Thiệt hại hiện
Explicit Damage

Thiệt hại hiện
Khái niệm
Thiệt hại hiện trong tiếng Anh là Explicit damage.
Thiệt hại hiện là thiệt hại làm tổn hại đến môi trường mà ta có thể quan sát được và có thể tính thành tiền các thiệt hại.
Các loại thiệt hại ẩn
Đối với nông, lâm nghiệp
- Diện tích rừng bị cháy do đốt nương làm rẫy;
- Diện tích rừng bị chặt hạ do khai thác lâm sản hoặc do chuyển đổi mục đích sử dụng (sử dụng cho trồng trọt hoặc chăn nuôi);
- Diện tích rừng đầu nguồn bị chặt phá;
- Diện tích đất bị rửa trôi lớp đất màu;
- Khối lượng đất màu bị rửa trôi;
- Diện tích đất nông nghiệp bị nhiễm mặn do sử dụng đất không đúng kĩ thuật, không đúng qui hoạch (như tình trạng chuyển đổi mục đích sử dụng nông nghiệp từ trồng lúa sang nuôi tôm nước mặn);
- Diện tích đất bị bạc màu do bón nhiều phân hóa học;
- Lượng phân hóa học đã sử dụng trong năm;
- Lượng thuốc hóa học đã sử dụng trong năm (chia ra: thuốc diệt cỏ, thuốc diệt sâu bệnh). Trong đó, chủng loại và số lượng các chất độc cấm không được sử dụng trong nông nghiệp nhưng ở địa phương còn sử dụng như DDT, Phulvatoc, 666,...
Đối với hoạt động công nghiệp
- Lượng chất thải nước cần phải xử lí;
- Lượng chất thải rắn cần phải xử lí;
- Lượng chất thải khí cần phải xử lí;
- Diện tích cây trồng bị chết do chất thải nông nghiệp (khí thải của các lò gạch, chất thải của nhà máy hóa chất, xăng dầu tràn ra làm chết cây trồng,...)
- Diện tích nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại do sản xuất công nghiệp gây ra (nước thải, khí thải bị ô nhiễm nặng không được xử lí mà thải trực tiếp ra sông, ngòi, biển,... gây tác động xấu đến kết quả của các hoạt động nuôi trồng hoặc đánh bắt thủy, hải sản,...);
- Ảnh hưởng của việc phát triển thủy điện đến sự thay đổi qui mô đất dùng vào sản xuất nông, lâm, công nghiệp,...
- Tình trạng sử dụng nguồn nguyên liệu bị nhiễm bẩn dẫn đến những khó khăn trong hoạt động kinh tế (chè bẩn, hoa quả hộp bẩn, cá da trơn bị nhiễm bẩn khó xuất khẩu,...)
(Theo Giáo trình Thống kê doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế quốc dân)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?