Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX), Công ty mẹ của HoSE và HNX vừa báo cáo cho kết quả lãi sau thuế của 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1.215 tỷ đồng. Đáng chú ý, tỷ suất lợi nhuận gộp của đơn vị này lên đến gần 96%, tương đương cứ 100 đồng doanh thu thì có tới 96 đồng lãi gộp.
Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VNX) vừa công bố báo cáo tài chính bán niên 6 tháng đầu năm 2022. Đây là năm đầu năm VNX công bố báo cáo tài chính bán niên do mới đi vào vận hành từ 11/12 năm ngoái.
Theo báo cáo, VNX ghi nhận doanh thu thuần là 1.981 tỷ đồng, Trong đó, chiếm chủ yếu là doanh thu dịch vụ giao dịch chứng khoán (1,873 tỷ đồng), ngoài ra còn có doanh thu từ dịch vụ niêm yết chứng khoán, kết nối trực tuyến, sử dụng thiết bị đầu cuối, phí đấu thầu, đấu giá, quản lý thành viên giao dịch…
Giá vốn bán hàng của VNX ghi nhận đạt 83 tỷ đồng. Trong đó chiếm chủ yếu là giá vốn dịch vụ giao dịch chứng khoán, lên tới 67,8 tỷ đồng.
Trong vòng 6 tháng đầu năm 2022, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) báo cáo cho kết quả lãi sau thuế đạt 1.215 tỷ đồng.
VNX hầu như không tiêu hụt tiền vào chi phí tài chính, bởi chỉ có phần lỗ chênh lệch tỉ giá phát sinh trong kỳ là hơn 17 triệu đồng. Song chi phí quản lý doanh nghiệp lên tới hơn 437 tỷ đồng. Thực tế, trong đây đã có 319 tỷ đồng chi phí giám sát phải nộp về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Sau khi trừ chi phí, VNX lãi trước thuế 1.518 tỷ đồng và lãi sau thuế 1.215 tỷ đồng. Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HoSE) đóng góp 918 tỷ đồng, còn Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đóng góp 273 tỷ đồng. VNX đã trích gần 2% lợi nhuận sau thuế cho quỹ khen thưởng phúc lợi, còn lại toàn bộ nộp về ngân sách nhà nước.
Tổng tài sản của VNX tính đến hết 6 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 4.093 tỷ đồng, giảm so với mức 4.600 tỷ đồng hồi đầu năm. Trong đó chủ yếu là tài sản ngắn hạn hơn 3.139 tỷ đồng và 954 tỷ đồng còn lại là tài sản dài hạn.
Tổng nợ phải trả của VNX là 1.093 tỷ đồng, giảm đáng kể so với mức 1.600 tỷ đồng đầu năm và chiếm phần lớn là nợ ngắn hạn.
Đặc biệt, VNX có tới hơn 1.038 tỷ đồng nợ xấu (tổng giá trị các khoản phải thu, cho vay quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn nhưng khó có khả năng thu hồi). Số nợ xấu thời điểm đầu năm của VNX là 1.078 tỷ đồng. Như vậy sau 6 tháng, VNX mới chỉ giảm được 40 tỷ đồng nợ xấu. Khoản phải thu lớn nhất vẫn là tại Công ty Chứng khoán Kenanga Việt Nam là hơn 101,7 tỷ đồng. Đây chính là công ty chứng khoán mới đây bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành quyết định đưa vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, thời hạn kiểm soát từ ngày 19/5 đến ngày 18/9.
VNX có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng và tổng nguồn vốn hợp nhất tính đến cuối năm ngoái hơn 4.600 tỷ đồng. Vốn điều lệ của VNX 100% thuộc về Nhà nước. VNX được thành lập vào ngày 13/4/2021 và tới tháng 12/2021 mới chính thức vận hành. VNX cũng là công ty mẹ nắm giữ 100% vốn tại 2 sở thành viên gồm HNX và HoSE.
Ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch HĐQT Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX).
