Tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết Việt Nam đang có nhiều giải pháp cụ thể để thúc đẩy thương mại theo hướng cân bằng hơn với Hoa Kỳ, đồng thời chưa bao giờ Việt Nam tập trung vào xây dựng, hoàn thiện thể chế nhiều như hiện nay. Thủ tướng mong các doanh nghiệp Hoa Kỳ coi Việt Nam là cứ điểm đầu tư lâu dài, với tầm nhìn 50 năm, 100 năm.
Sáng 1/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ.
Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Hồ Đức Phớc, Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương và một số địa phương, lãnh đạo 11 tập đoàn, doanh nghiệp lớn. Về phía Hoa Kỳ, có Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Courtney Beale, lãnh đạo hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ, đại diện 38 tập đoàn, doanh nghiệp lớn.
Thủ tướng chủ trì cuộc tọa đàm với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Courtney Beale cho biết, với quá trình phát triển nhanh chóng của Việt Nam, các doanh nghiệp Hoa Kỳ coi Việt Nam là thị trường rất quan trọng; các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ phát triển các lĩnh vực của Việt Nam; các doanh nghiệp Việt Nam cũng tăng cường đầu tư vào Hoa Kỳ.
Phó Đại sứ cho rằng hai nền kinh tế có sự giao thoa mạnh mẽ, là cơ hội tuyệt vời cho đầu tư, thương mại song phương, giúp Hoa Kỳ trở nên an toàn, thịnh vượng hơn và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam, nhất là quá trình chuyển đổi số.
Đặc biệt, theo Phó Đại sứ, Hoa Kỳ và Việt Nam có quan hệ đối tác lâu dài về sản xuất bán dẫn; trong đó có công đoạn lắp ráp, kiểm thử, đóng gói của nhiều doanh nghiệp được tiến hành tại Việt Nam. Việt Nam là một trong những đối tác đóng góp quan trọng, bền bỉ trong chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ có thể thúc đẩy mạnh mẽ các lĩnh vực AI, chuỗi khối, lượng tử, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số như Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị Việt Nam; hợp tác an ninh năng lượng, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng, du lịch, hàng không, y tế…
Chủ tịch AmCham tại Hà Nội Eric Johnson cho biết Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đánh giá cao quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam và những lợi ích đem lại thiết thực cho hai nước. Phía Hoa Kỳ đang tiếp tục xem xét các quy định, những hàng rào chưa công bằng để gỡ bỏ.
Theo ông Eric Johnson, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đánh giá cao Việt Nam đang rất tích cực chủ động thực hiện các cam kết của mình; cũng như nỗ lực tinh gọn bộ máy, cơ cấu lại các bộ ngành, làm thông thoáng thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng, có thể dự đoán được, đặc biệt là chỉ đạo gần đây nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm về giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính, giảm ít nhất 30% chi phí kinh doanh, bãi bỏ ít nhất 30% điều kiện kinh doanh không cần thiết.
Các ý kiến tọa đàm đánh giá, sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1995-2025), trên cơ sở đối thoại chân thành, thẳng thắn và xây dựng, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ đã không ngừng được củng cố và đã chính thức nâng cấp thành Đối tác Chiến lược toàn diện vào tháng 9/2023. Từ đó đến nay, quan hệ kinh tế- thương mại song phương tiếp tục phát triển bền vững.
Về thương mại, Hoa Kỳ trong 20 năm qua là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam đã trở thành đối tác thương mại lớn thứ 7 của Hoa Kỳ, đồng thời là đối tác lớn nhất ở khu vực ASEAN. Kim ngạch thương mại hai nước năm 2024 đạt gần 150 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 137 tỷ USD (tăng 19% so với cùng kỳ 2023), Hoa Kỳ xuất khẩu sang Việt Nam đạt trên 13 tỷ USD (tăng 33%).
Về đầu tư, tính đến cuối năm 2024, đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam ước đạt 11,94 tỷ USD với trên 1.400 dự án, đứng thứ 11 trong số các nước và vùng lãnh thổ có đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Hầu hết các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ đều đã hiện diện và đầu tư kinh doanh có hiệu quả tại Việt Nam trong khi nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã tham gia đầu tư tại thị trường Hoa Kỳ.
