Theo cập nhật thời gian thực lúc 17h00 ngày 11/7 (giờ Việt Nam) của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup sở hữu khối tài sản 11,5 tỷ USD, xếp thứ 237 trong danh sách người giàu thế giới, tăng 26 bậc so với ngày trước đó.
Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng tăng lên trong bối cảnh cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup trong 1 tuần qua đã tăng hơn 17%, tăng gần 20% trong 1 tháng qua và tăng hơn 166% so với đầu năm 2025.
Cột mốc trên được thiết lập trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua chuỗi phiên giao dịch khởi sắc. Trước hàng loạt tin tức hỗ trợ, chỉ số VN-Index liên tục tăng điểm và đang đứng trước cơ hội phá đỉnh lịch sử thiết lập vào tháng 1/2022 (mốc trên 1.500 điểm).
Trong khi đó, cổ phiếu VIC của Vingroup cũng thể hiện khả năng dẫn dắt ấn tượng. Cùng với các cổ phiếu trong hệ sinh thái như VHM (Vinhomes) và VRE (Vincom Retail), VIC đóng vai trò trụ cột, góp phần kéo thị trường đáng kể trong tuần này.
Hiện cổ phiếu VIC đang được giao dịch ở mức 107.200 đồng/cổ phiếu, cao nhất trong vòng 3,5 năm qua. Tính từ đầu năm, thị giá VIC đã tăng tới 150%.
Nhờ đà tăng này, vốn hóa của tập đoàn đã mở rộng lên gần 415.400 tỷ đồng, củng cố vị trí doanh nghiệp tư nhân có vốn hóa lớn nhất sàn chứng khoán, đồng thời xếp thứ 2 toàn sàn HoSE, chỉ sau Vietcombank.
Đồng thời, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng “phình to” bất chấp biến động thị trường. Với 449,9 triệu cổ phiếu nắm giữ trực tiếp, tương ứng tỷ lệ sở hữu 11,6% vốn tập đoàn, giá trị của riêng phần cổ phiếu VIC do ông Vượng nắm giữ trực tiếp đã lên tới 48.000 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ông Vượng còn gián tiếp sở hữu lượng lớn cổ phần tại Vingroup thông qua các công ty liên quan, giúp tổng tài sản của ông tiếp tục tăng mạnh mỗi khi giá cổ phiếu VIC bứt phá.
Vingroup hiện là tập đoàn kinh tế tư nhân đa ngành lớn nhất Việt Nam, hoạt động trong các lĩnh vực bất động sản, sản xuất ô tô, thương mại dịch vụ, giáo dục và y tế. Trong đó, VinFast — hãng xe điện của tập đoàn — đang mở rộng thị trường quốc tế và chuẩn bị ra mắt loạt sản phẩm mới trong năm nay.
Tạp chí Forbes hiện ghi nhận Việt Nam có 5 tỷ phú USD. Ngoài ông Vượng, 4 người còn lại trong danh sách là Chủ tịch Vietjet Air Nguyễn Thị Phương Thảo (2,7 tỷ USD), Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long (2,5 tỷ USD), Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh (2,4 tỷ USD) và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang (1,1 tỷ USD).
Mới đây, ông Phạm Nhật Vượng đăng ký chuyển quyền sở hữu hơn 87,5 triệu cổ phiếu VIC, chiếm tỉ lệ 2,26% vốn điều lệ của Vingroup để góp vào Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đường sắt cao tốc VinSpeed.
Sáng nay 11/7/2025, công ty TNHH Nước giải khát Coca-Cola Việt Nam vừa chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động Nhà máy mới tại KCN Phú An Thạnh, Bến Lức, Tây Ninh.
Ngày 23/7/2025 tới đây, Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO, mã SAS) sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức đợt 2 năm 2024 bằng tiền mặt tỷ lệ 22,09% (tương ứng cổ đông sở hữu mỗi 1 cổ phiếu nhận về 2.209 đồng).
Tập đoàn Aeon đã bổ nhiệm ông Tezuka Daisuke làm Thành viên Ban điều hành Tập đoàn, Trưởng Đại diện Tập đoàn AEON tại Việt Nam kiêm Tổng giám đốc AEON Việt Nam.
CTCP Container Việt Nam (Viconship, HoSE: VSC) tiếp tục đăng ký bán thêm cổ phần tại CTCP Cảng Xanh Vip (UPCoM: VGR), nhằm hạ tỷ lệ sở hữu xuống dưới 55%.
Hôm thứ Tư, giá cổ phiếu của Nvidia tăng mạnh 2,76% trong phiên giao dịch đầu ngày, giúp giá trị vốn hóa của hãng vượt mốc 4.000 tỷ USD – mức cao nhất từ trước đến nay đối với một công ty niêm yết.
Ngày 9/7, CTCP Tập đoàn Nova Consumer (mã NCG) công bố đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT kiêm tổng giám đốc của ông Nguyễn Quang Phi Tín và thời gian ĐHĐCĐ bất thường năm 2025 diễn ra.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BaF Việt Nam (HoSE: mã chứng khoán BaF) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty con với vốn điều lệ 150 tỷ đồng.
Do chi phí tài chính và chi phí quản lý tăng mạnh, lợi nhuận sau thuế quý II/2025 của Chứng khoán OCBS chỉ đạt 2,11 tỷ đồng, giảm tới 70% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quỹ ngoại Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), một thành viên của Dragon Capital, vừa chính thức trở thành cổ đông lớn của CTCP Tập đoàn Đất Xanh (Mã DXG - HoSE) sau khi mua thêm 500.000 cổ phiếu trong phiên 3/7.
TCBS báo lãi trước thuế quý II/2025 đạt mức kỷ lục 1.733 tỷ đồng, tăng mạnh so với quý trước. Sau 6 tháng, công ty hoàn thành hơn một nửa kế hoạch năm, giữ vững vị thế dẫn đầu nhiều mảng kinh doanh.
Mới đây, Liên danh Đèo Cả, Fecon (Việt Nam) và Tập đoàn PowerChina, Công ty Sucgi (Trung Quốc) đề xuất làm tuyến metro số 2 tại TP HCM theo hình thức chỉ định thầu EPC.
Tập đoàn Sunshine chào bán 600 triệu cổ phiếu KSF hoán đổi với SSH của Sunshine Homes trong kế hoạch sáp nhập. Với thị giá cổ phiếu KSF hiện vào khoảng 66.000 đồng/cp, Sunshine Group sẽ có vốn hóa thị trường lên tới hơn 59.000 tỷ đồng, tương đương gần 2,3 tỷ USD – đưa doanh nghiệp này gia nhập nhóm các tập đoàn địa ốc có quy mô lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
MSB dự kiến phát hành tối đa 520 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ phát hành tối đa 20% trên tổng số cổ phần đang lưu hành tại thời điểm chốt danh sách cổ đông. Nếu thành công, vốn điều lệ của nhà băng này sẽ tăng lên 31.200 tỷ đồng.
Trong quý kết thúc vào tháng 6/2025, Samsung ghi nhận lợi nhuận hoạt động giảm sốc 56% so với cùng kỳ xuống còn 4.6 ngàn tỷ Won (3.3 tỷ USD). Samsung đổ lỗi cho việc phải ghi nhận chi phí xử lý hàng tồn kho chip AI không bán được sau khi Mỹ siết chặt xuất khẩu công nghệ sang Trung Quốc.
Trong chương trình tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và hoạt động song phương tại Brazil, chiều 7/7, giờ địa phương, tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale - Tập đoàn đa quốc gia của Brazil trong lĩnh vực kim loại, khai khoáng và logistics.
CTCP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HoSE: BAF) cho biết Tổ hợp trang trại chăn nuôi heo nhà cao tầng Công nghệ cao Tây Ninh đã được UBND tỉnh Tây Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư vào ngày 29/06.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?