Sau khi VNX đi vào vận hành, HNX sẽ có nhiệm vụ chính là tổ chức, vận hành thị trường chứng khoán phái sinh, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. Trong khi HoSE có nhiệm vụ tổ chức, vận hành thị trường giao dịch cổ phiếu và các loại chứng khoán khác theo quy định.
Là đơn vị 100% vốn Nhà nước do Bộ Tài Chính làm đại diện Nhà nước sở hữu, đến cuối tháng 6, vốn điều lệ VNX là 3.000 tỷ đồng, tổng tài sản của VNX hơn 4.000 tỷ đồng, đặc biệt tiền gửi ngân hàng của VNX đến 2.800 tỷ đồng.
Mới đây, CTCP Tasco (HNX: mã chứng khoán HUT) cho biết doanh nghiệp ghi nhận doanh thu hợp nhất năm 2024 đạt khoảng 30.700 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước. Đây cũng là con số cao kỷ lục mà doanh nghiệp đạt được sau khi sáp nhập SVC Holdings.
Mới đây, Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HoSE: mã chứng khoán ITA) đã gửi văn bản đến Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) để báo cáo về tình hình khắc phục các vấn đề khiến cổ phiếu ITA rơi vào diện vi phạm.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (mã chứng khoán NVL) đã lên tiếng về thông tin ông Bùi Thành Nhơn vừa có đơn xin thôi chức vụ Chủ tịch Novaland, đồng thời từ nhiệm khỏi HĐQT tập đoàn từ ngày 20/1.
F&N Diary Investments Pte.Ltd - tổ chức có bóng dáng của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (Thái Lan) vừa đăng ký mua vào gần 21 triệu cổ phiếu Vinamilk (VNM) nhằm mục đích đầu tư.
Theo SeABank, các Phó Tổng Giám đốc mới của Ngân hàng đều là những nhân sự quản lý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng như có thâm niên và nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của SeABank.
Theo kế hoạch, năm 2025 PVTrans đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 33% so với ước tính năm 2024.
Báo cáo của hãng tư vấn Momentum Works (Singapore) cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Trung Quốc đã buộc các công ty F&B phải tìm kiếm doanh thu mới ở nước ngoài, và Đông Nam Á trở thành điểm đến lý tưởng.
Tại Hội nghị Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Lào năm 2025, tỷ phú Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trường Hải (THACO) đã chia sẻ kế hoạch đầu tư KCN và trung tâm logistics tại Lào.
Công ty cổ phần Chứng khoán Everest (mã chứng khoán EVS) vừa thông báo bổ nhiệm Cố vấn Hội đồng quản trị Nguyễn Thanh Hải vào vị trí Tổng Giám đốc và người đại diện pháp luật, thay thế cho ông Phạm Hồng Minh đã từ nhiệm.
Tập đoàn Vingroup (mã cổ phiếu VIC: HoSE) vừa cho biết quỹ SK Investment Vina II sẽ chuyển nhượng hơn 50,8 triệu cổ phiếu VIC trong khoảng thời gian từ 16/1-14/2/2025 với mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Đầu năm 2025, sự biến động tài sản và thứ hạng của các tỷ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận. Với những thay đổi đáng kể trong danh sách top 10, đặc biệt là sự trỗi dậy của thế hệ Gen Z và sự tái định hình vị thế trong các ngành chủ chốt, thị trường đầy hứa hẹn.
Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - HoSE: mã chứng khoán LPB) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thông qua kế hoạch tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của ngân hàng.
Tuổi Tỵ, gắn liền với biểu tượng rắn – loài vật biểu trưng cho sự khéo léo và trí tuệ, từ lâu đã được coi là một trong những con giáp hội tụ nhiều vận may và tiềm năng thành công. Trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam, không thiếu những gương mặt tuổi Tỵ nổi bật, ghi dấu ấn bằng những thành tựu vượt trội và đáng ngưỡng mộ.
Mới đây, HoSE đã gửi văn bản nhắc nhở và đề nghị Công ty cổ phần Xây dựng DIC Holdings (HoSE: DC4) nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin trên thị trường chứng khoán theo đúng quy định hiện hành để đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư và cổ đông.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?