Tại tọa đàm, các doanh nghiệp Hoa Kỳ đều đánh giá cao thành tựu phát triển đã đạt được và những mục tiêu lớn mà Việt Nam đề ra cho thời gian tới; phát biểu về cơ hội hợp tác, các đề xuất, kiến nghị trong các lĩnh vực như hợp tác đầu tư (Warburg Pincus), phát triển kinh tế số và trí tuệ nhân tạo (Meta), ô tô (Polaris, Ford), thúc đẩy sản xuất công nghệ cao (Amkor), thương mại điện tử (Amazon Web Services - AWS), lĩnh vực hàng không – quốc phòng (Boeing), dệt may (Gap), năng lượng (GE Venora, AES), chuyển đổi số trong tài chính ngân hàng, bảo hiểm (Mastercard, AIG).
Đại diện Coca Cola, các công ty tư vấn như Bower Group Asia, Bay Global Strategies… cũng nêu một số kiến nghị liên quan việc tham vấn công chúng trong quá trình xây dựng chính sách, các luật thuế, ứng phó với các chính sách đang thay đổi trong thương mại toàn cầu…
Tại tọa đàm, đại diện các doanh nghiệp Việt Nam cũng phát biểu về hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ. Đáng chú ý, Vietnam Airlines đang triển khai việc mua 50 tàu bay Boeing với tổng giá trị khoảng 11 tỷ USD. Trong khi đó, Vietjet cũng đang triển khai việc mua 200 tàu bay từ Boeing. Một số hợp đồng máy bay khác giữa các đối tác hai nước cũng đang được xem xét.
Riêng về nội dung này, Thủ tướng cho biết Việt Nam có vị trí chiến lược và nhiều lợi thế để phát triển ngành hàng không, do đó đề nghị Boeing xem xét giảm giá cho các hãng hàng không Việt Nam, cũng như nghiên cứu triển khai đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện, trung tâm bảo dưỡng máy bay tại Việt Nam.
Quan hệ kinh tế chưa tương xứng với tiềm lực của Hoa Kỳ và điều kiện của Việt Nam
Phát biểu kết luận tọa đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao các ý kiến phát biểu của doanh nghiệp Hoa Kỳ thẳng thắn, chân thành, thể hiện hiểu biết sâu sắc về tình hình, môi trường kinh doanh của Việt Nam, nêu các tâm tư, nguyện vọng, cảm xúc trong quá trình đầu tư, hoạt động, mong muốn đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới xứng tầm quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.
Thủ tướng giao Văn phòng Chính phủ, các bộ,ngành tổng hợp, tiếp thu các ý kiến tại tọa đàm, khẩn trương trình ban hành Kết luận của Thủ tướng Chính phủ để các bộ, ngành, cơ quan triển khai để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung, trong đó có doanh nghiệp Hoa Kỳ, phát huy vai trò của các doanh nghiệp trên tinh thần Nhà nước kiến tạo, người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ kết quả.
Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục gửi các kiến nghị, đề xuất, chỉ đạo các bộ, ngành phải trả lời trực tiếp các kiến nghị, đề xuất này, tiếp thu và xử lý, giải quyết được các vướng mắc trong thực tế của các doanh nghiệp nói chung, trong đó có các doanh nghiệp Hoa Kỳ.
Cho ý kiến về một số nội dung cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương thực hiện việc thí điểm cấp phép internet vệ tinh Starlink; Bộ Xây dựng, Bộ Công an và các cơ quan liên quan khẩn trương làm việc trực tiếp, khuyến khích Fedex đầu tư xây dựng kho hàng hóa, chuyển phát nhanh tại khu vực sân bay Long Thành (Đồng Nai) và cả sân bay Chu Lai (Quảng Nam), sân bay Gia Bình (Bắc Ninh)…
Phân tích về tình hình, bối cảnh thế giới hiện nay, Thủ tướng khái quát một số vấn đề, xu thế nổi lên già hóa dân số, biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên…; cho rằng hai bên cần cùng nhau tìm ra giải pháp phù hợp với tình hình, hiệu quả.
