Cụ thể, ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) đã tạm dừng các tour du lịch ngắm cảnh bằng trực thăng, ngay sau khi xảy ra sự cố rơi trực thăng Bell-505 ở Vịnh Hạ Long ngày 5/4 khiến 5 người chết.

Ngoài tour ngắm Vịnh Hạ Long, các tour ngắm cảnh bằng trực thăng ở Đà Nẵng, Điện Biên, Mai Châu (Hòa Bình), mùa vàng Mù Cang Chải (Yên Bái), Vũng Tàu - Côn Đảo cũng tạm dừng chờ thông báo mới.

Tour du lịch trực thăng ngắm Vịnh Hạ Long được các đơn vị du lịch lữ hành rao bán với 3 mức giá cơ bản theo thời gian bay và vị trí ngồi khác nhau. Trong đó, mức giá thấp nhất là 1,9 triệu đồng/người cho 3 vị trí ghế sau, thời gian bay 10 phút và 2,2 triệu đồng/người cho vị trí ngồi cạnh phi công. Lịch trình cho chuyến bay 10 phút gồm xuất phát từ bãi đỗ trực thăng Tuần Châu - Động Thiên Cung - Hòn Đỉnh Hương - Hòn Gà Chọi - Hòn Vạn Bội - Đảo Titop - Hòn Chân Voi rồi quay trở lại bãi đỗ.

Tiếp đó, là lịch trình bay 15 phút xuất phát từ bãi đỗ trực thăng Tuần Châu - Động Thiên Cung - Hòn Trống Mái - Hang Sửng Sốt - Đảo Titop - Vòng quay mặt trời - Cầu Bãi Cháy - Ngọn Hải Đăng - Bãi biển Bãi Cháy - Đảo Rều có giá 3,2 triệu đồng/người cho vị trí ghế ngồi cạnh phi công và 2,9 triệu đồng/người cho 3 vị trí ghế sau.

Cuối cùng với tour du lịch trực thăng ngắm Vịnh Hạ Long trong 30 phút có giá cao nhất lên tới 6,1 triệu đồng/người cho ghế ngồi cạnh phi công và 5,8 triệu đồng/người cho 3 vị trí ghế ngồi sau.

Theo các công ty du lịch, mức giá trên đã bao gồm thuế VAT và bảo hiểm hành khách lên đến 30 triệu USD/sự vụ.

Dịch vụ ngắm cảnh trên cao bằng trực thăng sẽ tạm dừng đến khi có thông báo mới. Ảnh: Baochinhphu.vn
Dịch vụ ngắm cảnh trên cao bằng trực thăng sẽ tạm dừng đến khi có thông báo mới. Ảnh: Baochinhphu.vn

Theo báo cáo của UBND TP Hạ Long, đến chiều tối 6/4, đã tìm thấy thi thể và xác định được danh tính của 4 nạn nhân trên chuyến trực thăng bị rơi chiều ngày 5/4, gồm: Đại tá Chu Quang Minh (SN 1964, trú tại quận Long Biên, TP Hà Nội); ông Hồ Tá Lực (SN 1964, trú tại phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) và em gái ruột là Hồ Thị Oanh (SN 1972, trú tại phường Tam Thuận, TP Đà Nẵng); bà Phạm Thị Bê (SN 1958, trú tại phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Còn thi thể nạn nhân Nguyễn Thị Hội, SN 1963 là vợ của nạn nhân Hồ Tá Lực vẫn chưa tìm thấy. Hiện cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục phối hợp tìm kiếm nạn nhân cuối này.

Theo báo cáo của UBND TP Hạ Long, đến chiều tối 6/4, đã tìm thấy thi thể và xác định được danh tính của 4 nạn nhân trên chuyến trực thăng bị rơi chiều ngày 5/4, gồm: Đại tá Chu Quang Minh (SN 1964, trú tại quận Long Biên, TP Hà Nội); ông Hồ Tá Lực (SN 1964, trú tại phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) và em gái ruột là Hồ Thị Oanh (SN 1972, trú tại phường Tam Thuận, TP Đà Nẵng); bà Phạm Thị Bê (SN 1958, trú tại phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, TP Đà Nẵng).

Còn thi thể nạn nhân Nguyễn Thị Hội, SN 1963 là vợ của nạn nhân Hồ Tá Lực vẫn chưa tìm thấy. Hiện cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục phối hợp tìm kiếm nạn nhân cuối này.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh đã đến chia buồn, động viên và hỗ trợ 20 triệu đồng/nạn nhân, UBND TP Hạ Long cũng thăm hỏi, hỗ trợ 18 triệu đồng/nạn nhân.

Hiện tại, cơ quan chức năng của TP Hạ Long (Quảng Ninh) đang tiếp tục phối hợp với các lực lượng tiếp tục tìm kiếm thi thể nạn nhân Nguyễn Thị Hội cùng các vật thể liên quan đến may bay trực thăng bị rơi.