Thị trường chứng khoán ngày 4/11:

Kết thúc phiên giao dịch ngày 4/11, VN-Index giảm 22,66 điểm (2,22%) về 997,15 điểm, HNX-Index giảm 6,18 điểm (2,93%) xuống 204,56 điểm, UPCoM-Index giảm 1,4 điểm (1,85%) còn 74,26 điểm.

Áp lực bán tháo cổ phiếu giá thấp vẫn rất lớn nhưng lực cầu bắt đáy dần xuất hiện, hấp thụ lượng khá lớn lượng cổ phiếu đang nằm sàn. Hàng trăm mã cổ phiếu dần thu hẹp đà giảm, đặc biệt có một vài mã ngân hàng đảo chiều tăng giá như CTG, BID, SHB... và một vài mã trụ như VNM (cổ phiếu Vinamilk), SAB (cổ phiều bia Sài Gòn)... giúp các chỉ số thu hẹp đáng kể đà giảm.

Toàn sàn HoSE có 56 mã tăng, 410 mã giảm trong đó có 71 mã rơi xuống giá sàn; khối lượng giao dịch đạt mức trung bình 753 triệu cổ phiếu, tương ứng 12.090 tỉ đồng. Rổ VN30 vẫn khá tiêu cực khi có 6 mã cổ phiếu lớn giảm kịch sàn như NVL, KDH, PDR, PNJ, SSI, MWG... những mã khác cũng giảm khá mạnh, chỉ có 7 mã giữ được tham chiếu và xanh nhẹ.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng hôm nay đóng vai trò quan trọng khi nâng đỡ thị trường nhưng cũng có sự phân hóa rõ nét. Tác động tốt nhất là CTG của VietinBank bứt phá 3,8% lên 24.500 đồng. Bên cạnh đó là BID tăng 0,9%, MBB đi lên 1,4% hay SHB có thêm 1,4%, MSB tăng 2%.

Một loạt cổ phiếu bất động sản cũng trong trạng thái không có bên mua có thể kể đến như: PDR, NLG, DIG, CEO, DXG, LDG, KDH, KBC và nhiều mã ngành xây dựng giảm kịch sàn là FCN, HBC, VCG.

Nhóm cổ phiếu ngành bán lẻ chịu áp lực rất lớn từ bên bán. Điển hình như MWG của Thế giới Di động lao thẳng về giá sàn 46.050 đồng, tương tự sắc xanh lơ xuất hiện tại PNJ, PET, DGW.

Nhóm cổ phiếu thép lại tiếp tục trở thành nhóm có mức giảm điểm lớn nhất toàn thị trường. Trong khi HPG (-3.62%) có mức giảm tương đối lớn thì hai cổ phiếu đầu ngàng khác là NKG (-6.98%) và HSG (-6.72%) thậm chí đều đã phải đóng cửa phiên với mức giá sàn.

Công ty chứng khoán Tân Việt (TVSI) nhận định rằng, áp lực bán chỉ mạnh khi ảnh hưởng của đà giảm chung của thị trường Mỹ đêm qua sau quyết định tăng lãi suất của Fed. Chỉ số VN-Index kết phiên ở 1019.81 điểm (-3.38 điểm) và VN30 đóng cửa 1023.8 điểm (-1.38 điểm). Thanh khoản tiếp tục sụt giảm so với phiên trước và giao dịch khớp lệnh của sàn HOSE ở mức gần 7,000 tỷ đồng. Mức độ lan tỏa của thị trường tiêu cực nhẹ và tương đồng phiên trước khi trên sàn HOSE, số mã tăng điểm chỉ chiếm 32%, số mã giảm điểm chiếm 53% và còn lại 15% là số mã tham chiếu. Đáng chú ý, khối nhà đầu tư ngoại đã mua ròng với giá trị hơn 250 tỷ đồng trên sàn HOSE chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu: VHM; VNM; MSN; SSI; DGC và bán ròng ở các cổ phiếu: HPG; CTG; KBC; KDC; HDB…

Theo TVSI, trong nội tại sự phân hóa vẫn diễn ra đủ để duy trì tâm lý ổn định khi vẫn có một số cổ phiếu tăng giá tốt trong các phiên giảm điểm. Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, phiên giao dịch ngày 4/11 nhiều khả năng thị trường sẽ theo hướng cân bằng và tích cực nhẹ trở lại với số lượng cổ phiếu tăng điểm cải thiện. Tuy nhiên, dòng tiền và thanh khoản cần có sự cải thiện rõ rệt hơn để VN-Index sớm mở ra kỳ vọng vượt qua vùng 1.065 điểm và nối tiếp hành trình hồi phục.

Còn quan điểm của Công ty cổ phần chứng khoán SBS lại nghiêng về việc chỉ số VN-Index đang cố gắng tìm điểm cân bằng trong biên độ hỗ trợ tại 1.000 điểm và kháng cự tại 1.050 điểm. Nhiều khả năng trạng thái giằng co đi ngang của thị trường sẽ còn kéo dài trong vài phiên 4/11 khi hình thành xu thế rõ ràng hơn.

SBS khuyến nghị, nhà đầu tư ngắn hạn duy trì tỷ trọng danh mục ở ngưỡng an toàn để đảm bảo quản trị rủi ro. Việc mua bán cổ phiếu có thể cơ cấu lướt sóng một phần trên danh mục có sẵn nhằm kéo giá vốn, ưu tiên mua "đỏ" bán "xanh".