Theo Thủ tướng, quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ đang phát triển rất tốt đẹp, hai bên ngày càng hiểu nhau, tin cậy nhau hơn, vượt qua chính mình, gác lại quá khứ, tôn trọng khác biệt, hạn chế bất đồng, phát huy điểm đồng, hướng tới tương lai.
Thủ tướng cho biết, Việt Nam đã trải qua hơn 30 năm chiến tranh, hơn 30 năm cấm vận, hậu quả chiến tranh đến nay vẫn còn, mìn vẫn nổ, người vẫn bị thương, chất độc da cam vẫn ảnh hưởng nặng nề. Việt Nam vẫn là nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi, quy mô kinh tế khiêm tốn, sức chống chịu có hạn, độ mở cao, một tác động bên ngoài cũng ảnh hưởng lớn tới bên trong.
Do đó, Thủ tướng đề nghị phía Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục thúc đẩy quan hệ với Việt Nam với tinh thần công bằng, bình đẳng và hài hòa, có tính đến đặc thù quan hệ có nhiều duyên nợ giữa hai nước và điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, trong đó lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp, đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện.
Trong tổng thể quan hệ hai nước, hợp tác đầu tư, thương mại có nhiều điểm sáng, đạt kết quả nổi bật, nhưng chưa tương xứng với tiềm lực của Hoa Kỳ và điều kiện của Việt Nam. Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục nghiên cứu, đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh nhiều hơn nữa với Việt Nam, tương xứng với mong muốn của hai bên, nhân dân hai nước, tương xứng với tiềm lực của Hoa Kỳ và điều kiện của Việt Nam, đặc biệt là kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức.
Về thông tin Hà Nội đang triển khai xây dựng 3 khu nhà ở xã hội tập trung tại Đông Anh, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh điểm cần lưu ý, nhà ở xã hội không có nghĩa là làm ở những chỗ đất "đầu thừa đuôi thẹo", những nơi "khỉ ho cò gáy", không làm được nhà ở thương mại thì làm nhà ở xã hội.
Chỉ trong thời gian ngắn gần đây, Bộ Công an, các cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện, điều tra các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả với quy mô lớn, trong thời gian dài, gây bức xúc dư luận. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tổ chức các đợt cao điểm tổng rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dược, an toàn thực phẩm.
Mới đây, Sở Y tế TP HCM phát hiện một nhà thuốc kinh doanh sữa bột giả mang thương hiệu Bold Milk - cơ xương khớp Colostrum nhập từ Công ty TNHH We United.
Theo kế hoạch, từ ngày 6/5/2025 sẽ tiến hành công bố nghị quyết để lấy ý kiến nhân dân về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013. Người dân có thể góp ý sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 qua ứng dụng VNeID của Bộ Công an.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 5/5, với tỷ lệ 100% đại biểu có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Biên tập viên Quang Minh và MC Vân Hugo bị cơ quan chức năng xử phạt lần lượt 37,5 triệu và 70 triệu đồng do sai phạm trong quảng cáo sản phẩm dinh dưỡng Hiup.
Dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2025 kéo dài 5 ngày (từ 30/4 đến 4/5), ngành du lịch Hà Nội đã ghi nhận những con số tăng trưởng ấn tượng, góp phần khẳng định vị thế là điểm đến an toàn, thân thiện, chất lượng và hấp dẫn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện cố 56/CĐ-TTg ngày 4/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 26/3/2025 của Chính phủ.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc vào sáng 5/5. Đây là Kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Cục An toàn thực phẩm nhận được báo cáo của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia về kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm Sibutramine.
Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV năm 2025. Trong đó, dự thảo Luật có nhiều nội dung đáng chú ý như: Đề xuất nâng định lượng là tiền đối với các tội danh có định lượng là tiền làm căn cứ định tội, định khung; mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội.
Ngày 30/4, trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những địa danh từng là chiến trường xưa như Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, rừng Sác, Bến Nhà Rồng... lại trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Những chuyến hành trình không chỉ để tham quan, mà còn để lắng nghe đất kể chuyện - những câu chuyện về quá khứ hào hùng, về những con người đã làm nên lịch sử.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?