Thanh toán bằng hiện vật

Payment-in-Kind - PIK

payment_in_kind

Hình minh họa (Nguồn: Investopedia)

Thanh toán bằng hiện vật (Payment-in-Kind)

Khái niệm

Thanh toán bằng hiện vật trong tiếng Anh là Payment-in-Kind.

Thanh toán bằng hiện vật (PIK) là việc sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ làm thanh toán thay vì tiền mặt. Thanh toán bằng hiện vật cũng đề cập đến một công cụ tài chính trả lãi hoặc cổ tức cho các nhà đầu tư trái phiếu, thương phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi để có thêm chứng khoán hoặc vốn chủ sở hữu thay vì tiền mặt.

Thanh toán bằng hiện vật rất hấp dẫn đối với các công ty không muốn thực hiện các khoản chi bằng tiền mặt mà thay vào đó là mua thôn tính bằng vốn vay.

Đặc điểm của thanh toán bằng hiện vật

Chứng khoán thanh toán bằng hiện vật là một loại tài trợ hạng hai, chúng có các đặc điểm biểu thị cho nợ và vốn chủ sở hữu. Chúng có xu hướng trả lãi suất tương đối cao nhưng lại được coi là rủi ro. Các nhà đầu tư có thể chấp nhận rủi ro trên mức trung bình, chẳng hạn như các nhà đầu tư cổ phần tư nhân và các nhà quản lí quĩ phòng hộ thì rất có thể đầu tư vào chứng khoán thanh toán bằng hiện vật.

Thương phiếu thanh toán bằng hiện vật mang lại cho nhà phát hành cơ hội trì hoãn thanh toán cổ tức bằng tiền mặt, đổi lại cho sự chậm trễ thì công ty phát hành thường đồng ý cung cấp tỉ lệ hoàn vốn cao hơn trên thương phiếu.

Ví dụ về cách thương phiếu thanh toán bằng hiện vật hoạt động:

Để minh họa cách hoạt động của các thương phiếu thanh toán bằng hiện vật, hãy tưởng tượng một nhà tài chính cung cấp cho một công ty đang gặp khó khăn các thương phiếu thanh toán bằng hiện vật trị giá 2 triệu đô la. Các thương phiếu có lãi suất 10%, thời gian đáo hạn là 10 năm. Mỗi năm, thương phiếu phát sinh lãi là 200.000 đô la.

Tuy nhiên, thay vì yêu cầu hoàn trả số tiền đó hoặc bất kì khoản thanh toán gốc, tiền lãi được thêm vào khoản nợ bằng hiện vật, có nghĩa là nợ nhiều hơn. Kết quả là, vào cuối năm đầu tiên, công ty nợ 2,2 triệu đô la và số tiền đó tiếp tục tăng cho đến khi khoản vay đáo hạn.

(Tài liệu tham khảo: investopedia.com)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: