Phơi nhiễm rủi ro tài chính
Financial Exposure
Phơi nhiễm rủi ro tài chính
Khái niệm
Phơi nhiễm rủi ro tài chính trong tiếng Anh là Financial Exposure.
Phơi nhiễm rủi ro tài chính là số tiền mà một nhà đầu tư sẽ mất trong đầu tư nếu đầu tư thất bại. Ví dụ, phơi nhiễm rủi ro tài chính liên quan đến việc mua một chiếc xe hơi sẽ là số tiền đầu tư ban đầu trừ đi phần được bảo hiểm.
Giải thích về phơi nhiễm rủi ro tài chính
Theo nguyên tắc chung, các nhà đầu tư luôn tìm cách hạn chế phơi nhiễm rủi ro tài chính của họ, điều này giúp tối đa hóa lợi nhuận. Chẳng hạn, nếu 100 cổ phiếu được mua ở mức 10 $ một cổ phiếu. Khi cổ phiếu lên giá 20 $/cp, bán 50 cổ phiếu sẽ loại bỏ rủi ro tài chính. Chi phí cho đầu tư ban đầu là 1000$. Khi cổ phiếu tăng giá, bán 50 cổ phiếu ở mức 20 $, trả lại chi phí đầu tư ban đầu của nhà đầu tư.
Rủi ro duy nhất trong tương lai sẽ là lợi nhuận được tạo ra vì nhà đầu tư đã lấy lại số tiền gốc. Ngược lại, nếu cổ phiếu giảm giá mua từ 10 $/cp xuống 5 $/cp, nhà đầu tư sẽ mất một nửa số tiền gốc ban đầu.
Mua nhà là một ví dụ rõ ràng khác về phơi nhiễm rủi ro tài chính. Nếu giá trị của bất động sản giảm và chủ nhà bán với giá thấp hơn giá mua ban đầu, chủ nhà nhận ra một khoản lỗ trên khoản đầu tư.
Loại trừ phơi nhiễm rủi ro tài chính
Cách đơn giản nhất để giảm thiểu phơi nhiễm rủi ro tài chính là bỏ tiền vào các khoản đầu tư được có ít hoặc không có rủi ro. Chứng chỉ tiền gửi hoặc tài khoản tiết kiệm là hai cách để giảm thiểu phơi nhiễm rủi ro tài chính. Tuy nhiên, rủi ro ít đi cùng với lợi nhuận ít. Ngoài ra, nếu có ít phơi nhiễm rủi ro tài chính, điều này khiến một nhà đầu tư dễ bị tổn thương trước các rủi ro khác như lạm phát.
Một cách khác để giảm phơi nhiễm rủi ro tài chính là đa dạng hóa giữa nhiều loại đầu tư và loại tài sản. Để xây dựng một danh mục đầu tư ít biến động, một nhà đầu tư nên có sự kết hợp giữa cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản và các loại tài sản khác nhau.
Một nhà đầu tư có thể phòng ngừa rủi ro trong thị trường chứng khoán bằng cách sử dụng các tùy chọn, các quĩ giao dịch hoán đổi hoặc các quĩ đầu cơ. Vàng là một trong những phòng vệ giá phổ biến nhất và nó thường được đánh giá cao với đồng đô la khi thị trường biến động.
Ví dụ thực tế về phơi nhiễm rủi ro tài chính.
Phòng vệ giá là một cách khác để giảm phơi nhiễm rủi ro tài chính. Có nhiều cách để phòng vệ giá một danh mục đầu tư hay một khoản đầu tư. New York Times đưa tin vào năm 2007 rằng Southwest Airlines đã mua các hợp đồng dầu trong tương lai với giá thấp hơn dự đoán như một cách phòng vệ giá. Sau này, khi giá dầu tăng vọt và khiến ngành hàng không tăng giá vé và thu hẹp lợi nhuận, Southwest Airlines vẫn có thể duy trì giá vé thấp hơn. Giá vé thấp hơn khiến người tiêu dùng chuyển sang mua vé Southwest Airlines nhiều hơn.
(Theo Investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?