Thị trường chứng khoán hôm nay 21/10 kết thúc phiên giao dịch VN-Index giảm 9,03 điểm (0,65%) còn 1.384,77 điểm, HNX-Index tăng 0,16 điểm (0,04%) lên 388,45 điểm, UPCoM-Index tăng 0,09% lên 99,77 điểm. Phiên đáo hạn hợp đồng phái sinh chỉ số VN30 kỳ hạn tháng 10 tác động mạnh lên các trụ đỡ.
Thị trường chứng khoán Mỹ ngày 20/10 khởi sắc trên diện rộng khi nhiều doanh nghiệp thông báo lợi nhuận khả quan và giá Bitcoin tăng mạnh lên đỉnh mới trên 66.000 USD.
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones có lúc thiết lập đỉnh lịch sử trong phiên ở 35.669,69 điểm. Khi thị trường đóng cửa, chỉ số hạ nhiệt còn 35.609,34 điểm, tương ứng tăng 0,43% so với tham chiếu.
Tuy đã phá đỉnh trong phiên nhưng nếu so về giá đóng cửa, Dow Jones vẫn còn kém đỉnh cũ hồi tháng 8 khoảng 0,1%. S&P 500 tăng 0,37% lên 4.536,19 điểm, còn cách kỷ lục cũ gần 0,2%. Nasdaq Composite giảm nhẹ 0,05%.
Diễn biến phiên giao dịch chứng khoán hôm nay như sau:
Trên sàn HoSE, sắc xanh vẫn nhỉnh hơn sắc đỏ, 220 mã tăng so với 205 mã giảm. Nguyên nhân là các cổ phiếu vừa và nhỏ phần lớn vẫn giao dịch tích cực, bằng chứng là chỉ số VNMID-Index (đại diện cho nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa) vẫn tăng 0,72% trong khi chỉ số VNSML-Index (đại diện cho nhóm cổ phiếu vốn hóa nhỏ) vẫn tăng 1,03%.
Hôm nay là phiên đáo hạn phái sinh hợp đồng chỉ số VN30 kỳ hạn tháng 10, kết phiên VN30-Index mất 16 điểm về dưới 1.490 điểm. Nhóm VN30 hôm nay chỉ có 3 mã chốt phiên tăng giá là KDH, HPG, PDR. 27 mã giảm sâu trong đó nhiều mã giảm trên 2% như VJC, SAB, VPB, MSN, POW, GAS.
Cổ phiếu dòng thép với đại diện là HPG đang là trụ đỡ lớn nhất của thị trường. Cổ phiếu HPG lấy lại đà tăng sau nhịp nhúng nhẹ đầu phiên, NKG, HSG, TLH cũng tăng nhẹ, đặc biệt TVN tăng mạnh đến 4,3%.
Nhóm cổ phiếu bất động sản vốn hóa vừa và nhỏ đua nhau tăng giá mạnh. Trong khi đó, PNT, PLA, RCL, BII, ITC, HQC, NBB, NTL, TDH, TNT... đều được kéo lên mức giá trần. NRC tăng 7,1%, TIX tăng 5,3%, KSF tăng 6,3%.
Sắc đỏ phủ lên rổ VN30 với 27 mã giảm, trong khi chỉ có 3 mã giữ được sắc xanh là KDH, HPG và PDR.
Những cổ phiếu giảm giá mạnh trong phiên ATC có VJC, SAB, GAS. Cổ phiếu VJC của Vietjet bất ngờ giảm 4.100 đồng/cp (3%) còn 131.800 đồng/cp dù trước đó chỉ đỏ nhẹ.
Các trụ lớn giảm sâu khiến VN30-Index và VN-Index đổ gục trong đợt ATC, dù trước đó giảm không nhiều.
Thị trường dao động yếu trong phiên chiều, cả VN-Index lẫn VN30-Index đều nằm dưới tham chiếu. Tuy vậy mức giảm không lớn, mức giảm sâu nhất ở cả hai chỉ số chiều nay (chưa tính giá đóng cửa) cũng chỉ -0,43% so với tham chiếu. Chỉ ở đợt ATC mới “có biến”.
Chốt phiên, sàn HOSE có 220 mã tăng và 205 mã giảm, VN-Index giảm 9,03 điểm (-0,65%), xuống 1.384,77 điểm.Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 709 triệu đơn vị, giá trị 21.014,22 tỷ đồng, giảm 16% về khối lượng và 12% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 27,6 triệu đơn vị, giá trị 1.026,7 tỷ đồng.
Chứng khoán phiên giao dịch ngày 21/10.
Có tới 27 cổ phiếu giảm, với không ít bị bán mạnh ở những phút cuối, với VJC, SAB, GAS, MSN, VHM, VIC, VCB đều nới đà giảm và xuống mức thấp nhất ngày, khiến VN30-Index để mất gần 16 điểm.Chịu sức ép lớn, nhóm VN30 chỉ còn ba mã HPG, PDR và KDH tăng, trong đó, KDH +1,4% lên 44.900 đồng, còn HPG và PDR tăng nhẹ.
Các bluechip giảm đáng kể còn có POW -2% xuống 12.050 đồng, VPB -2% xuống 37.500 đồng, nhóm SSI, MWG, MWG, ACB, HDB giảm từ 1,5% đến 1,8%.
Trong nhóm, ngoài HPG khớp lệnh vượt trội với hơn 39,1 triệu đơn vị, POW khớp 13 triệu đơn vị, SSI khớp 10,2 triệu đơn vị, thì nhóm ngân hàng hút mạnh giao dịch với TPB, ACB, CTG, STB, VPB, MBB khớp từ 3,5 triệu đến 10,1 triệu đơn vị.
Ở những nơi khác, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ có thêm nhiều sắc tím hơn so với phiên sáng và đa số là các cổ phiếu bất động sản như ITC, OGC, LGL, TNI, NTL, QCG, TDG, NBB, NHA, TDH và ở các nhóm ngánh khác có HMC, PSH, FTM, DHM, VAF, PXI.
Trong đó, HQC vẫn là điểm sáng nhất khi khớp lệnh chỉ đứng sau HPG trên sàn với hơn 20,3 triệu đơn vị khớp lệnh và còn dư mua giá trần hơn 11,2 triệu đơn vị. Còn TDH là cổ phiếu biến động mạnh nhất, khi có thời điểm lùi về mức giá sàn đã leo lên kịch trần +6,6% lên 11.300 đồng, khớp 8,9 triệu đơn vị.
Vẫn ở nhóm bất động sản, tuy không có được mức giá trần, nhưng cũng tăng mạnh từ 4% đến hơn 6% có DIG, SAM, TCD, D2D, DRH, TDC, BCG.
Nhóm họ FLC cũng có phiên bứt phá với FLC +3,9% lên 12.000 đồng, ROS +3,3% lên 5.660 đồng, AMD +4,7% lên 5.300 đồng và HAI còn tăng kịch trần +6,8% lên 4.840 đồng, khớp hơn 11,5 triệu đơn vị.
Trái lại, DLG phiên này bị chốt lời mạnh và giảm sàn -7% xuống 7.220 đồng, khớp 10,57 triệu đơn vị và trắng bên mua. Các mã giảm khác còn FIT, KBC, LCG, TTF, AAA, IJC, HBC, nhưng mức giảm cũng phần lớn chỉ trên dưới 1%.
Cặp đôi ngành dầu khí PGD và PGC tiếp tục giảm mạnh, với PGD -4% xuống 36.100 đồng, và PGC -3,8% xuống 26.400 đồng.
Trên sàn HNX, lực cầu hoạt động tích cực hơn đã giúp HNX-Index bật lên trên tham chiếu ngay sau giờ nghỉ trưa, nhưng đà tăng không giữ được lâu khi áp lực bán quay trở lại khiến chỉ số về sát tham chiếu khi đóng cửa.
Tại sàn HNX có 106 mã tăng và 83 mã giảm, HNX-Index tăng 0,16 điểm (+0,04%), lên 388,45 điểm.Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 117,4 triệu đơn vị, giá trị 2.186,2 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,05 triệu đơn vị, giá trị 119,3 tỷ đồng.
Tương tự phiên sáng, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ duy trì sức hút với HHG, BII, SD9, KSQ, SD6, PSW, NDX, HBC đều đóng cửa ở mức giá trần.
Các cổ phiếu KLF, ACM, TTH có mức tăng cao trên dưới 4%, với KLF phiên này khối lượng khớp lệnh cao nhất HNX với hơn 11,29 triệu đơn vị.
Ở các mã lớn, PVS, CEO, SHS, LAS, VCS, BVS, NVB dắt tay nhau đi xuống, nhưng mức giảm cũng không sâu.
Tân binh mới nổi gần đây là KSF hạ nhiệt, khi giảm mạnh 4,9% xuống 75.100 đồng.
Trái lại, PLC và IDJ thuộc trong số các mã lớn tích cực nhất, với mức tăng trên dưới 2,5% và L14 +4,1% lên 133.200 đồng.
Trên UpCoM, chỉ số UpCoM-Index cũng đã bò dần được lên trên tham chiếu và giằng co nhẹ cho đến khi đóng cửa.
Bảng điện tử có thêm nhiều mã tăng hơn ở nhóm thanh khoản cao nhất, như VGT +3,9% lên 21.300 đồng, TVN +4,3% lên 19.600 đồng, SDD +5,8% lên 5.500 đồng.
Trong khi đó, BSR không thể thoát một phiên dưới tham chiếu, dù đã thu hẹp đà giảm so với cuối phiên sáng, đóng cửa -0,4% xuống 23.400 đồng, khớp lệnh cao nhất với hơn 12 triệu đơn vị.
Chốt phiên, UpCoM-Index tăng 0,09 điểm (+0,09%), lên 99,77 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 83,7 triệu đơn vị, giá trị 1.608,1 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 6,38 triệu đơn vị, giá trị 112,8 tỷ đồng.
Thanh khoản thị trường ở mức 25.000 tỷ đồng với khối lượng giao dịch gần 920 triệu đơn vị. Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh hơn 765 tỷ đồng
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tương lai đều giảm, với VN30F2110 đáo hạn hôm nay đã để mất 15 điểm (-1,00%), xuống 1.489 điểm, khớp hơn 134.800 đơn vị, khối lượng mở đạt hơn 26.600 đơn vị.
Thị trường chứng quyền phân hóa mạnh, với CTCB2106 hôm nay có giao dịch lớn nhất, khi khớp 1,08 triệu đơn vị, kết phiên giảm 3,6% xuống 270 đồng/cq.
Giá vàng nửa cuối 2025 đứng trước ngưỡng mới khi dự báo chia rẽ. Bên cạnh kỳ vọng vàng vượt 4.000 USD/ounce nhờ bất ổn địa chính trị, nhiều nhà phân tích đầu tư thận trọng hơn, lo ngại nhu cầu trú ẩn giảm và thị trường chứng khoán hồi phục.
Thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào nửa cuối 2025 với nhiều kỳ vọng bứt phá, nhờ nền tảng vĩ mô ổn định, triển vọng nâng hạng thị trường mới nổi và dòng vốn ngoại trở lại. Tuy nhiên, rủi ro vẫn tiềm ẩn từ biến động thuế quan, địa chính trị và chính sách Mỹ.
Thị trường chứng khoán châu Á giảm nhẹ vào thứ Tư (2/7), trong khi đồng USD tiếp tục yếu gần mức thấp nhất trong 3 năm rưỡi, khi nhà đầu tư cân nhắc khả năng Mỹ cắt giảm lãi suất và cuộc đua đạt các thỏa thuận thương mại trước hạn chót ngày 9/7 mà Tổng thống Donald Trump đưa ra.
Chào tháng 7, VN-Index đã nỗ lực kéo thêm gần 2 điểm tuy nhiên kết phiên vẫn rơi vào trạng thái “xanh vỏ, đỏ lòng”. Chứng khoán châu Á khởi sắc trong chiều 1/7 nhờ tâm lý lạc quan rằng các quốc gia sẽ đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ. Tuy nhiên, chứng khoán Nhật Bản lại đi ngược xu hướng thị trường.
Ủy ban Chứng khoán Nhà Nước (UBCKNN) ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Chứng khoán Việt (VSC).
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên cuối cùng của nửa đầu năm 2025 vào ngày thứ Hai (30/6), nhờ những thông tin tích cực liên quan tới đàm phán thương mại, hoàn tất một tháng giao dịch với thành quả tốt bất ngờ.
Tính chung cả tháng 6/2025, VN Index tăng 43,47 điểm, đóng cửa tại vùng cao nhất tháng. Triển vọng tháng 7 và quý III/2025 đang được đánh giá tích cực hơn, tuy nhiên, thanh khoản thấp là yếu tố cần lưu ý.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: mã chứng khoán NVL) vừa công bố thông tin về tình hình thanh toán trái phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong đó thông báo chậm thanh toán 861 tỷ đồng gốc và lãi lô trái phiếu mã Novaland.Bond.2019.
Theo ghi nhận, giá vàng miếng trong nước sáng 30/6 đi ngang ở mức 119,2 triệu đồng/lượng. Theo chuyên gia, giá vàng thế giới có biến động nhưng giá vàng tại Việt Nam có giảm về ngưỡng 100 triệu đồng/lượng hay không, phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chứ không chỉ chịu ảnh hưởng bởi giá thế giới.
Hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) trên toàn cầu trong nửa đầu năm nay không đạt kỳ vọng của các ngân hàng đầu tư, nhưng loạt thương vụ lớn ở châu Á và bầu không khí lạc quan trở lại tại thị trường Mỹ đang mở ra triển vọng cho những siêu thương vụ sắp tới.
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm trong phiên giao dịch thứ Hai khi cơ hội đàm phán giữa Mỹ và Canada quay trở lại. Đồng USD suy yếu, giá vàng, dầu lao dốc.
Các cố vấn tài chính khuyến nghị khách hàng phân bổ từ 10% đến 40% danh mục đầu tư vào tiền mã hóa. Một số nhà phân tích dự đoán giá Bitcoin có thể đạt 150.000 – 250.000 USD vào cuối năm nay, và 500.000 USD vào cuối thập kỷ này.
Cổ phiếu Coinbase đang có mức tăng mạnh nhất trong chỉ số S&P 500 tính đến tháng 6, nhờ các tín hiệu tích cực từ phía cơ quan quản lý, loạt sản phẩm mới ra mắt và đặc biệt là việc được đưa vào chỉ số chứng khoán quan trọng này vào cuối tháng 5.
Thị trường chứng khoán tuần qua ghi nhận sự ổn định tạm thời trong khi Phố Wall dần quen với cú sốc thuế quan hồi tháng Tư, các chỉ số chứng khoán liên tiếp lập đỉnh mới, nhà đầu tư vẫn tỏ ra dè dặt trước phong cách ra quyết sách nhanh và hỗn loạn của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Đà tăng hiện tại của thị trường rất mong manh.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?