Thiết chế kiểm soát

Institutional Control

124487_dark-blue-powerpoint-backgrounds-invitation-templates_1600x1200_h

Thiết chế kiểm soát (Institutional Control) (Nguồn: pptbackgrounds)

Thiết chế kiểm soát (Institutional Control)

Thiết chế kiểm soát - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Institutional Control.

Thiết chế kiểm soát chính là các thủ tục được xác lập nhằm ngăn chặn, kịp thời phát hiện và giảm thiểu rủi ro cũng như sự sai lệch so với mục tiêu. 

Thủ tục được hiểu là các điều kiện, ràng buộc có tính chất pháp lí buộc phải tuân thủ khi tiến hành một hoạt động nào đó. Khi các thủ tục có liên quan được tuân thủ triệt để thì các rủi ro sẽ được ngăn chặn hoặc phát hiện kịp thời và có cơ sở pháp lí để xử lí trách nhiệm khi rủi ro xảy ra. Thiết chế kiểm soát là các thủ tục cụ thể có ý nghĩa.

Yêu cầu và nguyên tắc thực hiện thiết chế kiểm soát

Với mọi hệ thống, khi đã có cơ chế vận hành thì về nguyên tắc. hệ thống sẽ vận hành theo cơ chế đã định; cơ chế chi phối sự vận hành của hệ thống. Tuy nhiên, do tầm quan trọng và tính đặc thù của hoạt động kiểm soát nên dù đã có cơ chế hoạt động song hoạt động kiểm soát chỉ diễn ra với kết quả và hiệu quả mong muốn nếu thiết lập thiết chế kiểm soát phù hợp.

Để thiết chế kiểm soát đạt kết quả và hiệu quả như mong muốn cần quán triệt các yêu cầu và nguyên tắc sau:

Thiết chế kiểm soát phải đáp ứng yêu cầu ngăn ngừa và phát hiện rủi ro

Một là thiết chế kiểm soát phải ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Muốn ngăn ngừa rủi ro, thủ tục kiểm soát phải:

- Qui định chặt chẽ, bao quát mọi hành vi có thể diễn ra trước và trong khi một nghiệp vụ nào đó phát sinh;

- Thực hiện liên tục, khách quan; vận hành ngoài ý muốn và tác động chủ quan của những người có liên quan.

Hai là, thiết chế kiểm soát còn phải có tính phát hiện rủi ro. Muốn vậy, cần phải:

- Bao quá mọi nghiệp vụ, hành vi và thường do các nhà quản trị cao cấp thực hiện;

- Phát hiện các rủi ro xảy ra trên cơ sở sử dụng các công cụ chủ yếu như tiêu chuẩn, định mức, kế hoạch, báo cáo, chỉ số tổng hợp,...

- Thực hiện trong và sau khi các nghiệp vụ phát sinh.

Nguyên tắc vận dụng cơ chế kiểm soát phù hợp

- Trong mọi trường hợp cần sử dụng cơ chế kiểm soát thích hợp;

- Phải xem xét tính hiệu quả của cơ chế áp dụng trên cơ sở so sáng giữa lợi ích đạt được và chi phí phát sinh;

- Có thể vận dụng một cơ chế hay phối hợp một số cơ chế để kiểm soát một rủi ro cụ thể; 

- Vừa vận dụng cơ chế kiểm soát để ngăn ngừa rủi ro; vừa vận dụng cơ chế kiểm soát để phát hiện rủi ro. (Theo Giáo trình Kiểm soát, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: