động vốn sẽ không có nghĩa vụ tài chính phải trả lại các khoản tiền đó cho các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, các công ty phát hành nợ thông qua chào bán trái phiếu, hoặc vay vốn từ ngân hàng hoặc các công ty tài chính khác có nghĩa vụ thanh toán kịp thời và phải trả lại số tiền gốc đã vay.
Do đó, các ngân hàng và nhà đầu tư đang nắm giữ nợ của công ty muốn biết thu nhập hoặc lợi nhuận của công ty có đủ để chi trả cho các nghĩa vụ nợ trong tương lai hay không, và điều gì sẽ xảy ra nếu thu nhập của công ty giảm đi.
Nói cách khác, tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản là tỉ lệ khả năng thanh toán. Nó đo lường khả năng một công ty có thể thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn bằng tài sản của mình.
Tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản càng cao, công ty càng có thể trả được nợ. Do đó, một công ty có tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản cao được coi là ít rủi ro hơn một công ty có tỉ lệ đảm bảo trả nợ bằng tài sản thấp.
(Theo Investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?