CTCP Rạng Đông Holding (RDP) vừa có báo cáo giải trình gửi Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) về việc chậm nộp báo cáo tài chính quý IV/2024, báo cáo quản trị năm 2024.
Trong văn bản gửi HoSE ngày 27/2, Rạng Đông Holding cho biết, từ nửa cuối năm 2024 đến nay, tình hình tài chính của công ty gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc bị nhảy nhóm nợ xấu trên hệ thống tín dụng quốc gia. Kéo theo đó là sự khó khăn trong hoạt động của các công ty con, công ty thành viên.
Hiện nay, các công ty con/công ty thành viên và công ty mẹ (RDP) đều đang tạm ngừng hoạt động, nhân sự đa số đã nghỉ việc dẫn đến không cung cấp được số liệu để tổng hợp và lập báo cáo tài chính, báo cáo tình hình quản trị đúng thời hạn theo quy định pháp luật.
Ngoài ra, công ty kiểm toán đã ký hợp đồng thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2024 cho Rạng Đông Holding (Công ty TNHH Kiểm toán Nhân Tâm Việt) đã chính thức thông báo thanh lý hợp đồng dịch vụ kiểm toán và không tiếp tục kiểm toán báo cáo tài chính năm 2024 cho doanh nghiệp.
RDP cho biết thêm, ngày 24/2/2025, công ty đã nhận được đơn từ nhiệm của tất cả 5 thành viên HĐQT. Kế toán trưởng mới tiếp nhận từ tháng 12/2024 cũng đang gặp nhiều khó khăn trong vấn đề theo dõi, tổng hợp số liệu tài chính của công ty.
“Từ các nguyên nhân như nêu trên, việc khắc phục chậm công bố thông tin các báo cáo theo quy định thực sự bất khả thi đối với công ty chúng tôi. CTCP Rạng Đông Holding xin báo cáo Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM và sẽ chấp hành các chế tài theo quy định pháp luật,” văn bản của RDP do Tổng giám đốc Huỳnh Kim Ngân ký nêu.
Về việc HĐQT từ nhiệm, ông Hồ Đức Lam - Chủ tịch HĐQT cùng các thành viên HĐQT khác là ông Bùi Đắc Thiện, ông Hồ Đức Dũng (con trai ông Lam), ông Nguyễn Trần Vinh và ông Hồ Văn Tuyên đều xin từ nhiệm.
Trong đơn từ nhiệm, ông Lam cho biết vì lý do cá nhân nên không thể tiếp tục đảm nhiệm chức vụ. Tương tự, các thành viên còn lại cũng xin nghỉ với lý do cá nhân hoặc không thu xếp được thời gian.
Trước đó, vào tháng 1, Tòa án Nhân dân TP HCM đã ra thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Rạng Đông Holding. Đơn yêu cầu do CTCP Rạng Đông Films (công ty con do RDP nắm 97,7% vốn) gửi lên.
Tới ngày 24/1, tòa án thông báo chính thức về việc mở thủ tục phá sản. Đại diện công ty là ông Bùi Đắc Thiện đã ký xác nhận văn bản.
Quyết định thụ lý đơn yêu cầu phá sản đánh dấu giai đoạn khủng hoảng của Rạng Đông Holding. Dù từng là biểu tượng của ngành nhựa trong nước, công ty đang trải qua những ngày tháng chật vật trong việc tái cấu trúc.
Ngoài ra, HoSE đã 3 lần có văn bản nhắc nhở Rạng Đông Holding về việc chậm công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 và báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024.
Trong văn bản nhắc nhở nghĩa vụ công bố thông tin gửi Rạng Đông Holding ngày 12/2 vừa qua, HoSE cho biết sẽ xử lý vi phạm ở mức độ cao hơn theo quy định hiện hành nếu RDP tiếp tục chậm nộp các báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, báo cáo tài chính quý 3, quý 4/2024 và báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2024.
Rạng Đông Holding được thành lập từ năm 1960. Đây là một trong những doanh nghiệp nhựa đầu tiên, nhập khẩu các thiết bị hiện đại từ Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) để sản xuất các loại giả da PVC, PU xốp, khăn trải bàn, màng mỏng PVC, vải tráng PVC, PU, vải dù chống thấm.
Năm 2005, công ty được cổ phần hóa với tên gọi CTCP Nhựa Rạng Đông và niêm yết trên sàn HoSE từ năm 2009. Năm 2014, công ty thoái hóa vốn Nhà nước, sau đó chuyển sang mô hình công ty holding với tên gọi CTCP Rạng Đông Holding từ cuối năm 2018.
Từ năm 2019 đến nay, doanh thu của RDP dao động từ 2.000 tỷ đồng đến 2.800 tỷ đồng. Năm 2023, công ty lỗ kỷ lục gần 150 tỷ đồng và tiếp tục lỗ thêm gần 61 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, nâng lỗ lũy kế lên hơn 266 tỷ đồng.
Đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa công bố báo cáo tài chính quý 3 và quý 4 năm 2024. Vi phạm nghĩa vụ công bố thông tin cũng là lý do cổ phiếu RDP bị đình chỉ giao dịch kể từ ngày 28/11/2024.
CTCP Rạng Đông Holding (mã chứng khoán RDP) mới thông báo nhận được đơn từ nhiệm của 5 thành viên HĐQT trong bối cảnh công ty liên tục vi phạm quy định công bố thông tin, dẫn đến cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch và có nguy cơ bị xử lý.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: mã chứng khoán HPG) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025. Theo đó, doanh nghiệp đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 15.000 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 25% so với thực hiện năm 2024.
Ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô thông báo bán đấu giá lần 5 khoản nợ của Công ty Cổ phần Hằng Hà với tổng dư nợ tính đến hết ngày 31/10/2024 là hơn 730 tỷ đồng.
CTCP Ống thép Việt Đức VG PIPE (mã chứng khoán VGS) vừa thông báo nhận đơn từ nhiệm của ông Lê Minh Hải – Chủ tịch HĐQT. Trước đó không lâu, ông Lê Minh Hải đã chuyển nhượng 8,34 triệu cổ phiếu VGS (tương đương 15% vốn của công ty) cho vợ là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy nhằm giảm tỷ lệ sở hữu.
Năm 2025, Năm Bảy Bảy (NBB) đặt mục tiêu khiêm tốn với 404 tỷ đồng doanh thu (tăng 4,4%) và lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn 2 tỷ đồng – mức lợi nhuận thấp nhất trong hơn một thập kỷ qua.
CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa công bố thông báo về việc phát hành hơn 894 triệu cổ phiếu nhằm tăng vốn điều lệ thông qua 3 phương án.
CTCP Đường Man là thành viên của Công ty TNHH Hòa Bình (Hòa Bình Group), một tập đoàn đa ngành do ông Nguyễn Hữu Đường sáng lập và nắm giữ 88% vốn điều lệ. Theo đó, doanh nghiệp này chậm trả hơn 200 tỷ gốc, lãi lô trái phiếu DMBOND2017.
Quý 1/2025, GELEX Electric ghi nhận mức lợi nhuận trước thuế tăng 215% so với cùng kỳ nhờ sự đóng góp chủ lực của CADIVI và chiến lược phát triển bền vững.
CTCP Phát triển Sunshine Homes (UPCOM: mã chứng khoán SSH) vừa công bố thông tin về việc nhận được đơn từ nhiệm chức vụ thành viên HĐQT của Phó Tổng giám đốc Nguyễn Thị Hồng Hạnh.
Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC, mã chứng khoán BCM :HoSE) gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tới ngày 15/5.
Theo hợp đồng công bố ngày 21/03, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB, HoSE: MBB) là tổ chức tín dụng đầu mối thu xếp vốn cho giai đoạn 1 và 2 của dự án điện phân nhôm Đắk Nông, với tổng vốn thu xếp 12.500 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu Vingroup từng bị nhà đầu tư không mấy mặn mà, nhưng sau loạt thông tin tích cực từ các dự án, kế hoạch kinh doanh liên quan đến tập đoàn xuất hiện dồn dập đã kéo sự chú ý trở lại. Ngày 24/3, vốn hóa Vingroup và Vinhomes đồng loạt vượt 200.000 tỷ đồng, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm 3 tỷ USD sau chưa đầy 1 năm.
VNDirect quyết định thoái toàn bộ vốn đang sở hữu tại Goldsun Food - chủ chuỗi King BBQ, ThaiExpress, Seoul Garden dù mới nhận chuyển nhượng cách đây chưa đầy 1 năm.
Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa liên tiếng về vụ việc hai cá nhân bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 1,5 tỷ đồng/người vì hành vi thao túng giá cổ phiếu PDR...
Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Phương Đông - OCB vừa công bố nghị quyết về kế hoạch kinh doanh trong năm 2025, với mục tiêu lãi trước thuế 5.338 tỷ đồng.
Ngày 23/03/2025, CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: mã chứng khoán HSG) công bố ngày 02/04/2025 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức bằng tiền mặt cho niên độ tài chính 2023-2024. Cổ đông sở hữu cổ phiếu HSG sẽ nhận được 500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ chi trả 5%.
Mới đây, HĐQT Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS) thông qua quyết định vay vốn tại Agribank và BIDV, tổng hạn mức vay tối đa 13.000 tỷ đồng, chủ yếu nhằm bổ sung vốn lưu động, đầu tư kinh doanh trái phiếu Chính phủ, giấy tờ có giá.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?